Đau khớp gối sau khi chơi thể thao và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau khớp gối sau khi chơi thể thao là sự cố không ít người gặp phải. Cơn đau có thể xuất hiện là do các vấn đề cơ học, do tập luyện với cường độ quá sức. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn cần đến sự chăm sóc y tế.

đau khớp gối sau khi chơi thể thao
Đau khớp gối sau khi chơi thể thao là vấn đề dễ gặp bạn nên cẩn trọng

Nguyên nhân gây đau khớp gối sau khi chơi thể thao

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải vấn đề đau khớp gối sau khi chơi thể thao. Sau đây là những nguyên nhân chính kích hoạt tình trạng này:

1. Chơi thể thao quá sức

Rèn luyện thể dục thể thao luôn là liều thuốc bổ quý giá cho sức khỏe nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Tuy nhiên nếu vui chơi thể thao với cường độ mạnh trong thời gian dài sẽ rất dễ phát sinh rủi ro. Thường gặp nhất là tình trạng khớp gối bị đau nhức sau đó.

Khi bạn vận động, khớp gối cùng với cột sống là 2 vị trí phải chịu rất nhiều áp lực từ cơ thể. Chơi thể thao quá sức sẽ làm áp lực này gia tăng và khiến khớp gối rất dễ bị tê mỏi, đau nhức.

Đặc biệt, tình trạng này sẽ có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn khi bạn chơi các môn thể thao đòi hỏi phải chuyển động nhiều như bóng đá, chạy bộ, bóng chuyền, bóng bầu dục…

2. Di chứng của chấn thương

Chấn thương là vấn đề rất khó tránh khỏi trong cuộc sống, đó có thể là tai nạn lao động hay giao thông hoặc cũng có thể là tai nạn thể thao. Đặc biệt là những chấn thương tại khớp gối như bong gân, trật khớp, viêm gân bánh chè, gãy xương… sẽ rất dễ để lại di chứng.

Mặc dù các chấn thương đã được chữa lành ngay sau đó nhưng khớp gối vẫn sẽ bị suy yếu và ảnh hưởng về sau. Nhất là khi phải chịu áp lực lớn, khớp sẽ dễ bị đau. Chính vì vậy, sau khi chơi thể thao với cường độ mạnh, không ít người đã gặp phải tình trạng đau nhức khớp gối.

3. Các bệnh lý xương khớp

Khi mắc các bệnh lý về xương khớp thì hệ thống các khớp của bạn thường sẽ bị suy yếu, tổn thương. Điều này khiến cho khớp không thể nào chịu được áp lực lớn. Bạn có thể gặp phải tình trạng đau nhức khớp gối ngay cả khi chỉ vui chơi thể thao với cường độ nhẹ trong thời gian ngắn.

Sau đây là một số bệnh lý thường tác động nhiều đến khớp gối:

chơi thể thao bị đau khớp gối
Nếu đang sống chung với bệnh viêm khớp gối thì bạn rất dễ bị đau đầu gối sau khi chơi thể thao

Ngoài những nguyên nhân trên đây thì một số yếu tố khác cũng được cho là làm gia tăng gặp tình trạng đau nhức khớp gối sau khi chơi thể thao:

  • Vấn đề cân nặng
  • Khởi động không kỹ càng
  • Chọn môn thể thao không phù hợp
  • Tuổi tác

Cách khắc phục tình trạng đau khớp gối sau khi chơi thể thao

 Một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn khắc phục nhanh tình trạng đau khớp gối sau khi chơi thể thao:

1. Chườm nóng, chườm lạnh

Đây chính là liệu pháp tác dụng nhiệt để cải thiện nhanh chóng tình trạng đau nhức. Nếu chỉ gặp tình trạng đau nhức đơn thuần thì bạn có thể chườm nóng. Tuy nhiên, khi những cơn đau mà cùng với đó là khớp gối của bạn có dấu hiệu sưng thì nên thay thế bằng chườm lạnh.

  • Đối với chườm nóng: Bạn dùng nước ấm khoảng 70°C cho vào túi chườm và tiến hành chườm lên vùng khớp gối bị đau. Nhiệt độ cao từ túi chườm sẽ kích thích lưu thông máu và khiến các cơ quanh khớp được giãn ra. Từ đó có thể khắc phục nhanh tình trạng đau nhức, khiến cho khớp được thư giãn hơn.
  • Đối với chườm lạnh: Dùng đá lạnh cho vào túi chườm rồi áp nhẹ lên đầu gối. Nền nhiệt lạnh sẽ giúp ức chế tình trạng sưng viêm và làm dịu những cơn đau. Mỗi lần chỉ nên chườm lạnh trong khoảng 20 phút và tránh áp túi chườm liên tục.

2. Massage

Đây cũng là một cách xử lý nhanh giúp giảm đau trong trường hợp bạn không may bị đau khớp gối sau khi chơi thể thao. Chỉ cần dùng lực của bàn và ngón tay với các động tác như xoa bóp, day hay ấn ngay tại khu vực khớp gối. Nên tác dụng với lực tay vừa phải để tránh làm tổn thương các mô mềm quanh khớp.

Để có tác dụng nhanh hơn, bạn có thể dùng dầu nóng để xoa lên vùng da phía ngoài trước khi tiến hành massage. Massage đúng cách sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, kéo giãn các cơ. Từ đó có thể làm giảm tình trạng đau nhức nhanh chóng mà không cần phải sử dụng thuốc.

3. Khi nào nên gặp bác sĩ

Những liệu pháp trên chỉ có tác dụng xử lý nhanh trường hợp bạn bị đau khớp gối do chơi thể thao quá sức. Còn nếu tình trạng đau nhức xuất hiện ngay cả khi bạn tập luyện với tần suất thấp trong khoảng thời gian ngắn thì hãy nên thận trọng. Lúc này bạn nên sớm thăm khám bác sĩ để kiểm soát tốt tình hình. Rất có thể, bạn đang sống chung với các bệnh lý cơ xương khớp nghiêm trọng mà không hề ngay biết.

xử lý đau khớp gối khi chơi thể thao
Trong một số trường hợp, bạn cần sớm thăm khám nếu bị đau khớp gối sau khi chơi thể thao

Khi những cơn đau khớp gối sau khi chơi thể thao bị kích hoạt do các bệnh lý xương khớp thì việc điều trị thường sẽ khó khăn hơn. Bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm không steroid
  • Thuốc giãn cơ

Bạn cần dùng thuốc đúng theo liều lượng và tần suất mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều khi bác sĩ chưa yêu cầu. Ngoài ra có thể kết hợp sử dụng các loại kem bôi tại chỗ hay miếng dán giảm đau để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng.

Ngăn ngừa đau khớp gối sau khi chơi thể thao

Để ngăn ngừa sự xuất hiện của tình trạng đau nhức khớp gối sau khi chơi thể thao, bạn nên chú ý đến một số khuyến nghị sau đây:

1. Chọn bộ môn thích hợp

Nếu xương khớp của bạn khỏe mạnh thì rất dễ dàng trong việc chọn lựa môn thể thao, thậm chí bạn có thể chơi mọi môn thể thao mà mình thích. Tuy nhiên, bạn hay gặp phải tình trạng đau nhức khớp gối thì hãy nên chú ý chọn lựa bộ môn phù hợp với sức khỏe của mình. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tốt hơn tình trạng đau khớp gối sau vui chơi.

Khi khớp gối của bạn đăng gặp vấn đề hay chưa thật khỏe mạnh thì nên lựa chọn các bộ môn sau:

  • Đi bộ: Nên đi với bước nhỏ và cường độ thấp để giảm thiểu áp lực cho khớp gối. Bạn tuyệt đối không chạy bộ khi khớp gối không khỏe mạnh.
  • Yoga: Bộ môn này đòi hỏi sự chuyển động nhẹ nhàng. Nó có thể giúp tăng tuần hoàn máu, tăng sức bền và độ linh hoạt cho các khớp. Không nên thực hiện các động tác quá khó để tránh gây rủi ro cho khớp gối.
  • Bơi lội: Rất phù hợp khi bạn đang gặp phải các vấn đề về khớp gối. Bởi môn thể thao này thường không tạo áp lực nhiều lên khớp gối. Từ đó có thể khiến bạn thoải mái hơn khi luyện tập, giảm thiểu được tình trạng đau khớp gối sau khi tập.
  • Đạp xe: Nên đạp với cường độ thấp trong thời gian ngắn để khớp gối không bị tác động bởi lực quá mạnh.

2. Cường độ và thời gian tập luyện

Những cơn đau khớp gối thường rất dễ phát sinh nếu bạn vui chơi thể thao với cường độ mạnh trong thời gian dài. Chính vì thế, bạn nên chú ý đến vấn đề này để có sự điều chỉnh phù hợp, ngăn ngừa tình trạng đau nhức.

ngăn ngừa đau khớp gối sau khi chơi thể thao
Bạn nên chú ý đến thời gian tập luyện để ngăn ngừa phát sinh chứng đau khớp gối sau khi chơi thể thao

Đừng nên vận động quá sức khi mới bắt đầu bất cứ một môn thể thao nào. Bạn hãy luôn lắng nghe cơ thể, từ từ tăng dần cường độ nếu cảm thấy điều đó là phù hợp. Khi cơ thể thấy mệt mỏi hay đuối sức, bạn nên ngừng lại để nghỉ ngơi. Nếu tình trạng đau khớp gối phát sinh bạn hãy ngừng ngay việc tập luyện lại, dù là khi mới bắt đầu.

3. Khởi động trước khi chơi thể thao

Đây là vấn đề rất quan trọng mà bạn cần chú ý để ngăn ngừa tình trạng đau khớp gối sau khi chơi thể thao. Việc khởi động và làm nóng cơ thể sẽ giúp khớp xương chuyển động linh hoạt hơn, hạn chế được nguy cơ gặp phải các rủi ro.

Trước khi bắt đầu chơi thể thao, bạn nên dành ít nhất 10 phút để khởi động. Đặc biệt, nếu bạn hay bị đau khớp gối thì nên dành nhiều thời gian hơn cho việc khởi động khớp gối. Sau khi kết thúc việc tập luyện, bạn cũng nên thực hiện thêm các động tác giãn cơ. Hãy thả lỏng cơ thể và massage nhẹ nhàng cho hệ thống cơ xương nói chung và đầu gối nói riêng. Điều này vừa giúp ức chế sự phát sinh tình trạng đau nhức, vừa khiến cho cơ thể được thư giãn hơn.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về hiện trạng đau khớp gối sau khi chơi thể thao. Mặc dù đây là tình trạng rất dễ gặp phải nhưng bạn không nên chủ quan. Cần sớm thăm khám nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên dù bạn thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa.

Tin bài nên đọc:

Chia sẻ:
Thoái hóa cột sống nên uống sữa gì Người bị thoái hóa cột sống nên uống sữa gì để cải thiện bệnh

Thoái hóa cột sống uống sữa gì phụ thuộc vào loại sữa, thành phần, công dụng và sở thích của…

Bài thuốc điều trị viêm khớp bằng đông y hiệu quả

Các bài thuốc điều trị viêm khớp bằng đông y thường sử dụng thảo dược tự nhiên nên khá an…

các xét ngheiejm chẩn đoán bệnh gút Các xét nghiệm – Chẩn đoán bệnh gút & lưu ý cần biết

Xét nghiệm bệnh gút hiện nay chủ yếu dựa trên chỉ số Acid uric và chỉ số dịch khớp. Bệnh…

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp có thể gây đau và sưng khớp mãn tính, và có một số yếu tố di…

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay: Dấu hiệu, điều trị & phòng ngừa

Viêm cầu lồi ngoài xương cánh tay là bệnh lý rất dễ gặp ở những người có độ tuổi từ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua