Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối có hiệu quả?
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối đã trở thành phương pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người tin tưởng. Phương pháp này không chỉ giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức mà còn hỗ trợ cải thiện chức năng vận động của khớp gối. Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và hiện đại mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân.
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối có hiệu quả?
Thoái hóa khớp gối, còn được gọi là chứng hư khớp hay chứng tý theo Đông Y, là tình trạng đau nhức, cứng cơ và giảm khả năng vận động của khớp gối, thường phát ra âm thanh khi vận động.
Đông y phân loại chứng tý theo 2 nguyên nhân:
- Nội thương: Do suy nhược cơ thể, thận can hư yếu, gây giảm khí huyết.
- Ngoại nhân: Do tà khí xâm nhập, gây đau, sưng và tê nhức ở khớp gối.
Để cải thiện triệu chứng, Đông y sử dụng bấm huyệt, không dùng thuốc. Bấm huyệt tác động vào các huyệt đạo tắc nghẽn, giải phóng khí huyết, nuôi dưỡng khớp, tăng cường sức khỏe xương và giảm đau nhức hiệu quả.
Bấm huyệt không chỉ giúp cải thiện triệu chứng mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm sự lạm dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp nặng, cần sử dụng các loại thuốc đặc hiệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm: Tìm hiểu cách chữa thoái hóa khớp gối bằng diện chẩn
Thực hiện bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối
Trước khi bấm huyệt, cần xoa bóp vùng khớp gối để kích thích tuần hoàn máu và làm giãn không gian khớp.
Bấm huyệt vào các vị trí sau:
- Huyệt Huyết Hải: Huyệt nằm ở mặt trong của đùi, tại vị trí khe lõm giữa cơ rộng trong và cơ may, từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 thốn. Trị đau nhức khớp, thông kinh, hoạt huyết.
- Huyệt Can Du: Huyệt nằm dưới mỏm gai đốt sống thứ 9, đo ngang khoảng 1.5 thốn. Trị đau lưng, gối mỏi, nhức mỏi.
- Huyệt Dương Lăng Tuyền: Huyệt nằm ở mặt ngoài bắp chân, tại vị trí lõm phía trước và phía dưới đầu nhỏ của xương mác. Chữa khớp gối sưng viêm, đùi đau, lưng nhức mỏi.
- Huyệt Thận Du: Huyệt nằm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng số 2, đo ngang khoảng 1.5 thốn. Kiện gân cốt, ích thủy, đau thắt lưng, tê mỏi gối.
- Huyệt Âm Lăng Tuyền: Huyệt nằm ở chỗ lõm mặt trong đầu gối, đo xương khoảng 3 thốn. Trị thoái hóa khớp gối, giảm đau nhức, cải thiện vận động.
- Huyệt Hạc Đỉnh: Huyệt nằm ở đỉnh xương bánh chè. Trị đau nhức gối, cứng khớp và tê bì.
- Độc tỵ: Để xác định huyệt, cần ngồi co đầu gối. Huyệt nằm ở vị trí lõm giữa góc dưới ngoài bánh chè với mặt ngoài gân cơ tứ đầu đùi. Chữa viêm khớp gối, đau và tổn thương mềm.
Bấm huyệt từ bên ngoài thường giảm đau chậm, nếu không hiệu quả, cần tìm đến cơ sở y tế để thực hiện châm cứu.
Những lưu ý khi bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối
Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần lưu ý các điều sau để tránh rủi ro:
- Không thực hiện bấm huyệt cho phụ nữ mang thai để tránh gây co bóp tử cung.
- Tránh tác động đến vùng da có vết thương hở, loét hoặc nhiễm trùng.
- Cần hướng dẫn cách xác định huyệt từ bác sĩ và tránh tác động sai huyệt.
- Sử dụng lực vừa phải khi bấm huyệt để tránh gây đau và bầm tím.
- Không bấm huyệt ở người có rối loạn đông máu, tâm thần không ổn định.
- Bấm huyệt khi cơ thể không quá no hoặc đói.
- Cần bấm huyệt đều đặn để có kết quả tốt nhất.
- Bấm huyệt là phương pháp hỗ trợ, nên phối hợp với việc sử dụng thuốc và luyện tập thường xuyên.
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối là cách chữa bệnh đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý nếu xác định sai huyệt hoặc áp dụng cho các đối tượng không thích hợp, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị thoái hóa khớp có nên uống canxi không? Loại nào tốt?
- Điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y hiệu quả bền vững
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!