Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý xương khớp phổ biến, trong đó nữ giới chiếm 80% tổng số ca mắc. Triệu chứng thường bao gồm đau nhức, tê mỏi, vận động khó khăn… Cần thực hiện thăm khám và điều trị sớm để ngăn chặn những biến chứng không mong muốn.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa ở khớp gối là một tình trạng mạn tính, trong đó sụn khớp – lớp đệm giữa các đầu xương – bị mòn đi, gây ra đau nhức và hạn chế vận động.

Đây là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên nhưng cũng có thể bị tăng tốc do chấn thương hoặc béo phì, dẫn đến việc giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

thoái hóa khớp gối
Thoái hóa tại khớp gối là hiện tượng mà các lớp sụn khớp bị mài mòn, gây ra đau nhức

Khi sụn khớp bị tổn thương, ma sát giữa các đầu xương khi vận động trở nên lớn hơn, gây đau đớn và khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như đi lại, chạy, hoặc thậm chí là ngồi xuống và đứng dậy.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây stress, mệt mỏi tinh thần cho người mắc.

Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối

Để xác định bệnh lý, có thể xem xét các triệu chứng sau:

  • Đau nhức, ê buốt vùng khớp gối, nhất là khi thời tiết thay đổi.
  • Cứng khớp gối thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ, cần 15 phút để khớp mở ra.
  • Tiếng kêu răng rắc khi cử động khớp gối.
  • Sưng tấy, cảm giác nóng đỏ ở vùng đầu gối.
  • Khó duỗi gập, nhấc chân thẳng.
  • Biến dạng, teo khớp gối.
cứng khớp
Cứng khớp là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh xương khớp này

Tham khảo thêm: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao?

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa ở khớp gối

Mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể về nguyên nhân gây bệnh, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ như:

  • Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở người cao tuổi, với gần 80% người trên 75 tuổi mắc bệnh.
  • Thay đổi nội tiết: Đặc biệt ở phụ nữ, làm giảm khả năng cung cấp dịch nhầy cho sụn khớp.
  • Chấn thương: Chấn thương vùng khớp đầu gối không được điều trị cẩn thận có thể dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Lao động quá sức: Áp lực lên khớp gối tăng cao khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên.
  • Lười vận động: Dẫn đến sự không linh hoạt của khớp gối, góp phần vào quá trình thoái hóa.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thừa cân, lạm dụng chất kích thích cũng góp phần làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Cách điều trị thoái hóa khớp gối hiện nay

Bệnh thoái hóa khớp ở gối cần phát hiện, điều trị sớm để giảm đau và hạn chế tái phát. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoái hoá khớp gối, có thể áp dụng mẹo dân gian hoặc phương pháp từ Tây y và Đông y để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng mẹo dân gian

Từ xa xưa, dân gian truyền lại những bài thuốc từ thảo dược để chữa thoái hóa khớp. Tuy nhiên, các phương pháp này chưa có cơ sở khoa học về hiệu quả và an toàn, vì vậy bệnh nhân cần cẩn thận khi sử dụng. 

Một số nguyên liệu tự nhiên có thể dùng làm bài thuốc dân gian để điều trị bệnh tại nhà được nhiều người lựa chọn là lá lốt, dây đau xương, rễ đinh lăng, lá ngải cứu…

Mẹo dân gian
Mẹo dân gian dễ thực hiện nhưng hiệu quả thấp, cần kiên trì trong thời gian dài

Chữa bằng Tây y

Tây y hiện nay cung cấp nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp, bao gồm:

  • Các loại thuốc giảm đau như paracetamol, acetaminophen,…
  • Các loại thuốc kháng viêm và giảm cơ như Aspirin, Varafil, Myonal 50mg,…
  • Tiêm thuốc kháng viêm và giảm đau chứa corticoid trực tiếp vào khớp.
  • Điều trị thoái hoá khớp gối bằng tế bào gốc.
  • Tiêm chất nhờn trực tiếp vào khớp gối.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc có thể dẫn đến phụ thuộc, không đảm bảo hiệu quả điều trị lâu dài, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm cho gan, tim, thận, dạ dày…

 

Chữa bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, thoái hóa khớp là bệnh do bế tắc kinh mạch, phủ tạng suy yếu. Để điều trị dứt điểm, cần lưu thông khí huyết, đẩy tà khí ra ngoài, bổ can thận và mạnh gân xương khớp.

Phương pháp này được coi là toàn diện và hiệu quả nhất vì giải quyết cả triệu chứng bên ngoài và căn nguyên bệnh.

Xem chi tiết: Các cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng đông y hiệu quả, lành tính

thoái hóa khớp gối
Các bài thuốc đông y có chức năng cải thiện tình trạng thoái hóa hiệu quả

Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa ở khớp gối hiệu quả

Để tăng hiệu quả điều trị, bạn có thể thực hiện các bài tập sau mỗi ngày:

  • Nâng chân: Nằm ngửa, nâng chân lên và giữ trong 10 giây, sau đó hạ xuống. Lặp lại 10 lần cho mỗi chân.
  • Giãn cơ đùi trước: Nằm ngửa, đặt cuộn khăn dưới khủy chân và ép chặt trong 10-15 giây. Lặp lại 10-15 lần.
  • Bóng: Ngồi trên ghế, giữ quả bóng giữa đùi và co đầu gối, ép chặt trong 15 giây trước khi thả ra. Lặp lại một số lần.

Tham khảo thêm: Yoga trị liệu thoái hóa khớp gối có tốt không? Người bệnh có nên tập

Bị thoái hóa ở khớp gối nên ăn gì, kiêng gì?

Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp điều trị thoái hóa khớp nhanh chóng và hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát.

Người bệnh nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cần chứa những thực phẩm tốt cho xương khớp để hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo:

  • Các loại cá giàu omega 3 như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá ngừ…
  • Sữa và sản phẩm từ sữa giàu vitamin D, canxi, magiê… tốt cho xương khớp.
  • Rau xanh đậm màu như cải bó xôi, súp lơ xanh, cải kale… giàu vitamin D và chất chống oxy hóa.
  • Quả mọng như mâm xôi, dâu tây, việt quất, nho, kỷ tử… giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
  • Dầu oliu có khả năng chống viêm cao.
thực phẩm tốt cho xương khớp
Những loại thực phẩm tốt cho xương khớp nên bổ sung

Bị thoái hóa ở khớp gối nên kiêng gì?

Các yếu tố có thể làm tăng nặng tình trạng bệnh bao gồm:

  • Đường: Gây viêm và sưng ở các khớp xương.
  • Thực phẩm giàu chất béo bão hòa: Gây đau do thoái hóa khớp, như thịt đỏ, lòng đỏ trứng, đồ ăn nhanh,…
  • Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ: Gà rán, khoai tây chiên,…
  • Rượu, bia và các chất kích thích: Gây sưng viêm và đau nhức khớp tăng nặng.

Để thoái hóa khớp gối không còn là nỗi lo gây ảnh hưởng tới cuộc sống, ngay khi phát hiện ra những triệu chứng đau nhức khớp gối bất thường, bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ để thăm khám và tư vấn lộ trình điều trị cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối có hiệu quả?
Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối đã trở thành phương pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người tin tưởng. Phương pháp này không chỉ giúp giảm nhẹ các…
Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý xương khớp phổ biến, trong đó nữ giới chiếm 80% tổng số…

Bị đau khớp gối nên ăn gì giảm nhanh triệu chứng?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, những thực phẩm giàu vitamin D, canxi, omega 3... là…

Bị thoái hóa khớp gối khám và điều trị ở đâu tốt?

Bị thoái hóa khớp gối nên nhanh chóng tìm đến những bệnh viện có chuyên khoa Xương Khớp và Chấn…

Chữa thoái hoá khớp gối bằng Đông y và Tây y phương pháp nào hiệu quả hơn

Chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y và Tây y, phương pháp nào hiệu quả hơn luôn là câu…

Tổng hợp hình ảnh X Quang bệnh thoái hóa khớp gối Tổng hợp hình ảnh X Quang bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh xương khớp phổ biến, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời…

Chia sẻ
Bỏ qua