Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối đã mở ra một hướng tiếp cận mới trong việc giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức cho bệnh nhân. Qua năm tháng, phương pháp này đã được chứng minh là cực kỳ hiệu quả, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, đồng thời kiểm soát tốt triệu chứng cùng diễn tiến của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu ((physical therapy) là phương pháp y tế không dùng thuốc, ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể người bệnh với mục đích phục hồi chức năng, phòng và trị bệnh.
Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến bao gồm điều trị bằng dòng điện, siêu âm, từ trường, ánh sáng, tác dụng nhiệt, nước, các tác nhân cơ học, oxy hóa cao áp, vận động…
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối có giúp phục hồi chức năng hiệu quả không?
Vật lý trị liệu là phương pháp phổ biến được sử dụng cho các bệnh xương khớp, bao gồm thoái hóa khớp gối. Giải pháp này được đánh giá là đơn giản nhưng hiệu quả trong điều trị.
Bác sĩ thường khuyên người bệnh thoái hóa khớp gối nên sử dụng vật lý trị liệu song song với việc sử dụng thuốc. Phương pháp này vừa an toàn, vừa có thể hỗ trợ cải thiện chức năng của khớp hiệu quả, không tác dụng phụ.
Vật lý trị liệu cho thoái hóa khớp gối thường bao gồm các bài tập vận động trị liệu, cùng với việc sử dụng nhiệt độ và các thiết bị máy móc hiện đại khác.
Mục tiêu chính của việc điều trị là kiểm soát triệu chứng bằng cách giảm co thắt cơ, giúp giảm đau nhức và tăng cường khả năng vận động và phạm vi di chuyển của các khớp, đồng thời ngăn ngừa khớp biến dạng.
Tham khảo thêm: Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì giúp nhanh phục hồi?
Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Nhiều phương pháp vật lý trị liệu có thể giúp bệnh thoái hóa khớp gối như bài tập vận động, tác dụng nhiệt, siêu âm và chiếu đèn hồng ngoại. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bệnh nhân và chỉ định liệu pháp phù hợp.
1. Các bài tập vận động trị liệu thoái hóa khớp gối
Phương pháp phổ biến nhất là sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để tập luyện, giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
Bài tập số 1: Dùng dây vải hỗ trợ
Bài tập này được đánh giá là có thể giúp tăng mức độ dẻo dai cho hệ thống gân bao quanh khớp gối. Từ đó tăng cường khả năng vận động của khớp.
Cách thực hiện như sau:
- Làm nóng cơ thể trong 3 – 5 phút.
- Sau đó nằm ngửa và sử dụng dây vải để kéo chân lên cao.
- Giữ tư thế này trong 20 giây, sau đó lặp lại với chân còn lại.
- Thay đổi bên khoảng 3 – 5 lần.
Bài tập số 2: Dùng ghế tựa lưng hỗ trợ
Đây là bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối giúp kéo giãn hệ thống gân cơ ở bắp chân. Đồng thời tăng cường sức khỏe cho bắp chân, khớp gối và làm giảm tình trạng đau nhức.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, bước chân phải ra sau.
- Giữ chân thẳng, chú ý đảm bảo gót chân phải và ngón chân trái nằm trên 1 đường thẳng.
- Khuỵu chân trái xuống và cúi người về phía trước.
- Sử dụng 2 tay giữ vào thành ghế.
- Giữ tư thế này khoảng 10 – 15 giây rồi đổi bên.
- Lặp lại 3 lần.
Bài tập số 3: Đứng thẳng và vịn tay vào thành ghế
Bài tập này sử dụng ghế tựa lưng làm dụng cụ hỗ trợ và giúp thư giãn toàn bộ chi dưới, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh ở vùng bắp chân.
Cách thực hiện:
- Người đứng thẳng, 2 tay vịn vào thành ghế để làm điểm tựa
- Nhón gót chân lên, áp lực lúc này sẽ được đặt lên phần mũi chân
- Giữ yên tư thế này trong khoảng 3 – 5 giây rồi hạ gót chân xuống
- Lặp lại khoảng 10 lần/ 1 bài tập
Bài tập số 4: Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Bài tập này giúp giảm áp lực lên khớp gối, giảm đau nhức và cải thiện phạm vi chuyển động.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa, đầu gối gập.
- Chống khuỷu tay xuống sàn, gập đầu gối bên phải.
- Nâng chân trái lên, giữ cách sàn 50cm, giữ 3 giây.
- Hạ chân trái xuống và thực hiện tương tự với chân còn lại.
- Lặp lại 7 – 10 lần cho mỗi chân.
Bài tập số 5: Tăng cường cơ đùi và cơ hông
Bài tập này tập trung vào cơ đùi và cơ hông, giúp giảm áp lực lên khớp gối và ngăn chặn đau lan tỏa.
Cách thực hiện:
- Ngồi thẳng lưng trên ghế tựa, đẩy chân phải vào ghế.
- Nhón gót chân phải lên và áp lực về phía các ngón chân.
- Nhấc chân trái lên, giữ 3-5 giây.
- Thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Lặp lại mỗi bên 10 lần luân phiên.
Tham khảo thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn và những điều cần biết
2. Áp dụng nhiệt trong vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Nhiệt trị liệu là phương pháp phổ biến trong phục hồi chức năng của khớp gối thoái hóa. Có thể áp dụng chườm nóng hoặc lạnh tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Chườm nóng
Nhiệt độ cao giãn nở các mạch máu, giảm đau đầu gối và tăng cường chuyển hóa dưỡng chất. Phương pháp bao gồm:
- Chườm thảo dược
- Chườm muối nóng
- Chườm Paraffin
Chườm lạnh
Đây là cách giúp giảm sưng đau khớp gối hiệu quả, chỉ nên sử dụng khi khớp gối bị sưng. Nhiệt độ thấp làm giảm co mạch, giảm xuất huyết và tiết dịch, từ đó làm giảm sưng viêm và phù nề nhanh chóng. Thực hiện:
- Chuẩn bị đá lạnh bọc trong túi.
- Chườm túi đá lên khớp gối sưng đau khoảng 10 phút.
- Có thể thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.
3. Chiếu tia hồng ngoại
Chiếu tia hồng ngoại là phương pháp trị liệu cho thoái hóa khớp gối nặng, giúp giảm đau và căng cơ. Bác sĩ sử dụng đèn hồng ngoại chiếu xuyên qua da khoảng 3mm, làm nóng vùng khớp tổn thương để giảm đau và ngăn ngừa cơ co cứng.
Phương pháp cũng tăng cường tuần hoàn máu, giúp chuyển hóa dưỡng chất đến khớp xương tổn thương.
4. Chiếu sóng ngắn trị liệu
Phương pháp chiếu sóng ngắn phù hợp với thoái hóa khớp gối mãn tính và triệu chứng đau cứng, co thắt khớp gối. Bác sĩ sử dụng máy bức xạ với bước sóng 11.2m để tác động lên khớp gối.
Bài vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối này có khả năng ức chế sợi dẫn truyền thần kinh đau và giảm căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, nhiệt sóng cũng giúp chống viêm, giảm sưng và phù nề trong khớp gối.
Tham khảo thêm: Bệnh thoái hóa khớp gối có chữa được không?
5. Sử dụng điện xung và điện phân
Phương pháp vật lý trị liệu điện xung và điện phân cho thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Xung điện: Kích thích các dây thần kinh tại cơ quanh khớp để cải thiện đau khớp.
- Chiếu tia Laser: Tái tạo khớp gối và ngăn chặn viêm, giảm đau và thư giãn các cơ quanh khớp.
- Dùng dòng điện Faradic và Galvanic: Đưa thuốc giảm đau vào trong khớp gối để giảm đau một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Lưu ý khi áp dụng vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Vật lý trị liệu cho thoái hóa khớp gối là giải pháp dễ thực hiện và an toàn, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, cần lưu ý:
- Thực hiện các bài tập vận động trị liệu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng tập sai cách.
- Tránh vận động mạnh và luyện tập quá sức để hạn chế áp lực cho khớp gối.
- Co giãn đầu gối vào buổi sáng trong khoảng 3-5 phút để ngăn chặn tình trạng co cứng khớp gối.
- Thay đổi tư thế thường xuyên và tránh duy trì lâu 1 tư thế, đặc biệt là ngồi xổm.
- Bổ sung canxi, vitamin D và khoáng chất vào chế độ ăn uống, duy trì sinh hoạt khoa học và kiểm soát căng thẳng.
- Liên hệ với bác sĩ nếu có vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình điều trị.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối, tuy là giải pháp hỗ trợ, không thể ảnh hưởng toàn diện đến diễn tiến của bệnh. Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp vật lý trị liệu với điều trị thuốc để kiểm soát và khắc phục triệu chứng hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị thoái hóa khớp gối khám và điều trị ở đâu tốt?
- Yoga trị liệu thoái hóa khớp gối có tốt không? Người bệnh có nên tập
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!