Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết
Nội soi đại tràng là cách tốt nhất để chẩn đoán nhiều bệnh lý ở cơ quan này, trong đó có bệnh ung thư. Dưới đây những lưu ý khi nào cần nội soi đại tràng và một số thông tin hữu ích khác.
Khi nào cần nội soi đại tràng?
Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán y tế sử dụng ống nội soi để kiểm tra và đánh giá sự tổn thương và bất thường trong đại tràng.
Nội soi đại tràng nên thực hiện khi có các biểu hiện sau:
- Rối loạn tiêu hóa kéo dài như tiêu chảy hoặc táo bón.
- Sụt cân nghiêm trọng không rõ nguyên nhân.
- Đau bụng kéo dài, đặc biệt là đau quặn và lặp lại ngày càng nặng.
- Thiếu máu và thiếu sắt hồng cầu không lý do rõ ràng.
- Phát hiện máu trong phân hoặc kết quả kiểm tra iFOBT dương tính (xét nghiệm máu ẩn trong phân).
- Có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm loét đại tràng mãn tính hoặc bệnh Crohn.
Ngoài các trường hợp trên, nội soi đại tràng nên được thực hiện định kỳ để phát hiện sớm các bệnh liên quan đến đại tràng, đặc biệt là:
- Tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng.
- Có người thân trong gia đình mắc ung thư hoặc polyp đại tràng.
- trên 40.
- Tiêu thụ thuốc lá và rượu nhiều.
- Phụ nữ có tiền sử ung thư buồng trứng, cổ tử cung hoặc tuyến vú.
Tham khảo thêm: Nội Soi Đại Tràng Gây Mê Là Gì? Chi Phí và Điều Cần Biết
Nội soi đại tràng chẩn đoán bệnh thế nào?
Bác sĩ sử dụng ống soi mềm có đường kính khoảng 1,3cm, chiều dài khoảng 1,7cm, chứa nguồn sáng và camera. Quá trình này bắt đầu từ hậu môn và di chuyển qua toàn bộ độ dài của đại tràng.
Hình ảnh từ đầu camera truyền về và hiển thị trực tiếp trên màn hình ngoài, giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng của đại tràng. Nếu phát hiện bất thường, có thể lấy mẫu tế bào ngay tại chỗ để đưa đi sinh thiết và chẩn đoán.
Nhờ nội soi, bác sĩ có thể phát hiện viêm loét, polyp, khối u ác tính và tổn thương niêm mạc đại tràng. Công nghệ mới cho phép phát hiện các tổn thương nhỏ đến 2mm.
Nếu thấy chảy máu, bác sĩ có thể cầm máu và cắt polyp trong quá trình nội soi.
Các kỹ thuật nội soi đại tràng
Thời gian nội soi đại tràng thường từ 15 – 30 phút, người bệnh có thể về sau 1 – 2 giờ. Có hai phương pháp: không gây mê và có gây mê, trong đó phương pháp có gây mê phổ biến hơn vì giảm đau, thuận tiện và giảm thiểu tai biến.
Phương pháp không gây mê có thể gây đau ở bụng dưới (tùy theo từng người) nhưng có chi phí thấp hơn. Người bệnh tỉnh táo trước và sau nội soi, không có nguy cơ sốc phản vệ, phù hợp cho người dị ứng với thuốc mê.
Tham khảo thêm: Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng và những điều cần biết
Tăng khả năng tầm soát ung thư nhờ nội soi đại tràng
Mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng 14.000 trường hợp ung thư đại tràng, một vấn đề đáng lo ngại vì chưa có thuốc đặc trị.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, khả năng sống sót sau 5 năm điều trị có thể lên đến 90%. Nội soi là một cách hữu hiệu để tầm soát ung thư đại tràng.
Các polyp có thể phát triển thành ung thư trong khoảng 5 – 10 năm. Vì vậy, đề xuất định kỳ nội soi đại tràng mỗi 5 năm, đặc biệt sau tuổi 40, ngay cả khi không thuộc các trường hợp cần nội soi khẩn cấp.
Kiểm tra sức khỏe hàng năm cũng nên bao gồm xét nghiệm iFOBT. Nếu kết quả dương tính, cần nội soi đại tràng ngay.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể tìm được câu trả lời cho thắc mắc: khi nào cần nội soi đại tràng? Từ đó, bạn sẽ biết được những dấu hiệu và tình huống cần thiết để tiến hành xét nghiệm này, góp phần chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa của bản thân một cách tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm đại tràng co thắt – Triệu chứng nhận biết và điều trị
- Viêm Đại Tràng Đi Ngoài Ra Máu – Các Thông Tin Cần Biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!