10+ Thuốc Điều Trị Viêm Đại Tràng Co Thắt Tốt Nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt uy tín, chất lượng, hiệu quả cao. Đây đều là những nhóm thuốc có tác dụng giảm tình trạng viêm loét, táo bón, tiêu chảy… nhằm cải thiện đến mức thấp nhất tình trạng bệnh.

10 loại thuốc Tây y điều trị viêm đại tràng co thắt tốt nhất

Viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, là một bệnh phổ biến của đường tiêu hóa, xuất phát từ rối loạn chức năng của đại tràng mà không có tổn thương cụ thể. Triệu chứng thường bao gồm co thắt tăng của đại tràng, rối loạn về tính chất của phân…

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt
Có rất nhiều loại thuốc chống đại tràng co thắt như thuốc chống viêm, thuốc chống co thắt, thuốc giảm tiêu chảy, táo bón…

Mỗi người bệnh đại tràng co thắt có các triệu chứng không cố định, được chia thành 4 loại cơ bản:

  • Loại 1: Tiêu chảy.
  • Loại 2: Táo bón.
  • Loại 3: Đau bụng kèm theo táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Loại 4: Không phân loại được.

Để điều trị các triệu chứng này, cần sử dụng thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt. Các loại thuốc được phân thành nhiều nhóm tùy theo triệu chứng, bao gồm thuốc chống viêm, cầm tiêu chảy, trị táo bón, chống co thắt, ức chế cơ trơn, giảm đầy hơi, chướng bụng, thuốc chống trầm cảm…

1. Thuốc Spasmaverine

Spasmaverine (Alverin) là thuốc thuộc nhóm chống co thắt cơ trơn có chứa hoạt chất papaverin. Chất này giúp tác động trực tiếp lên sợi cơ trơn của hệ tiêu hóa, trong đó có đại tràng, nhờ đó cải thiện các triệu chứng rối loạn chức năng, xoa dịu và giảm cơn đau đại tràng hiệu quả. 

Thuốc Spasmaverine
Thuốc Spasmaverine thuộc nhóm thuốc chống co thắt giúp xoa dịu cơn đau đại tràng hiệu quả

Thông tin sản phẩm:

  • Thành phần chính: Alverine Citrate.
  • Công dụng: Điều trị triệu chứng viêm đại tràng co thắt, đau hoặc co thắt vùng hệ tiêu hóa, đường mật.
  • Chống chỉ định: Không sử dụng Spasmaverine cho các trường hợp sau: tắc ruộc hoặc liệt ruột; đau bụng không rõ nguyên nhân; huyết áp thấp mãn tính (phải có chỉ định của bác sĩ); phụ nữ mang thai và đang cho con bú; trẻ em dưới 12 tuổi.
  • Liều dùng – Cách dùng: Liều dùng cơ bản cho người lớn là 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần uống từ 1 – 2 viên. Uống trực tiếp với nước, không nhai, nghiền nát hay ngậm.
  • Tác dụng phụ: Có thể gây chóng mặt, đau đầu, hạ đường huyết, hoa mắt, choáng váng. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây nổi mề đay mẩn ngứa, phù thanh quản hoặc sốc thuốc.
  • Giá bán: 1.100 đồng/viên.

2. Thuốc No-Spa

No-Spa là một loại thuốc chống co thắt đại tràng hiệu quả không thuộc nhóm kháng choline. Tác dụng chính của nó là ức chế co thắt cơ trơn ở đại tràng, giảm triệu chứng liên quan, đặc biệt là đau co thắt.

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt này có dạng viên uống hoặc dung dịch tiêm. Sau khi được hấp thụ vào cơ thể, hoạt chất của thuốc nhanh chóng chuyển hóa tại gan, phát huy tác dụng nhanh chóng trong khoảng 2 – 4 phút, đạt tối đa sau 30 phút.

No-Spa
No-Spa được bào chế dưới dạng viên nén được dùng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng co thắt

Thông tin sản phẩm:

  • Thành phần chính: Drotaverine chlorhydrate 40mg.
  • Công dụng: Được sử dụng để chống co thắt cơ trơn đại tràng và các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, co thắt đại tràng, viêm loét dạ dày, viêm tuyến tụy, co thắt môn vị… Cũng được sử dụng để cải thiện chứng đau đầu và các bệnh liên quan đến mạch máu, viêm phụ khoa
  • Liều dùng – Cách dùng: Dạng viên nén: Người trưởng thành uống 3 – 6 viên/ngày, mỗi lần 1 – 2 viên; trẻ em trên 6 tuổi uống 2 – 5 viên/ngày, mỗi lần 1 – 1.5 viên; trẻ em dưới 6 tuổi uống 2 – 3 viên/ngày, mỗi lần 0.5 – 1 viên. Dạng dung dịch tiêm: Dành cho người lớn, 1 – 3 mũi tiêm/ngày hoặc 1 – 2 mũi để kiểm soát các cơn đau cấp tính.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho người suy gan, suy thận, hoặc quá mẫn cảm với thành phần thuốc. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tác dụng phụ: Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, ngủ không ngon, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt…
  • Giá bán: 38.000 đồng/hộp x 50 viên.

Tham khảo thêm: Sinh Thiết Đại Tràng Là Gì, Khi Nào Cần Xét Nghiệm Sinh Thiết?

3. Thuốc Mesalamine

Mesalamine là một loại thuốc chống viêm phổ biến được sử dụng trong điều trị viêm đại tràng. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng tấy, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc đại tràng, giảm đau bụng co thắt và ngăn ngừa xuất huyết đại trực tràng.

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt này thuộc nhóm thuốc Aminosalicylate và có nhiều dạng như Mesacol, Ticodol, Manocol, Sunmesacol…

Mesalamine
Mesalamine là thuốc chống viêm được chỉ định sử dụng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng co thắt

Thông tin sản phẩm:

  • Thành phần chính: Mesalamine.
  • Công dụng: Chống viêm, giảm sưng tấy, đau bụng, chảy máu, tiêu chảy… do viêm đại tràng và bệnh lý viêm ruột khác. Được sử dụng trong điều trị bệnh Crohn.
  • Liều dùng – Cách dùng: Liều khuyến cáo cho người lớn là 3 lần/ngày, mỗi lần 2 viên 400mg, kèm hoặc không kèm thức ăn, trong vòng 6 tuần. Tổng liều mỗi ngày là 2.4g. Tổng liều tối đa cho trẻ em là 2.4g/ngày, chia thành 2 lần/ngày, tuỳ vào cân nặng, trong vòng 6 tuần. Nuốt viên thuốc cùng nước, không nghiền nát, nhai hay ngậm.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho người có dị ứng với salicylat hoặc sulfasalazin, suy gan hoặc thận nặng, tắc ruột, hẹp môn vị, bất thường về đông máu, trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Tác dụng phụ: Táo bón, sốt, đau bọng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, phát ban, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt. Có thể gây phản ứng nặng hơn như khó thở, sưng mặt.
  • Giá bán: 800.000 – 1.250.000 đồng/hộp tùy loại thuốc.

4. Thuốc Phloroglucinol 

Phloroglucinol là thuốc chống co thắt, ức chế sợi cơ trơn giúp giảm đau bụng nhanh chóng do viêm đại tràng co thắt hoặc rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Spasfon là loại biệt dược chứa Phloroglucinol phổ biến, có dạng viên uống, thuốc tiêm và thuốc đạn.

thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt
Thuốc Phloroglucinol có nhiều dạng như thuốc viên, thuốc tiêm và dung dịch uống giúp cải thiện cơn đau do bị co thắt đại tràng

Thông tin sản phẩm:

  • Thành phần chính: Phloroglucinol hydrate 80mg.
  • Công dụng: Giảm cơn co thắt đại tràng gây đau bụng.
  • Liều dùng – Cách dùng: Dạng viên nén: Người lớn uống 2 viên/lần khi đau, tối đa 6 viên/ngày; trẻ em uống 1 viên/lần, sau khi ăn, có thể uống trực tiếp hoặc hòa tan vào nước. Dạng dung dịch tiêm: Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tay, 1 – 3 ống thuốc, mỗi ống 4ml trong 24 giờ. Dạng thuốc đạn: Đặt hậu môn mỗi lần 1 viên 150mg, tối đa 3 viên/ngày, cách nhau ít nhất 2 tiếng.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người dùng morphine hoặc dẫn xuất của nó.
  • Tác dụng phụ: Có thể gây đau đầu, chán ăn, phản ứng da, ngứa, sưng phù tay chân, tụt huyết áp
  • Giá bán: 90.000 đồng/hộp x 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

5. Thuốc Rifaximin

Rifaximin là loại kháng sinh thuộc nhóm Rifamycin, được sử dụng trong điều trị chứng đại tràng co thắt do nhiễm vi khuẩn, phổ biến nhất là E. coli. 

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt này tiêu diệt và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột, giảm tiêu chảy.

Rifaximin
Rifaximin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Rifamycin điều trị viêm đại tràng co thắt do nhiễm khuẩn

Thông tin sản phẩm:

  • Thành phần chính: Rifaximin 550mg.
  • Công dụng: Giảm hoạt tính độc lực của vi khuẩn và bài tiết độc tố tại ruột, đặc biệt là đại tràng, giúp giảm đau và tiêu chảy.
  • Liều dùng – Cách dùng: Trị viêm đại tràng co thắt: 550mg, 3 lần/ngày, tối đa 14 ngày. Giảm tiêu chảy: 200mg, 3 lần/ngày, tối đa 3 ngày.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho người dị ứng hoặc quá mẫn với Rifaximin, người bị tắc ruột, liệt ruột, tiêu chảy do sốt hoặc có máu trong phân, trẻ em dưới 12 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người suy gan, suy thận
  • Tác dụng phụ: Rifaximin tác động tại chỗ trên đường tiêu hóa, ít gây tác dụng phụ, như buồn nôn, mệt mỏi, đau bụng, mót rặn trực tràng, đại tiện gấp và tăng men gan ALT.

6. Thuốc Trimebutin 

Trimebutin thuộc nhóm Spasmolytics, giúp chống co thắt cơ trơn và điều chỉnh vận động của hệ tiêu hóa, giảm co thắt nhu động ruột để cải thiện các triệu chứng.

Thuốc có dạng viên nén và dung dịch uống, có hàm lượng khác nhau: viên nén 100mg và 200mg, dung dịch uống 4.8mg/ml x 250ml và 4.8mg/ml x 125ml. Trimebutin có nhiều tên biệt dược như Deberinat, Agitritine 100, Meritintab, Debrinat…

Thuốc Trimebutin 
Trimebutin là thuốc chống co thắt cơ trơn đại tràng, điều chỉnh sự vận động của hệ tiêu hóa và giảm co thắt nhu động ruột

Thông tin sản phẩm:

  • Thành phần chính: Methylcellulose và magie stearate.
  • Công dụng: Giảm cơn co thắt đại tràng gây đau bụng bằng cách điều chỉnh nhu động ruột. Điều hòa sự vận động đường tiêu hóa. Hỗ trợ điều trị tắc ruột, liệt ruột sau phẫu thuật.
  • Liều dùng – Cách dùng: Người lớn: 300 – 600mg/ngày chia làm 3 lần uống. Trẻ em: 5ml/5kg cân nặng.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm với thành phần thuốc. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
  • Tác dụng phụ: Tiêu chảy, táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, khô miệng, hơi thở có mùi, nhức đầu, đau ngực, dị ứng, phát ban, suy giảm thính giác, tiểu khó…
  • Giá bán: Trimebutin 100mg: 65.000 – 70.000đ/hộp x 10 vỉ. Trimebutin 200mg: 275.000đ/hộp x 3 vỉ.

Tham khảo thêm: Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết

7. Thuốc Forlax 

Forlax là thuốc không kê toa thuộc nhóm điều trị các bệnh đường tiêu hóa với công dụng chính là nhuận tràng và táo bón, kích thích nhu động ruột hoạt động trơn tru nhờ hoạt chất Macrogol cao phân tử.

Chính vì vậy, thuốc thường được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng co thắt có triệu chứng táo bón. Thuốc Forlax được bào chế dạng gói bột, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt có khả năng hấp thu nhanh. 

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt
Forlax là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng co thắt có triệu chứng táo bón

Thông tin sản phẩm:

  • Thành phần chính: Macrogol 4000 (10g), Saccharin sodium (0.017g), tinh dầu cam, bưởi cô đặc, Acetaldehyde, Citral và một số thành phần tá dược khác.
  • Công dụng: Điều trị táo bón và giúp điều hòa nhu động ruột. Hỗ trợ giảm triệu chứng đại tràng co thắt như đau bụng và co thắt.
  • Liều dùng – Cách dùng: Người lớn: 10 – 20g/ngày (1 – 2 gói), tối đa 8 gói/ngày. Trẻ nhỏ: 1 – 2 gói/ngày. Uống vào buổi sáng, pha gói bột vào ly nước 125ml và uống hết trong 1 lần. Không sử dụng quá 3 tháng.
  • Chống chỉ định: Dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc. Viêm ruột nặng, viêm loét đại tràng, thủng ruột, xuất huyết hoặc bệnh Crohn. Phình đại tràng do nhiễm độc. Đau bụng không rõ nguyên nhân. Trẻ dưới 8 tuổi.
  • Tác dụng phụ: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, căng tức bụng khó chịu, ngứa, phát ban…
  • Giá bán: Bán lẻ: 4.800đ/gói. Hộp 20 gói (mỗi gói 4g): 50.000 – 60.000đ. Hộp 20 gói (mỗi gói 10g): 90.000 – 100.000đ.

8. Thuốc Loperamid 

Loperamid là một trong những loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt thể tiêu chảy phổ biến nhất. Thuốc có khả năng làm chậm nhu động ruột và tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày để ngăn chặn tiêu chảy quá mức.

Loperamid
Loperamid là một trong những loại thuốc phổ biến thuộc nhóm thuốc cầm tiêu chảy điều trị viêm đại tràng co thắt

Thông tin sản phẩm:

  • Thành phần: Loperamid hydroclorid và các dược liệu khác như acid benzoic, lactose, Magnesi stearate, natri starch glycolat…
  • Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng co thắt, làm chậm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, tăng trương lực cơ co thắt hậu môn và ngăn chặn tiêu chảy.
  • Liều dùng – Cách dùng: Người lớn: 4mg sau lần đi đại tiện lỏng đầu tiên và 2mg sau mỗi lần đi tiêu lỏng tiếp theo, không quá 16mg/ngày. Trẻ em: 2mg, 1 viên, 2 lần/ngày cho trẻ từ 6-8 tuổi và 1 viên, 3 lần/ngày cho trẻ từ 8-12 tuổi.
  • Chống chỉ định: Dị ứng với bất kỳ thành phần nào, viêm đại tràng nặng, táo bón, tổn thương gan, đau bụng nhưng không tiêu chảy, trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Tác dụng phụ: Táo bón, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, nôn ói, phát ban, khô miệng, chóng mặt, buồn ngủ, ăn không ngon…
  • Giá bán: 50.000đ/hộp x 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

9. Thuốc Paroxetine 

Paroxetine là loại thuốc chống trầm cảm có khả năng ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin được sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế…

Đồng thời, thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt cũng được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt do có sự tác động của yếu tố tâm lý. 

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt
Paroxetine là thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin và được dùng phổ biến trong điều trị viêm đại tràng co thắt

Thông tin sản phẩm:

  • Thành phần: Paroxetine.
  • Công dụng: Giảm cơn đau do táo bón quá mức ở người bệnh viêm đại tràng co thắt bằng cách ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh kiểm soát nhu động ruột.
  • Liều dùng – Cách dùng: Người bệnh viêm đại tràng co thắt dùng 20mg Paroxetine mỗi ngày, uống vào buổi sáng, có hoặc không có thức ăn, không nhai hoặc nghiền nát.
  • Chống chỉ định: Dị ứng với thành phần thuốc, sử dụng đồng thời với Thioridazine hoặc các thuốc ức chế IMAO.
  • Tác dụng phụ: Thay đổi tâm trạng, hành vi, lo lắng, khó ngủ, dễ kích động, phát ban, khó thở, thay đổi cân nặng, chán ăn, táo bón, sưng môi, lưỡi, họng, bầm tím, chảy máu bất thường, giảm ham muốn tình dục, liệt dương
  • Giá bán: 300.000đ/hộp.

10. Thuốc Corticoid

Corticoid là nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng mạnh và chỉ được dùng trong điều trị viêm đại tràng co thắt nghiêm trọng, có biến chứng nặng như tổn thương xương khớp, giảm mật độ xương, loãng xương, xương giòn, dễ gãy… 

Thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt
Thuốc Corticoid là thuốc kháng sinh chỉ được dùng cho các trường hợp viêm đại tràng co thắt nghiêm trọng và có biến chứng

Một số loại thuốc Corticoid phổ biến như: Dexamethason, Prednisolon, Betamethason… Đây là thuốc kê đơn chỉ sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ, khi dùng cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng để tránh gây ra các tác dụng phụ, rủi ro ngoài ý muốn.

Tham khảo thêm: Nội Soi Đại Tràng Gây Mê Là Gì? Chi Phí và Điều Cần Biết 

Ưu và nhược điểm của các loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt

Dùng thuốc Tây trị đại tràng co thắt có hiệu quả nhanh chóng và được nhiều người tin dùng, nhưng theo chuyên gia, cũng tồn tại một số nhược điểm khó tránh.

Ưu điểm

  • Các loại thuốc chống co thắt đại tràng mang lại hiệu quả cao, giúp cải thiện hoặc loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, táo bón…
  • Có nhiều dạng bào chế như viên nén, dung dịch uống, tiện lợi và dễ sử dụng, phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn.

Nhược điểm 

  • Tác dụng của thuốc chỉ là tạm thời, khi ngưng sử dụng, triệu chứng có thể tái phát.
  • Lạm dụng thuốc có thể gây ra nhờn thuốc và kháng thuốc, đặc biệt với kháng sinh hoặc thuốc chống viêm.
  • Có nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, ói mửa, suy gan, suy thận, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh…
  • Sử dụng thuốc quá thời gian có thể dẫn đến ứ nước, phù nề, thừa cân béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp.
  • Gây rối loạn hệ tiêu hóa bởi việc tiêu diệt cả vi khuẩn hữu ích và có hại, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường ruột.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh sử dụng thuốc trị viêm đại tràng co thắt cần tuân thủ các điều sau:

  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngưng thuốc một cách đột ngột.
  • Không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau để tránh tương tác thuốc.
  • Ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường.
  • Tránh sử dụng rượu, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác trong quá trình điều trị để không làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời để tránh làm biến chất thuốc.

Trên đây là các loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt tốt nhất thường được bác sĩ kê đơn sử dụng. Các thông tin chi tiết về thuốc được tổng hợp trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, tuyệt đối không tự ý mua để sử dụng, tốt nhất bạn phải thăm khám để được chẩn đoán bệnh và sau đó mới được kê đơn thuốc phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:

Bình luận (30)

  1. Hoài Thương
    Hoài Thương says: Trả lời

    A nên đi khám để có kết quả chính xác, mỗi loại thuốc sẽ điều trị các triệu chứng bệnh khác nhau, vậy nên không nên tùy tiện mua uống đâu ạ.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kỹ thuật sinh thiết đại tràng bằng thòng lọng Sinh Thiết Đại Tràng Là Gì, Khi Nào Cần Xét Nghiệm Sinh Thiết?

Sinh thiết đại tràng là một thủ tục y tế được sử dụng để lấy một mẫu mô nhỏ từ…

Thuốc Acticarbine – Công dụng, cách dùng và thận trọng

Thuốc Acticarbine chứa thành phần chính là Than hoạt tính. Thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy, buồn nôn,…

Viêm đại tràng co thắt – Triệu chứng nhận biết và điều trị

Viêm đại tràng co thắt thuộc nhóm bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Rối loạn tiêu hóa, đau bụng…

Đại Tràng Khang – Giá Bán, Cách Sử Dụng Và Lưu Ý Khi Dùng

Hiện nay, tình trạng viêm đại tràng đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong các loại thuốc…

CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI VIÊM ĐẠI TRÀNG

Người bị viêm đại tràng nên tránh ăn thịt mỡ, chocolate, rau sống, uống bia rượu... Thay vào đó nên…

Chia sẻ
Bỏ qua