7 cách giảm đau đại tràng nhanh – đơn giản bằng mẹo
Có nhiều cách giảm đau đại tràng nhanh bằng việc áp dụng các bài thuốc dân gian như nghệ, riềng, ngải tiên, lá ổi… Đây đều là những bài thuốc đơn giản, dễ tìm, cắt cơn đau kịp thời và chi phí vô cùng phải chăng.
7 cách giảm đau đại tràng nhanh, hiệu quả tại nhà
Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng xuất hiện tổn thương hoặc vết loét. Bệnh thường có biểu hiện như đau bụng, phân nhày, tiêu chảy, phân lẫn máu…
Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống. Để kiểm soát và khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện 7 cách giảm đau dưới đây.
1. Nghệ vàng
Nghệ không chỉ là một loại gia vị thơm ngon trong nấu ăn, mà còn được sử dụng như một cách giảm đau đại tràng và các vấn đề tiêu hóa nhanh chóng, hiệu quả.
Tính chất chống viêm và kháng khuẩn của nghệ cũng giúp làm lành vết loét, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Cách sử dụng như sau:
- Chuẩn bị 50 gram nghệ tươi, bỏ vỏ và rửa sạch, sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt.
- Hòa nước cốt nghệ với 3 muỗng mật ong và uống.
- Uống mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn, cho đến khi triệu chứng đau giảm thì ngừng.
Ngoài nghệ tươi, có thể dùng tinh bột nghệ pha với nước đun sôi. Mỗi ngày uống 3 lần sau khi ăn, trong 1 tháng để bệnh thuyên giảm và khỏi hẳn.
2. Nha đam
Nha đam có khả năng chống viêm, diệt khuẩn và làm dịu vết bỏng, vết cắn côn trùng… Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để điều trị viêm đại tràng.
Cách làm như sau:
- Sử dụng 5 lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ và rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng trong 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Cho nha đam vào máy xay sinh tố, thêm 500ml mật ong và xay nhuyễn.
- Mỗi ngày uống 2 – 3 lần hỗn hợp mật ong và nha đam, mỗi lần uống khoảng 30ml.
- Để có kết quả tốt, uống liên tục trong 2 – 3 tuần.
Tham khảo thêm: Cách khắc phục viêm đại tràng thể táo bón
3. Củ riềng
Củ riềng có tính ấm và vị cay, được sử dụng chống nôn chi tả và ôn trung tán hàn. Ngoài ra, nó còn làm ấm tỳ vị và tăng cường chức năng tỳ thổ, thường được dùng trong điều trị viêm đại tràng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Sử dụng 20 gram riềng tươi, gọt vỏ và thái lát mỏng, kết hợp với 20 gram lá lốt. Hãm trong nước sôi khoảng 20 phút, sau đó rót nước và uống.
- Cách 2: Dùng 20 gram riềng tươi kết hợp với 20 gram lá mã đề và 20 gram lá nhót, sắc uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Cách 3: Chuẩn bị 20 gram củ riềng, 30 gram vỏ quả chuối xanh và 20 gram búp ổi. Đun sôi trong nước khoảng 10 phút, lọc lấy nước thuốc và uống.
4. Cây ngải tiên
Hoạt chất Diterpenes Coronerin trong cây ngải tiên được các nhà khoa học của Viện y học bản địa Việt Nam cho biết có tác dụng điều trị viêm đại tràng, ngăn ngừa ung thư đại tràng cũng như các loại ung thư khác.
Cách làm như sau:
- Rửa sạch, băm nhỏ củ và thân của một cây ngải tiên, sau đó phơi khô.
- Lấy khoảng 3 nắm ngải tiên khô để sắc thuốc uống.
- Uống thuốc từ cây ngải tiên trong khoảng 3 – 5 ngày có thể giảm triệu chứng đau đại tràng.
- Đối với viêm đại tràng mãn tính, cần kiên trì sử dụng từ 1 – 2 tháng.
5. Mộc hoa trắng
Mộc hoa trắng chứa hoạt chất conessin, giúp tiêu diệt trùng amip và bảo vệ dạ dày cũng như đại tràng, chúng còn giúp giảm đau bụng và cải thiện triệu chứng tiêu chảy, đại tiện ra máu do viêm đại tràng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng 10 – 15 gram mộc hoa trắng sắc hoặc 100 gram mộc hoa trắng sắc kỹ và cô thành cao.
- Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 1 gram.
- Để tăng hiệu quả điều trị, có thể kết hợp mộc hoa trắng với hoàng bá, hoàng liên.
- Mỗi loại thuốc lấy 10 gram sắc chung với 2 bát nước.
- Chờ nước thuốc đặc, lọc và chia đều ra uống.
Tham khảo thêm: Siêu âm đại tràng giúp phát hiện bệnh gì?
6. Lá ổi
7. Lá vối tươi
Lá vối chứa chất kháng sinh tự nhiên, kháng viêm và diệt khuẩn, rất tốt cho hệ đường ruột và giúp cải thiện triệu chứng viêm đại tràng như phân sống, đau bụng, đại tiện không có khuôn phân.
Cách thực hiện:
- Dùng 200 gram lá vối tươi, rửa sạch và vò nát, sau đó đun sôi với 2 lít nước.
- Uống nước lá vối mỗi ngày không chỉ điều trị viêm đại tràng mà còn giúp đào thải độc tố và tăng cường chức năng tiêu hóa.
Lời khuyên giúp ngăn ngừa bệnh đại tràng tái phát
Sau khi tìm hiểu được một số cách giảm đau đại tràng nhanh chóng, dưới đây là một số lời khuyên để ngăn chặn xảy ra tình trạng này.
1. Tránh ăn thực phẩm khiến bệnh thêm nặng
Để cải thiện viêm loét đại tràng và ngăn ngừa tái phát bệnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị loại bỏ các thực phẩm và thức uống có vấn đề khỏi chế độ ăn. Điều này bao gồm:
- Hạn chế chất béo: Sử dụng quá nhiều chất béo có thể tăng nguy cơ tái phát viêm loét đại tràng.
- Hạn chế rau sống, sữa, sản phẩm từ sữa, đồ uống chứa cồn và caffein: Những thực phẩm này có thể làm tồi tệ hơn tình trạng viêm loét đại tràng.
- Hạn chế chất xơ: Mặc dù chất xơ có nhiều lợi ích cho đường ruột, nhưng sử dụng quá nhiều có thể kích hoạt viêm loét đại tràng.
Tham khảo thêm: Viêm đại tràng ở trẻ em do đâu? Điều trị và phòng ngừa
2. Tập thể dục thường xuyên
Để giảm đau đại tràng và cải thiện sức khỏe tổng thể, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp tập thể dục sau:
- Đi xe đạp, bơi lội: Đây là những hoạt động vận động vừa phải và hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng viêm đại tràng.
- Tập yoga: Các tư thế uốn lượn từ yoga giúp thư giãn cơ bụng và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý tuân thủ tần suất tập luyện phù hợp, không tập quá sức để tránh gây ra viêm nặng hơn.
3. Giảm căng thẳng
Để giảm viêm loét đại tràng và hiệu quả, người bệnh cần học cách kiểm soát căng thẳng. Cách đơn giản bao gồm tập thở sâu, thiền định và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc và ăn uống cân bằng cũng giúp giảm căng thẳng. Trong trường hợp căng thẳng vẫn còn, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ để xem xét việc sử dụng thuốc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia sức khỏe tinh thần.
Với các cách giảm đau đại tràng nêu trên, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Tuy nhiên, lời khuyên dành cho bệnh nhân là nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp tự ý chẩn đoán và chữa trị khiến bệnh ngày càng nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm:
- Nội soi đại tràng – Quy trình như thế nào, có đau không?
- Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!