Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Người bị viêm đại tràng nên ăn thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, soup, cá hồi, sữa chua, các loại rau củ… Tránh thức ăn cay nóng, đồ uống có cồn và caffeine. Đồng thời, tăng cường lượng nước và thực phẩm giàu chất xơ nhưng cần thận trọng để không gây kích ứng.
Viêm đại tràng nên ăn gì?
Người bị viêm đại tràng nên ăn những thực phẩm dưới đây để cải thiện hệ tiêu hóa và giúp khắc phục triệu chứng bệnh viêm đại tràng.
1. Nước sốt táo
Nước sốt táo được xem là lựa chọn tốt cho bệnh nhân bị viêm đại tràng vì chứa nhiều hoạt chất pectin – một loại chất xơ hòa tan có thể cải thiện chức năng đại tràng, tăng cường khối lượng phân và giảm thời gian vận chuyển trong ruột.
Táo chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp giảm viêm loét đại tràng. Sử dụng 2 – 3 quả táo mỗi ngày có thể tăng cường sức khỏe đại tràng và hỗ trợ quá trình hồi phục.
Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo sử dụng nước sốt táo ít hoặc không đường, vì lượng đường cao có thể làm tăng phức tạp tình trạng viêm. Người bệnh có thể tự làm nước sốt táo không đường bằng cách nấu táo với một ít nước rồi xay nhuyễn.
Tham khảo thêm: Viêm đại tràng co thắt – Triệu chứng nhận biết và điều trị
2. Chuối chín và trái cây khô
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh tránh trái cây tươi khi bị viêm đại tràng, nhưng nên thêm chuối vào chế độ ăn. Chuối giàu chất xơ, giúp kích thích hoạt động ruột và giảm táo bón, tiêu chảy…
Ngoài ra, trái cây đóng hộp như lê hoặc đào cũng được khuyến khích, vì chúng dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe đại tràng và ngăn ngừa tái phát bệnh.
3. Sữa chua
Người mắc viêm đại tràng nên thêm sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện triệu chứng bệnh. Sữa chua chứa hệ vi sinh vật có lợi giúp cân bằng hệ khuẩn đường ruột và tăng cường hoạt động tiêu hóa.
Tuy nhiên, cần chọn sản phẩm có chứa các chủng vi sinh vật như Lactobacillus, Bifidobacterium… tránh sữa chua có khối trái cây lớn, có thể làm tăng triệu chứng viêm đại tràng.
4. Cá hồi
Nếu không dung nạp đường sữa hoặc đơn giản hơn là muốn có thêm protein trong chế độ ăn, có thể thêm cá hồi. Ngoài cung cấp protein, cá hồi còn chứa nhiều acid omega – 3 có tác dụng chống viêm, giúp làm lành các tổn thương ở niêm mạc đại tràng.
Do đó, thường xuyên sử dụng nguyên liệu này trong chế độ ăn sẽ giúp giảm đau, giảm viêm và cải thiện bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh trường hợp thất thoát dưỡng chất trong quá trình chế biến món ăn, người bệnh chỉ nên dùng cá hồi dưới dạng hấp hoặc luộc, không nên nướng hay chiên xào.
5. Một số thực phẩm khác
Người bị viêm đại tràng có thể tích hợp các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày:
- Bí đao: Chứa nhiều chất xơ, có thể hỗ trợ sức khỏe đại tràng. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng phù hợp để tránh tác dụng phụ.
- Bơ đậu phộng: Cung cấp protein và chất béo lành mạnh, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và cải thiện viêm đại tràng.
- Bột yến mạch: Giàu chất xơ, giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm táo bón và hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.
- Trứng: Dễ tiêu hóa, cung cấp chất dinh dưỡng và acid omega-3, hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngoài ra, cần duy trì lượng nước cân đối để tránh mất nước do tiêu chảy. Nên ưu tiên uống nước trái cây thay vì nước ép mận, để tránh lượng đường và chất xơ cao.
Tham khảo thêm: Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết
Bệnh đại tràng kiêng ăn gì?
Sau khi tìm hiểu viêm đại tràng ăn gì, thì cũng có một số thực phẩm bạn nên kiêng để tránh làm triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn:
- Caffein: Mặc dù không gây ra viêm đại tràng, nhưng nó có thể làm triệu chứng trở nên nặng hơn. Caffein có thể tăng lượng acid dạ dày và đại tràng, làm tăng cường tình trạng viêm. Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 20% người mắc bệnh này sử dụng caffein khiến triệu chứng của họ trở nên tồi tệ hơn.
- Rượu: Rượu có thể làm tăng triệu chứng tiêu chảy do viêm đại tràng. Khi dạ dày trống, rượu sẽ nhanh chóng đi vào ruột non, kích thích co bóp ruột và làm tăng tốc độ tiêu chảy. Điều này khiến bệnh nhân cảm thấy tồi tệ hơn và triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Sữa và sản phẩm từ sữa: Không phù hợp cho một số người bị viêm đại tràng.
- Đồ uống có ga: Soda, bia… chứa cacbonat có thể gây kích ứng đường tiêu hóa và tăng khí trong ruột.
- Thịt béo: Có thể làm tăng triệu chứng viêm đại tràng.
- Thực phẩm cay: Gây kích thích đại tràng và làm trầm trọng bệnh.
- Gluten: Có thể gây viêm loét đại tràng ở những người không dung nạp được.
Những nguyên tắc ăn uống người viêm đại tràng cần chú ý
Người bị viêm đại tràng cần tuân thủ những nguyên tắc ăn uống sau để tăng khả năng bình phục và ngăn ngừa bệnh quay trở lại:
- Ăn uống điều độ: Đúng giờ, đủ bữa và lượng phù hợp giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm nguy cơ viêm đại tràng.
- Nhai kỹ và ăn chậm: Giảm gánh nặng cho dạ dày và đại tràng, tăng nhu động ruột và ngăn ngừa bệnh táo bón và viêm đại tràng.
- Uống nước đúng cách: Uống 1-2 cốc nước vào buổi sáng giúp làm sạch đường ruột và hạn chế viêm nhiễm ở hệ tiêu hóa. Tránh uống nước sau khi ăn xong để tránh làm loãng dịch vị đại tràng.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp rõ thắc mắc về vấn đề “Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì?”. Bên cạnh chế độ ăn uống, việc tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày cũng giúp bệnh nhanh bình phục. Hơn nữa, việc tái khám định kỳ cùng bác sĩ sẽ giúp theo dõi và đưa ra giải pháp phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị Viêm Đại Tràng Có Được Uống Sữa Không, Loại Nào Hợp?
- Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng? Chuyên gia giải đáp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!