Bị Viêm Đại Tràng Có Được Uống Sữa Không, Loại Nào Hợp?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Với thắc mắc viêm đại tràng có được uống sữa không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị viêm đại tràng có thể uống sữa. Tuy nhiên, chỉ nên lựa chọn những loại sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa như sữa đậu nành, sữa chua… Tuyệt đối không nên tùy ý sử dụng vì có thể gây tiêu chảy, đầy bụng khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm đại tràng có được uống sữa không?

Sữa giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, được khuyến khích sử dụng khi cơ thể suy yếu hoặc thiếu dưỡng chất. Người bị viêm đại tràng có thể uống sữa, nhưng cần chọn loại phù hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe..

Viêm đại tràng có được uống sữa không
Người bị viêm đại nên hạn chế uống sữa nhiều vì có thể gây đầy bụng, khó tiêu…

Hầu hết các loại sữa ngày nay chứa đường lactose. Khi vào cơ thể, ruột tiết ra men để phân tách lactose thành galactose và glucose, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất. Người viêm đại tràng thường thiếu hụt men lactase, gây ra các triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, suy nhược…

Sữa cũng giàu chất béo, không tốt cho người mắc viêm đại tràng vì dễ gây ra chứng khó tiêu và khó chuyển hóa thành dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Người bị bệnh khi uống nhiều sữa thường có các triệu chứng như đầy bụng, khó chịu, thiếu năng lượng, mệt mỏi.

Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng và điều cần biết

Bị viêm đại tràng nên uống sữa gì?

Với thắc mắc bị viêm đại tràng có được uống sữa không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, chỉ nên uống một số loại sữa dễ tiêu hóa, có lợi cho đường ruột sau đây.

Sữa chua

Sữa chua là một trong những thực phẩm tốt nhất cho hệ tiêu hóa, vì nó giàu vitamin, khoáng chất, canxi, kẽm, protein, sắt và cung cấp nhiều lợi khuẩn cho ruột. Việc sử dụng sữa chua hàng ngày giúp tăng cường sự phát triển của vi khuẩn có lợi, ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn có hại.

Sữa chua có thể cải thiện rối loạn đường ruột và tăng khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Tuy nhiên, nên ăn với lượng nhất định, tốt nhất từ 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày vào buổi tối. Lạm dụng sữa chua có thể gây đầy hơi và khó chịu do tính acid, làm giảm hiệu quả của các lợi khuẩn.

sữa chua tốt cho tiêu hóa
Sữa chua giúp tăng lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa

Sữa đậu nành

Người viêm đại tràng có được uống sữa không? Sữa đậu nành giàu protein, acid béo không no, khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể, không chứa đường lactose nên không gây khó tiêu, không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như đại tràng.

Người bị viêm đại tràng nên sử dụng sữa đậu nành với lượng phù hợp để tránh kích thích triệu chứng bệnh. Hạn chế thêm đường vào sữa và chỉ uống tối đa 500ml mỗi ngày, vì uống quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.

Có thể thay thế bằng các loại sữa khác như sữa hạnh nhân, sữa ngô, sữa yến mạch, sữa gạo… để đảm bảo dinh dưỡng.

Tham khảo thêm: Bị viêm đại tràng có nên ăn trứng? Chuyên gia giải đáp

 Các thực phẩm thay thế sữa nên sử dụng

Khi bị viêm đại tràng, người bệnh cần tránh sử dụng các sản phẩm sữa và chế phẩm từ động vật như sữa bò, sữa dê… vì điều này có thể khiến thiếu hụt nhiều dưỡng chất cần thiết. Thay vào đó, để cải thiện tình trạng, có thể tăng cường các thực phẩm sau:

  • Trái cây: Dưa đỏ, chuối, táo, ổi, sung, lê, lựu, đu đủ chín…
  • Rau xanh: Súp lơ xanh, rau bina, rau đậu…
  • Thực phẩm giàu chất béo không no như cá, giàu omega-3 và chất bôi trơn giúp làm mềm phân, cải thiện táo bón.
  • Thực phẩm giàu đạm như cá, trứng, thịt nạc, đặc biệt là thịt xay để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm giàu chất xơ không tan cellulose như khoai lang, khoai mì, bánh mỳ nướng… được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm đại tràng có triệu chứng tiêu chảy.
thực phẩm giàu omega 3
Tăng cường những loại thực phẩm giàu omega 3 để cải thiện thiếu hụt dưỡng chất từ sữa động vật

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý, người bệnh cần kết hợp dùng thuốc điều trị để đảm bảo hiệu quả khỏi bệnh triệt để, hạn chế tái phát và phục hồi sức khỏe toàn diện.

Tóm lại, với thắc mắc: Viêm đại tràng có được uống sữa không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh chỉ có thể sử dụng sữa chua và các loại sữa có nguồn gốc thực vật. Tuyệt đối không dùng sữa và các chế phẩm từ sữa động vật để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, hãy dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh khỏi bệnh. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:41 - 27/03/2024 - Cập nhật lúc: 09:15 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Sôi bụng về đêm có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân Sôi bụng về đêm là bệnh gì? Cách khắc phục và điều trị

Sôi bụng về đêm là một trong những triệu chứng thường gặp, đây là hiện tượng bình thường ở nhiều…

Bí kíp chữa viêm đại tràng bằng mật lợn hiệu quả

Chữa viêm đại tràng bằng mật lợn là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng để kiểm soát…

Phác Đồ Điều Trị Viêm Đại Tràng Mới Nhất Của Bộ Y Tế

Phác đồ điều trị viêm đại tràng thường được xây dựng dựa trên nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn…

Sự chủ quan viêm đại tràng CHỦ QUAN bệnh viêm đại tràng mãn tính CÓ THỂ tăng nguy cơ UNG THƯ

Bệnh nhân thường chủ quan bệnh viêm đại tràng hoặc xem nhẹ các triệu chứng hoặc điều trị một cách…

hội chứng ruột kích thích nên ăn gì Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn các loại thực…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua