Bí kíp chữa viêm đại tràng bằng mật lợn hiệu quả
Chữa viêm đại tràng bằng mật lợn là phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng để kiểm soát tình trạng ợ hơi, đau quặn thắt bụng, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Chỉ cần áp dụng đúng cách, tình trạng bệnh nhanh chóng sẽ được cải thiện.
Tại sao chữa viêm đại tràng bằng mật lợn hiệu quả?
Viêm đại tràng gây tổn thương nghiêm trọng cho đại tràng và các cơ quan lân cận. Nếu không kiểm soát, có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp và suy giảm sức khỏe. Y học cổ truyền cung cấp nhiều phương pháp điều trị, trong đó, mật lợn là một phương pháp phổ biến.
Mật lợn là phương pháp trị bệnh đại tràng ứng dụng từ lâu. Đây là liệu pháp rẻ tiền, không có chất độc hại, được coi là bí quyết lưu truyền lâu đời từ dân gian.
Mật lợn thường có mùi tanh, vị đắng. Theo Tây Y, bài thuốc này chứa nhiều acid, sắc tố Bilirulin, đều là những chất có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Sử dụng mật lợn sẽ giúp giảm đau bụng, giảm sưng tấy, tiêu diệt vi khuẩn bên trong đại tràng…
Mật lợn cũng kích thích hệ tiêu hóa và bài tiết, giúp giảm triệu chứng đau đớn và khó chịu do viêm đại tràng gây ra. Để điều trị, người bệnh cần sử dụng mật lợn tươi và áp dụng với nhiều phương pháp khác nhau. Thông thường, dân gian sẽ nấu thành cao để sử dụng trong thời gian dài.
Tham khảo thêm: Khám viêm đại tràng ở đâu tốt tại TP HCM và Hà Nội?
Bài thuốc chữa viêm đại tràng bằng mật lợn
Để kiểm soát viêm đại tràng bằng mật lợn, cần áp dụng đúng công thức và nguyên liệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này.
Một số bệnh nhân không thích ứng được với mật lợn, có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.
1. Làm cao mật lợn
Mật lợn là cơ quan nội tạng nên không thể duy trì độ tươi lâu. Nếu không chế biến kịp thời, mật lợn có thể hỏng. Thường sau 12 giờ mật lợn tách ra khỏi cơ thể sẽ bắt đầu hỏng và đông lại sau khoảng 20 giờ. Để bảo quản và sử dụng lâu dài, người ta thường nấu mật lợn thành cao.
Thực hiện:
- Chuẩn bị mật lợn tươi (3 túi)
- Rửa túi mật lợn sạch bằng nước muối Natri 0.9%.
- Ngâm trong dung dịch cồn loãng trong 5 phút để sát khuẩn.
- Vớt ra để ráo nước tự nhiên, sau đó cắt thủng túi và rửa sạch lại.
- Lọc nước mật để loại bỏ sỏi và mỡ bên trong (nếu có).
- Đun nước mật cách thủy cho đến khi thu được cao mật lợn màu xanh.
- Sử dụng cao này mỗi ngày (0.5g – 1g), pha với nước ấm để giảm các triệu chứng khó chịu của viêm đại tràng.
2. Mật lợn, mật ong, nghệ tươi, lá ngải cứu
Mật ong được biết đến như “thần dược” với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cao, giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm đại tràng như đầy hơi, đau bụng, rối loạn tiêu hóa…
Lá ngải cứu và nghệ tươi cũng có vai trò ngăn ngừa viêm loét đại tràng và làm lành tổn thương. Sự kết hợp giữa mật heo, nghệ tươi, lá ngải cứu và mật ong tạo thành công thức hoàn hảo giúp cải thiện hiệu quả bệnh viêm đại tràng.
Thực hiện:
- Chuẩn bị: Mật ong nguyên chất (30 ml), lá ngải cứu (500g), nghệ tươi (200g), mật lợn còn tươi (2 túi).
- Gọt bỏ vỏ nghệ và rửa sạch, cắt nhỏ lá ngải cứu.
- Xay nhuyễn nghệ và ngải cứu trong khoảng 500ml nước sạch.
- Rửa sạch mật lợn với muối loãng, lọc nhiều lần để loại bỏ mỡ và sỏi.
- Trộn nước mật với nghệ và ngải cứu, sau đó thêm mật ong vào nồi.
- Đun hỗn hợp với lửa nhỏ cho cô đặc.
- Vo viên lại và bảo quản trong hủ thủy tinh, tránh ánh sáng mặt trời, nên để trong ngăn mát của tủ lạnh.
- Uống 2 viên mỗi ngày, một buổi sáng và một buổi tối để cải thiện bệnh viêm đại tràng.
Tham khảo thêm: Polyp đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Những lưu ý khi chữa viêm đại tràng bằng mật lợn
Mặc dù mật lợn có thể giúp kiểm soát viêm đại tràng, nhưng cần tuân thủ đúng cách để đạt hiệu quả mong muốn. Nhiều trường hợp áp dụng sai có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những điều cần lưu ý:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không tự ý điều chỉnh liều lượng.
- Hạn chế sử dụng mật lợn quá nhiều để tránh tổn thương tế bào.
- Sử dụng mật lợn tươi, tránh ngâm hóa chất.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và tránh các chất kích thích.
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Uống đủ nước mỗi ngày và tập thể dục thường xuyên.
- Phụ nữ có thai không nên sử dụng mật lợn để chữa trị.
- Chú ý đến liều lượng, sử dụng quá nhiều có thể gây ra các vấn đề như buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu…
Dưới đây là một số bí quyết chữa viêm đại tràng bằng mật lợn được nhiều người áp dụng, tuy nhiên chỉ phù hợp cho những trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ. Khi phát hiện dấu hiệu của viêm đại tràng, việc thăm khám và điều trị sớm là rất quan trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Viêm đại tràng cấp tính là gì? Dấu hiệu và cách xử lý
- 12 cách chữa viêm đại tràng tại nhà đơn giản, hiệu quả
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!