Ruột già là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo & chức năng
Ruột già là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa ở con người. Đó là nơi xảy ra quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, cũng như việc hình thành và lưu trữ phân trước khi được loại bỏ khỏi cơ thể. Bộ phận này không chỉ quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của con người.
Ruột già là gì? Vị trí trong cơ thể
Ruột già (đại tràng) còn có tên khác là colon, nó có nghĩa là ruột dày. Đây là bộ phận thuộc ống tiêu hóa và nằm ở vị trí áp cuối trong hệ tiêu hóa.
Bộ phận này bao quanh ruột non và có hình dạng giống chữ U ngược. Nó kết nối với ruột non ở ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Chức năng chính của chúng là hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn mà ruột non không tiêu hóa được.
Giữa ruột già và ruột non có van hồi – manh giữ, giúp ngăn chặn chất lỏng từ đại tràng quay trở lại ruột non.
Cấu tạo của đại tràng
Chúng được cậu tạo từ 3 thành phần chính:
Manh tràng:
- Hình dạng giống túi tròn, nằm dưới hỗng tràng của ruột non.
- Dài 6 – 7cm, đường kính khoảng 7cm.
- Đầu manh tràng bị kín bởi đoạn ruột thừa.
Kết tràng:
- Bộ phận chính và dài nhất của ruột già.
- Chia thành 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma.
Trực tràng:
- Đoạn ruột thẳng tiếp theo kết tràng xích ma.
- Chiều dài khoảng 15cm, có thể phình nở.
- Phần trên gọi là bóng trực tràng, phần dưới hẹp gọi là ống hậu môn.
Giải phẫu đại tràng bao gồm 5 lớp: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ (bao gồm cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong), lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc.
Tham khảo thêm: Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
Chức năng của ruột già
Bộ phần này có các chức năng chính như:
Tiêu hóa thức ăn
Dạ dày, ruột non và ruột già cùng tham gia tiêu hóa thức ăn. Dạ dày tiêu hóa ban đầu, ruột non xử lý chủ yếu, và ruột già đảm bảo thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn.
Đại tràng tập trung vào chất xơ, đạm và mỡ mà các phần trước không xử lý được, nhờ sự hiện diện của vi khuẩn phong phú và chất nhầy bảo vệ niêm mạc.
Hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất
Sau khi tiêu hóa lần nữa các thức ăn từ ruột non, ruột già sẽ hấp thụ dinh dưỡng một lần nữa.
Ngoài ra, nó còn hấp thụ muối khoáng và các nguyên tố khác. Các chất này sẽ được đưa vào máu, cùng với dinh dưỡng mà ruột non hấp thụ để nuôi sống cơ thể.
Hấp thụ nước, đóng khuôn chất bã
Đại tràng đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Nó hấp thụ nước từ chất thải, sau đó chuyển nước này đến thận để lọc lại trước khi được đưa ra ngoài qua đường tiết niệu.
Ngoài ra, chúng không chỉ là nơi chứa chất thải mà còn tham gia vào việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của nó là hấp thụ nước và đóng khuôn chất thải.
Chức năng này rất quan trọng và không có cơ quan nào khác có thể thay thế ruột già trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
Các bệnh lý thường gặp ở ruột già
Chủ yếu là tình trạng viêm, dễ hiểu vì bộ phận này tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với chất thải của cơ thể. Có 3 dạng viêm đại tràng phổ biến:
Viêm đại tràng co thắt
Còn được gọi là hội chứng ruột kích thích (IBS), biểu hiện bằng cảm giác cứng ở bụng và đau, cùng tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. Bệnh kéo dài và gây suy nhược cơ thể, mất ngủ và tim đập nhanh.
Nguyên nhân có thể là rối loạn nhu động ruột, tâm lý hoặc ăn uống. Bệnh chia thành hai dạng cấp tính và mãn tính, phần lớn là mãn tính. Hiện không có thuốc đặc trị, chỉ điều trị các triệu chứng và chăm sóc dinh dưỡng.
Tham khảo thêm: Uống thuốc xổ để nội soi đại tràng và những điều cần biết
Viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng ruột già bị tổn thương lớp niêm mạc, có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Mức độ nhẹ, niêm mạc sẽ kém bền vững và chảy máu, trong khi mức độ nặng có thể xuất hiện các vết loét và xuất huyết.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm cấp tính có thể chuyển sang viêm mãn tính, gây ra các vấn đề nghiêm trọng như giãn, thủng và nguy cơ ung thư. Viêm đại tràng mãn tính khó điều trị hoàn toàn, thường cần sử dụng thuốc, phẫu thuật, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Viêm đại tràng màng giả
Bệnh viêm đại tràng màng giả do vi khuẩn Clostridium difficile gây ra khiến đường ruột bị rối loạn. Vi khuẩn này phát triển với số lượng nhiều sau khi sử dụng kháng sinh quá mức hoặc khi miễn dịch suy giảm.
Điều này dẫn đến tạo thành một lớp màng dính vào thành ruột, gây ra các triệu chứng như đau quặn bụng, sốt và tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy có thể gây mất nước, chất điện giải và hạ kali trong máu, gây ra các vấn đề như hạ huyết áp, suy thận và thủng ruột kết.
Để điều trị, người bệnh cần ngừng sử dụng kháng sinh và sử dụng thuốc ức chế vi khuẩn Clostridium difficile. Trường hợp nặng có thể cần phẫu thuật.
Viêm túi thừa đại tràng
Viêm túi thừa đại tràng là tình trạng vách đại tràng không đồng đều, dễ bị đẩy ra ngoài khi chịu áp lực. Các túi thừa này có thể gây viêm nhiễm và thủng ruột.
Triệu chứng có thể không rõ ràng hoặc gây đau ở bên trái vùng bụng dưới. Ở mức độ nhẹ, có thể tự trị bằng kháng sinh hoặc không, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trong trường hợp nặng, cần dùng thuốc không kê đơn, kháng viêm, đặt ống dẫn lưu áp xe hoặc phẫu thuật để cắt bỏ phần đại tràng có túi thừa và nối lại các phần đại tràng bình thường. Phẫu thuật có thể thực hiện qua nội soi hoặc phẫu thuật mở.
Ung thư đại tràng
Bệnh là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 4 trên thế giới (sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan). Nó hình thành khi các tế bào ở ruột già tăng sinh quá mức và xâm lấn các cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể.
Ung thư đại tràng trải qua 4 giai đoạn dựa vào mức độ di căn của tế bào ung thư. Biểu hiện bệnh là: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phân lẫn máu và các triệu chứng toàn thân (thiếu máu, sốt và sụt cân…).
Phát hiện sớm tăng khả năng chữa khỏi lên đến 90%, nhưng ở giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn 11%. Phương pháp điều trị gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tuy nhiên, hóa trị và xạ trị có thể gây nhiễm độc cho tế bào khỏe mạnh, nhưng vẫn là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay.
Tham khảo thêm: Hình Ảnh Đại Tràng Người Và Một Số Bệnh Lý Thường Gặp
Cách phòng ngừa các bệnh về ruột già
Dưới đây là một số cách bảo vệ đại tràng tốt nhất, ngăn chặn các rủi ro không mong muốn:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bao gồm nhiều rau củ, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ để duy trì sự hoạt động của đại tràng.
- Uống đủ nước: Nước giúp duy trì độ ẩm trong ruột và làm cho chất lỏng trong ruột dễ di chuyển.
- Giảm ăn thực phẩm gây kích ứng: Tránh thực phẩm có thể kích thích ruột như thức ăn cay, đồ chiên, thực phẩm có chứa gluten…
- Giảm tiêu thụ đồ uống có cồn và caffein: Đồ uống này có thể gây kích thích và kích ứng ruột.
- Tập thể dục đều đặn: Vận động thể chất giúp kích thích sự hoạt động của ruột và cải thiện sức khỏe chúng.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột, vì vậy việc tìm các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga…
- Hạn chế hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với chất gây ô nhiễm.
- Thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều này giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến đại tràng và tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Qua bài viết, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về cấu tạo, chức năng của ruột già, cũng như hiểu rõ hơn về các vấn đề sức khỏe liên quan đến bộ phận quan trọng này của hệ tiêu hóa. Sự hiểu biết này không chỉ giúp chúng ta biết cách chăm sóc sức khỏe ruột già tốt hơn mà còn là nền tảng quan trọng để phòng tránh các bệnh lý có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm đại tràng mãn tính
- Khám đại tràng không cần nội soi được không, khám ở đâu?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!