10+ Cây Thuốc Nam Trị Viêm Đại Tràng Hiệu Quả, Dễ Kiếm
Bên cạnh y học hiện đại, thì việc sử dụng cây thuốc nam trị viêm đại tràng đang ngày càng phổ biến, được nhiều người áp dụng, đồng thời đem lại hiệu quả rõ rệt. Các loại cây này không chỉ dễ tìm, mà còn an toàn, không tác dụng phụ, giá thành lại phải chăng.
Sử dụng thuốc nam trị viêm đại tràng có hiệu quả không?
Viêm đại tràng là một bệnh phổ biến về đường ruột, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguyên nhân có thể bao gồm rối loạn tiêu hóa, nhu động ruột, dị ứng thực phẩm, thói quen ăn uống không hợp lý, rối loạn tâm lý…
Bệnh này có các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, có thể kèm theo chất nhầy trong phân…
Người mắc bệnh ở giai đoạn sớm thường chọn phương pháp điều trị tại nhà bằng các bài thuốc Nam. Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng có thể mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, chúng cũng có một số ưu nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Chứa các thành phần dược chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc đại tràng…
- Sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, phổ biến và dễ tìm kiếm.
- Thường lành tính, an toàn, ít gây ra tác dụng phụ.
- Chi phí thấp hơn so với việc sử dụng thuốc Tây.
- Phương pháp đơn giản, có thể thực hiện tại nhà mà không mất nhiều thời gian.
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm, cần kiên nhẫn và sự kiên định trong việc sử dụng.
- Hiệu quả phụ thuộc vào từng cơ địa và tình trạng sức khỏe cá nhân.
- Phương pháp này chỉ phù hợp với bệnh nhân nhẹ và không có biến chứng.
Tham khảo thêm: Cách làm sạch đại tràng tự nhiên – đơn giản tại nhà
10 cây thuốc Nam trị viêm đại tràng đơn giản, hiệu quả
Theo kinh nghiệm dân gian, có rất nhiều loại thuốc Nam giúp hỗ trợ điều trị viêm đại tràng được đông đảo người bệnh tin tưởng áp dụng cho đến ngày nay.
1. Cây lược vàng
Nhiều nghiên cứu khoa học về cây lược vàng cho thấy, đây là một trong những loại dược liệu tự nhiên tốt, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Chính vì những tác dụng này đã đem đến nhiều lợi ích trong việc giảm nguy cơ viêm loét dạ dày tá tráng, kháng viêm, triệu chứng đau đại tràng, phòng ngừa biến chứng hình thành khối u ác tính.
Cách sử dụng:
- Dùng vài nhánh lá lược vàng, rửa sạch, cắt nhỏ thành từng khúc và cho vào ấm đun.
- Đổ vào 1 lít nước, đun sôi lên rồi chỉnh nhỏ lửa, hãm liên tục trong vòng 12 tiếng sẽ thu được nước thuốc uống.
- Uống nhiều lần trong ngày.
2. Lá ổi
Lá ổi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và se niêm mạc, giúp giảm triệu chứng của viêm đại tràng. Các chất tanin và flavonoid trong lá ổi giúp bảo vệ niêm mạc ruột, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại và cải thiện hệ tiêu hóa.
Cách sử dụng:
- Dùng 50g lá ổi non, rửa sạch và sắc cùng 2 chén nước đầy.
- Chỉnh lửa nhỏ và đun trong vòng 15 – 20 phút.
- Dùng nước này chia làm nhiều phần uống hết trong ngày.
Tham khảo thêm: Viêm đại tràng ở người già không khó trị như bạn nghĩ
3. Nha đam
Nha đam có tác dụng giải độc, mát gan, nhuận tràng, thông tiện, phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa như viêm đại tràng.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 5 – 7 lá nha đam tươi và 500ml mật ong.
- Gọt bỏ vỏ và rửa sạch nha đam.
- Xay nhuyễn nha đam, trộn cùng mật ong và bảo quản trong tủ lạnh.
- Dùng 30ml hỗn hợp pha với nước ấm, ngày uống 2 – 3 lần trong 1 tháng.
- Lưu ý không lạm dụng để tránh gây rối loạn tiêu hóa.
4. Cây lá vối
Cây lá vối tăng sức đề kháng, bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa và làm lành vết thương.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 250g lá vối tươi hoặc 100g lá vối khô.
- Rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng.
- Vò nát và đun cùng 2 lít nước lọc trong 30 phút.
- Lọc nước sắc và uống trong ngày.
- Lưu ý không sử dụng nước sắc lá vối thay thế hoàn toàn cho nước lọc để tránh tác dụng phụ.
Tham khảo thêm: Đại tràng Sigma là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
5. Cây khổ sâm
Cây khổ sâm chữa viêm đại tràng là bài thuốc Nam có từ rất lâu đời, không chỉ giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mà còn bồi bổ sức khỏe cho người bệnh.
Cách sử dụng:
- Dùng 20g lá khổ sâm, ngâm nước muối 15 – 20 phút và rửa sạch.
- Sắc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ trong 15 phút.
- Lọc và chia thành 2 phần uống trong ngày.
- Nếu có lá khô, có thể nhai trực tiếp 8 lá/ ngày.
6. Cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc là vị thuốc Nam vô cùng phổ biến và được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau, trong đó phổ biến nhất là giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa, điển hình là bệnh viêm đại tràng.
Cách sử dụng:
- Dùng 20g lá hoàn ngọc khô.
- Rửa và sắc cùng 500ml nước trên lửa nhỏ.
- Đun khoảng 3 phút, sau đó tắt bếp.
- Chia thành nhiều phần uống trong ngày.
- Có thể ăn lá hoàn ngọc tươi vào mỗi buổi sáng.
Tham khảo thêm: Bị viêm đại tràng nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
7. Cây chè đắng
Lá của cây chè đắng có vị đắng đặc trưng và được sử dụng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh về viêm nhiễm, rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 nắm lá cây chè đắng tươi, rửa sạch và ngâm nước muối loãng.
- Sau khi ráo nước, sấy khô, nghiền thành bột mịn, bảo quản trong túi hoặc hũ thủy tinh.
- Mỗi lần dùng khoảng 0.5g bột lá cây chè đắng, hãm cùng với nước sôi 15 phút trước khi sử dụng.
8. Lá mơ lông
Lá mơ lông là vị thuốc Nam trị viêm đại tràng rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Theo kinh nghiệm từ xa xưa, loại lá này đã được sử dụng để làm các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, nhất là các bệnh về tiêu hóa.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 nắm lá mơ lông tươi, rửa sạch, để ráo rồi cho vào cối giã nát.
- Cho vào 200ml nước sôi ấm, khuấy đều lên và lọc lấy nước, bỏ bã.
- Uống trực tiếp 1 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo thêm: Đau đại tràng là đau ở đâu, bên nào? Dấu hiệu nhận biết
9. Cây mộc hoa trắng
Lá của cây mộc hoa trắng vốn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa
Cách sử dụng:
- Dùng 100g lá mộc hoa trắng, rửa sạch và ngâm trong nước muối trước khi sử dụng.
- Cho vào ấm sắc kỹ trên lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc cô đặc lại thành cao.
- Dùng cao này hàng ngày, mỗi lần 1g pha với 150ml nước ấm và uống trực tiếp, ngày uống 3 lần.
10. Quả của cây sung
Theo Đông y, quả sung hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 2 – 3 quả sung, rửa sạch và nướng cho hơi cháy.
- Đặt quả sung vào ấm, sắc cùng 400ml nước trong 20 phút.
- Rót nước vào ly và uống như uống trà, có thể thêm mật ong để tạo độ ngọt.
- Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong vòng 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa viêm đại tràng thể lỏng và điều cần biết
Những lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam trị viêm đại tràng để mang đến hiệu quả
Thuốc nam thường dễ tìm, dễ sử dụng, hầu hết đều lành tính, nhưng để quá trình điều trị bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả, người bệnh cũng cần tuân thủ những điều sau:
- Tìm hiểu kỹ về cây thuốc nam như tên gọi, cách sử dụng, liều lượng dùng…
- Thuốc nam thường có hiệu quả chậm, cần kiên trì sử dụng
- Sử dụng đúng liều lượng, tránh lạm dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ
- Thuốc nam chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nặng cần thăm khám để có biện pháp phù hợp hơn.
- Thông báo với bác sĩ về các loại thuốc khác đang sử dụng để tránh tương tác.
- Sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, an toàn, mua từ những nguồn uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Thuốc nam chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc tây hay các biện pháp điều trị y khoa khác.
- Có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, cần ngưng ngay lập tức.
- Nếu quá trình sử dụng bằng thuốc nam không mang lại hiệu quả, nên tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Tham khảo thêm: Chữa viêm đại tràng bằng nghệ đen hay vàng? Cách thực hiện
Các biện pháp tự nhiên giúp phòng ngừa viêm đại tràng hiệu quả
Phòng ngừa viêm đại tràng hiệu quả bằng các biện pháp tự nhiên thường tập trung vào việc duy trì sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm và cải thiện hệ miễn dịch. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng:
- Tăng cường chất xơ bằng cách bổ sung rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… giúp cải thiện tiêu hóa và duy trì sự đều đặn của nhu động ruột.
- Tránh thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, caffeine… vì có thể gây kích ứng ruột.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa probiotics như sữa chua, kim chi, các thực phẩm lên men… giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm.
- Uống đủ nước để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, làm mềm phân và tránh tình trạng táo bón.
- Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như nghệ, lô hội, trà xanh… để chống viêm, bảo vệ lớp nêm mạc đại tràng.
- Duy trì hoạt động thể chất bằng cách vận động đều đặn nhằm tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
- Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền định, các bài tập hít thở sâu… để chống co thắt và làm kích thích đường ruột,
- Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh vì có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm giảm sự cân bằng vi sinh, chỉ sử dụng khi cần thiết.
Sử dụng thuốc nam trị viêm đại tràng chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị và thích hợp với các trường hợp nhẹ. Đối với trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phác đồ điều trị toàn diện, đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Các Thực Phẩm Tốt Cho Đại Tràng Nên Bổ Sung Mỗi Ngày
- Nội Soi Đại Tràng Gây Mê Là Gì? Chi Phí và Điều Cần Biết
Bình luận (58)
Chào bạn Nguyễn Linh,
Hiện Trung tâm Thuốc dân tộc có hỗ trợ tư vấn và gửi thuốc về cho bệnh nhân ở xa không đến thăm khám trực tiếp được
Để bác sĩ có thể nắm rõ tình trạng bệnh của bạn và đưa ra liệu trình điều trị chi tiết giúp bạn, bạn vui lòng để lại số điện thoại hoặc liên hệ hotline: (024) 7109 6699 các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể nhé.
Cảm ơn bạn !