Các bệnh đường ruột thường gặp – Nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các bệnh đường ruột thường gặp như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột… đã trở thành những vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của nhiều người. Chúng không chỉ gây ra những cơn đau khó chịu, mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Các bệnh đường ruột thường gặp

Đường ruột là cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa. Tổn thương đường ruột có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bỏ qua triệu chứng, không điều trị có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm, thậm chí tử vong. Các bệnh lý thường gặp liên quan đến đường ruột bao gồm:

bệnh đường ruột
Đường ruột là một trong những cơ quan dễ xảy ra vấn đề của cơ thể

1. Viêm đường ruột

Viêm đường ruột là tình trạng viêm ở ruột do vi khuẩn, virus gây ra. Có 2 dạng chính: viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Bệnh Crohn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ruột với các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy kéo dài từ 2 – 3 ngày hoặc còn lâu hơn, kèm theo mất nước, tụt huyết áp, tim đập nhanh.
  • Táo bón do tắc nghẽn trong ruột.
  • Ấn định triệu chứng khác như ăn kém, sốt, sụt cân, mệt mỏi, uể oải…

2. Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột là căn bệnh phổ biến, lây qua đường ăn uống khi tiêu thụ thực phẩm có chứa vi khuẩn gây bệnh. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa, thường kèm theo tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
  • Chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon miệng.
  • Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, cảm giác co thắt ở bụng…
  • Tiêu chảy nghiêm trọng có thể gây mất nước và cảm giác uể oải.
  • Khó ngủ, đau đầu, đôi khi ngứa hoặc bỏng da.
nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm trùng đường ruột là một trong những bệnh đường ruột thường gặp

Tham khảo thêm: Các bệnh đường tiêu hóa thường gặp và cách xử lý

3. Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt là rối loạn chức năng của đại tràng không có tổn thương thực thể được phát hiện qua nội soi đường ruột. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau bụng: Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, quặn thắt, đôi khi đau đột ngột trong thời gian ngắn.
  • Rối loạn đại tiện: Thường là tiêu chảy hoặc táo bón, có thể xen kẽ lẫn nhau.
  • Cơn đau bụng thường giảm sau khi đi đại tiện, nhưng có cảm giác vẫn chưa hết phân, mong muốn đi tiếp ngay sau đó.
  • Chướng bụng, đầy hơi, cảm giác căng tức bụng, chán ăn, ăn không ngon miệng, có thể nhầm lẫn với các vấn đề dạ dày.

4. Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một bệnh tiêu hóa phổ biến, gây tổn thương và suy giảm chức năng của đại tràng, thường do chế độ ăn uống không phù hợp, nhiễm khuẩn hoặc hóa chất, và động mạch đại tràng bị hẹp. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Đau bụng, chướng bụng đầy hơi, đau quặn ở phần dưới của bụng, chạy dọc khung đại tràng.
  • Rối loạn chức năng đại tiện, thể hiện qua tăng số lần đi ngoài, phân lẫn máu và chất nhầy, có mùi khó chịu.
  • Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, có thể kèm theo sốt, buồn nôn và đau đầu.
viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể gây ra các cơn đau quặng bụng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn…

5. Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh về đường tiêu hóa có tổn thương ở niêm mạc dạ dày, thường được gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc do lạm dụng thuốc và thói quen sinh hoạt không phù hợp. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Cảm giác bỏng rát, đau âm ỉ ở vùng bụng và thượng vị, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi đói.
  • Đau giảm khi ăn hoặc sử dụng thuốc giảm acid.
  • Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần.
  • Thường đi kèm với triệu chứng như ợ nón, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn, chán ăn và giảm cân.

6. Táo bón

Táo bón là hiện tượng phổ biến khi nhu động ruột kém, dẫn đến phân khô cứng và khó điều trị. Nguyên nhân có thể là do chế độ ăn uống, thuốc, thai kỳ hoặc bệnh lý. Dấu hiệu nhận biết:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.
  • Phân khô, cứng, cần rặn mạnh để đẩy ra.
  • Cảm giác căng thẳng và sợ khi đi đại tiện.
  • Đau âm ỉ ở bụng, cảm giác ruột chưa sạch phân.
  • Da khô, sần sùi, có thể có nổi mề đay hoặc phát ban.
  • Đau lưng do cơ thể không tiêu hóa thức ăn.
bệnh đường ruột
Táo bón là bệnh đường ruột thường gặp

7. Xuất huyết đường ruột

Xuất huyết đường ruột là tình trạng chảy máu từ lòng mạch đại tràng, tá tràng hoặc trực tràng, thường xuất hiện ở người cao tuổi và có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Đau ở vùng thượng vị và bụng, thường rất dữ dội.
  • Triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, uể oải, buồn nôn, ói mửa, đôi khi nôn ra máu…
  • Phân đen do máu hòa lẫn trong phân.
  • Các triệu chứng khác có thể bao gồm thở nhanh, mệt lịm, toát mồ hôi…

Tham khảo thêm: Xuất huyết tiêu hóa trên là gì? Điều trị như thế nào?

Cách điều trị bệnh đường ruột

Các phương pháp điều trị cho các bệnh liên quan đến tiêu hóa, đường ruột bao gồm:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt.
  • Sử dụng các phương pháp dân gian như dùng vừng đen, đu đủ, trà hoa cúc, trà gừng
  • Xây dựng lối sống khoa học và biết chăm sóc đúng cách.
  • Thăm khám chuyên khoa tiêu hóa để chẩn đoán chính xác.
  • Áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào tình trạng và loại bệnh.
  • Tránh tự ý mua hoặc thay đổi liều lượng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
trà gừng
Bệnh về đường ruột có thể sử dụng trà gừng để cải thiện

Biện pháp ngăn ngừa và các thiện bệnh đường ruột

Để phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng bệnh, chúng ta cần:

  • Tăng cường ăn rau củ quả tươi, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ để kích thích tiêu hóa và làm sạch đường ruột.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế thực phẩm quá cay, quá ngọt, quá mặn, dầu mỡ…
  • Hạn chế thịt đỏ, rượu bia, và nước ngọt có ga.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm và nhai kỹ, uống đủ nước.
  • Làm sạch đại tràng định kỳ bằng nước ép táo, nước chanh.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, đúng giờ, tăng cường vận động và rèn luyện thể chất hàng ngày.

Các bệnh đường ruột không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu kỹ lưỡng, phòng ngừa và điều trị kịp thời là hết sức quan trọng. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thuốc Debridat trị bệnh gì? Số đăng ký, cách dùng và giá bán
Thuốc Debridat thường được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản và phòng ngừa tắc ruột sau phẫu…
Hay bị sôi bụng là hiện tượng xảy ra do nhiều nguyên nhân Hay bị sôi bụng là bệnh gì? – Cách chữa hiện tượng sôi bụng

Bị sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu là những biểu hiện khá bình thường, dễ gặp và cũng thường rất…

Đại tràng Nhất Nhất là thuốc dùng để điều trị một số vấn đề, bệnh lý ở đường tiêu hóa. Đại Tràng Nhất Nhất – Thành Phần, Công Dụng Và Giá Bán

Đại tràng Nhất Nhất là thuốc viên được bào chế từ dược liệu tự nhiên, dùng để điều trị viêm…

viêm đại tràng mãn tính Viêm Đại Tràng Mãn Tính: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Tốt

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh lý rất dễ gặp, có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm…

Bị bệnh crohn nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học là vấn đề người mắc bệnh crohn nên tuân thủ tuyệt…

Viêm đại tràng ở người già không khó trị như bạn nghĩ

Viêm đại tràng ở người già thường không có biểu hiện điển hình cho đến khi bệnh chuyển sang mãn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua