Viêm gân khớp gối và các dấu hiệu nhận biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Viêm gân khớp gối là tình trạng chấn thương ảnh hưởng đến kết nối giữa khớp gối (xương bánh chè) và xương ống chân (xương chày). Các cơn đau do viêm gân khớp gối có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo mức độ tổn thương.

Viêm gân khớp gối là gì
Viêm gân khớp gối là tình trạng tổn thương gân nối xương đầu gối và xương ống chân

Viêm gân khớp gối là gì?

Viêm gân khớp gối thường xuất hiện ở các vận động viên, đặc biệt là vận động viên bóng rổ, bóng chuyền hoặc nhảy. Tuy nhiên, viêm gân khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng kể cả những người trẻ tuổi.

1. Nguyên nhân gây viêm gân khớp gối

Viêm gân khớp gối xuất phát từ những căng thẳng, áp lực lập lại thường xuyên ở đầu gối. Điều này giải thích vì sao những người chơi thể thao hoặc luyện tập thể dục thường mắc bệnh. Áp lực lên đầu gối trong một thời gian có thể làm tổn thương khớp dần dần. Theo thời gian, các cơ quan ở khớp gối sẽ bị viêm và suy yếu gây ra nhiều bệnh lý, trong đó bao gồm cả viêm gân khớp gối.

Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm gân khớp bao gồm:

  • Việc phân chia trọng lượng cơ thể không đồng đều giữa hai chân.
  • Bàn chân, mắt cá chân bị lệch hoặc tư thế đứng không đúng.
  • Béo phì hoặc thừa cân.
  • Sử dụng giày thể thao kém chất lượng.
  • Mắc các bệnh mãn tính khiến cơ thể suy yếu bao gồm viêm khớp dạng thấp hoặc các dạng bệnh chuyển hóa như tiểu đường.

2. Dấu hiệu nhận biết viêm gân khớp gối

Các dấu hiệu cơ bản của viêm gân khớp gối thường bao gồm đau và nhức ở đầu gối. Ngoài ra một số trường hợp, đầu gối có thể bị sưng và có cảm giác nóng rát ở khớp gối. các tư thế như ngồi xổm hoặc quỳ có thể mang đến các cơn đau không kiểm soát được.

Dấu hiệu viêm gân khớp gối
Dấu hiệu cơ bản của viêm gân khớp gối là đau đớn khi hoạt động

Đôi khi các cơn đau do viêm gân khớp gối xuất hiện sau khi luyện tập thể dục, thể thao. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau thường xuyên hơn mà không cần thực hiện các động tác thể thao. Các hoạt động thường ngày bao gồm đi cầu thang, đi bộ hoặc ngồi cũng có thể khiến đầu gối đau nhức.

Đến gặp bác sĩ ngay khi các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hoặc vượt qua tầm kiểm soát. Ngoài ra, nếu cơn đau liên tục kéo dài hơn hai ngày hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

Chẩn đoán viêm gân khớp gối

Để chẩn đoán viêm gân khớp gối, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các cơn đau ở đầu gối và khả năng hoạt động bằng cách yêu cầu người bệnh uốn cong và mở rộng chân. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để xem xét khớp gối để xác định các tổn thương. Các xét nghiệm này có thể loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm gây đau khớp gối bao gồm gãy xương.

Các xét nghiệm cơ bản bao gồm:

  • X – quang để xác định các vấn đề gãy xương hoặc lệch khớp gối.
  • MRI để kiểm tra các tổn thương ở mô mềm.
  • Siêu âm để kiểm tra chức năng các gân và tổn thương ở các mô mềm.

Điều trị viêm gân khớp gối

Việc điều trị viêm gân khớp gối phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Thông thường các bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển và tránh các áp lực để xem các phản ứng của khớp gối.

Nếu việc nghỉ ngơi không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị cụ thể,, bao gồm:

1. Điều trị bằng thuốc

Thông thường bác sĩ sẽ kê một toa thuốc giảm đau và chống viêm ngắn hạn bao gồm:

  • Ibuprofen (Advil)
  • Natri naproxen (Aleve)
  • Acetaminophen (Tylenol)
Điều trị viêm gân khớp gối bằng thuốc
Thuốc có thể làm giảm đau do viêm gân khớp gối mang lại

Nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm một liều Corticosteroid ở khu vực xung quanh khớp gối. Điều này có thể làm giảm các cơn đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm cho gân khớp gối suy yếu và dễ bị đứt hơn sau này. Do đó, điều quan trọng là hãy trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro mà liệu pháp mang lại trước khi áp dụng.

Một biện pháp khác có thể cung cấp Corticosteroid cho khớp gối và giảm đau là sử dụng điện tích thấp để truyền thuốc qua da. Tuy nhiên, liệu pháp này chống chỉ định với phụ nữ mang thai, bệnh tim, sử dụng máy tạo nhịp tim hoặc các thiết bị kim loại khác trong người.

2. Vật lý trị liệu

Việc thực hiện các bài tập vật lý trị liệu có thể giảm đau và hỗ trợ điều trị viêm gân khớp gối trong thời gian lâu dài. Nếu bạn bị đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng nẹp để cố định đầu gối trong một thời gian để tránh các tổn thương nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn không quá đau hoặc sau khi các cơn đau đã thuyên giảm, bạn có thể trao đổi với bác sĩ vật lý trị liệu về các bài tập phục hồi. Các bài tập phổ biến bao gồm:

  • Bài tập căng cơ có thể giảm co thắt cơ và giúp kéo giãn gân khớp gối. Các bài tập cần được luyện tập đều đặn và kiên trì. Tuy nhiên, tuyệt đối không nhảy trong quá trình luyện tập.
  • Tăng cường các bài tập đùi để góp phần làm căng gân khớp gối. Các bài tập liên quan bao gồm Squats, Plant có thể mang lại hiệu quả điều trị.
  • Các bài tập Isometric có thể cố định gân khớp gối và hỗ trợ cắt giảm các cơn đau.

Khi luyện tập vật lý trị liệu nên có sự giám sát và hướng dẫn của huấn luyện viên hoặc bác sĩ có chuyên môn. Điều này có thể hạn chế tình trạng sai động tác và làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

3. Liệu pháp điều trị thay thế

Một liệu pháp khác có thể điều trị viêm gân khớp gối là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Điều này có nghĩa là làm tăng cường tiểu cầu trong cơ thể người bệnh để tăng tốc độ chữa lành các tổn thương ở gân.

Ngoài ra, một số liệu pháp điều trị thay thế khác bao gồm:

  • Tiêm Polidocanol có tác dụng phá vỡ các mạch máu trên gân để giảm đau.
  • Tạo ra các lỗ nhỏ trên gân thông qua hình ảnh siêu âm. Điều này có tác dụng giảm đau và tăng tốc độ chữa lành viêm gân khớp gối.
  • Liệu pháp nhiệt Hyperthermia có thể làm ấm các mô sâu bên dưới da và giảm đau.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị viêm gân khớp gối được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc phẫu thuật thường đối mặc với một số biến chứng và rủi ro nhất định.

Phẫu thuật viêm gân khớp gối
Phẫu thuật viêm gân khớp gối được chỉ định khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả

Phẫu thuật viêm gân khớp gối bao gồm:

  • Phẫu thuật cơ bản là việc tạo một vết cắt trên đầu gối để chữa lành các tổn thương ở gân.
  • Phẫu thuật nội soi là việc phẫu thuật bằng cách tạo ra bốn vết mổ nhỏ trên đầu gối để điều trị các triệu chứng.

Thời gian hồi phục của phẫu thuật nội soi thường ngắn hơn so với phẫu thuật truyền thống. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh viêm gân khớp gối cần khoảng 3 tháng đến 1 năm để có thể phục hồi lại như bình thường. Trong thời gian này cần hạn chế tối đa các hoạt động gây áp lực lên khớp gối và thực hiện chương trình vật lý trị liệu phù hợp.

Phòng ngừa viêm gân khớp gối

Để giảm các nguy cơ viêm gân khớp gối, bạn có thể tham khảo một số lưu ý:

  • Cảm nhận các dấu hiệu của cơ thể, không cố gắng thực hiện các động tác quá sức khi cơ thể phát tín hiệu. Nếu đầu gối cảm thấy đau hãy ngừng luyện tập và dành thời gian nghỉ ngơi.
  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp để tránh gây căng thẳng lên gân khớp gối.
  • Cải thiện kỹ thuật trong thể thao và dáng đứng. Điều này đồng nghĩa với việc hãy chắc chắn rằng bạn không thực hiện các sai động tác các bài tập. Hãy cân nhắc trao đổi với huấn luyện viên đề bảo vệ khớp gối của bạn.

Thời gian hồi phục viêm gân khớp gối phụ thuộc vào mức độ của tổn thương. Các tình trạng nhẹ có thể được cải thiện sau 3 tuần. Trong khi các trường hợp nặng hơn cần 3 – 8 tháng. Trao đổi với bác sĩ nếu các cơn đau có dấu hiệu nghiêm trọng hơn sau quá trình điều trị.

Chia sẻ:
Viêm màng hoạt dịch khớp háng và cách điều trị
Viêm màng hoạt dịch khớp háng là thuật ngữ đề cập đến tổn thương ở màng hoạt dịch, gây ra phản ứng viêm. Bệnh lý này thường đáp ứng tốt…
Quốc dược Phục cốt khang: Liệu pháp hoàn chỉnh DỨT ĐIỂM viêm đa khớp chỉ sau 1 liệu trình

Hiện nay có rất nhiều người bệnh viêm đa khớp tìm tới phương pháp điều trị Y học cổ truyền…

viêm khớp nhiễm khuẩn Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý xương khớp rất dễ mắc phải ở đối tượng trẻ em và người…

Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân chủ quan khi mắc phải căn bệnh viêm khớp thái dương hàm nổi hạch dẫn đến…

Gạo lứt rang giúp hỗ trợ trị bệnh xương khớp hiệu quả Dùng gạo lứt rang chữa bệnh khớp hiệu quả không ngờ

Sử dụng gạo lứt rang chữa bệnh khớp là một biện pháp điều trị tại nhà mới khiến nhiều người…

viêm khớp nên ăn gì Người viêm khớp nên ăn gì, tránh ăn gì giúp giảm đau nhanh?

Để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị, người bị viêm khớp cần thiết lập một chế độ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua