Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp
Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp bao gồm nhiều phương pháp được tiến hành để phục hồi chức năng hoạt động cho khớp, chẳng hạn như siêu âm, nhiệt trị liệu, chiếu tia hồng ngoại… Dưới đây là thông tin chi tiết về các kỹ thuật đang được áp dụng trong y học giúp nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh.
Các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp
Vật lý trị liệu là phương pháp được áp dụng phổ biến cho người bị viêm khớp dạng thấp. Nó được thực hiện nhằm mục đích giảm viêm đau khớp, ngăn ngừa biến chứng và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Có nhiều phương pháp đang được áp dụng cho bệnh nhân như:
1. Siêu âm trị liệu
Siêu âm trị liệu là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để thúc đẩy quá trình chữa lành, đặc biệt hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như giảm đau và giảm viêm sưng.
Siêu âm trị liệu bao gồm nhiều cách như:
- Siêu âm qua nước
- Siêu âm dẫn thuốc
- Siêu âm tiếp xúc trực tiếp với da
Tuy nhiên, siêu âm không phải là phương pháp phù hợp cho mọi trường hợp, đặc biệt là những người mắc bệnh giãn tĩnh mạch, viêm tắc mạch máu hoặc có vùng da chứa vật kim loại cố định.
Việc sử dụng sóng siêu âm với liều lượng cao và liên tục cũng cần tránh để không gây hại cho các khớp và sụn. Để đạt hiệu quả cao và an toàn, bệnh nhân nên tìm kiếm sự chăm sóc tại các cơ sở vật lý trị liệu uy tín và được các bác sĩ có kinh nghiệm điều trị.
Tham khảo: Cách dùng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà
2. Nhiệt trị liệu
Phương pháp nhiệt trị liệu sử dụng nhiệt nóng có nhiệt độ từ 37 – 50 độ C tác động trực tiếp bào khu vực tổn thương. Nó mang đến nhiều tác dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp như:
- Kích thước lưu thông tuần hoàn máu để đưa các dưỡng chất đến nuôi dưỡng khớp bị bệnh nhiều hơn
- Giảm đau nhức các khớp xương bị tổn thương
- Tiêu sưng
- Điều hòa chức năng thần kinh, giảm hiện tượng co thắt các cơ, ngăn ngừa cứng khớp
- Phân tán các chất trung gian gây viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của tổn thương trong khớp
Không áp dụng phương pháp này trong các đợt viêm cấp hoặc có biểu hiện bị tràn dịch khớp.
3. Đắp paraffin
Paraffin là một hỗn hợp hydrocarbua sạch, không độc, có khả năng giữ nhiệt tốt, thường được dùng trong trị liệu vật lý, đặc biệt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Khi áp dụng, paraffin nóng giúp giảm đau khớp, cải thiện tuần hoàn máu và làm mềm cơ, giảm cứng khớp mà không làm khô da.
Tuy nhiên, không sử dụng paraffin cho các khu vực có vết thương hở, nhiễm trùng, hay đối với người có vấn đề về tuần hoàn ngoại biên và da, cũng như người cao tuổi hay sức khỏe yếu, do khả năng chịu đựng nhiệt kém.
4. Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp bằng sóng ngắn
Sóng ngắn trị liệu, còn được gọi là điện trường cao tần hoặc sóng radio, là một phương pháp trị liệu sử dụng bức xạ điện từ với bước sóng ngắn, thường là 11,2 mét, để điều trị viêm khớp dạng thấp. Lợi ích của phương pháp này bao gồm:
Giảm Đau:
- Ức chế hoạt động của dây thần kinh truyền cảm giác đau.
- Thúc đẩy cơ thể thải trừ sản phẩm chuyển hóa, giảm trương lực co thắt cơ.
Kháng Viêm:
- Tăng cường số lượng tế bào bạch cầu tại khớp viêm, tăng khả năng chống viêm và tự chữa lành.
Tăng Cường Lưu Thông Máu:
- Giãn mạch máu, chống ứ đọng tại khớp, tăng lưu thông máu giúp tổn thương nhanh lành.
Giảm Căng Thẳng Thần Kinh:
- Thư giãn hệ thần kinh thực vật, giảm căng thẳng, tăng khả năng dẫn truyền dây thần kinh vận động, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của khớp.
Xem ngay: Cơ chế bệnh sinh viêm khớp dạng thấp
5. Trị liệu bằng tia hồng ngoại
Chiếu hồng ngoại cũng là một trong những phương pháp vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp đang được áp dụng phổ biến. Với cách này, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ sử dụng tia hồng ngoại chiếu vào khớp bị đau và khu vực xung quanh. Nó có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương trong khớp. Mỗi đợt điều trị thường là 5 – 6 lần chiếu tia.
Sau trị liệu, khu vực da chịu tác động của tia hồng ngoại có thể tấy đỏ. Bệnh nhân sẽ được nghỉ từ 2 – 3 ngày để tình trạng này giảm bớt trước khi chiếu đợt tiếp theo. Một liệu trình vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại có thể diễn ra trong 3 – 4 đợt.
6. Các phương pháp vật lý trị liệu khác
Bên cạnh những cách trên, bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có thể được điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu khác như:
- Chườm túi nhiệt
- Đắp bùn nóng hay cát nóng
- Cứu ngải
- Xoa bóp bấm huyệt
- Tập luyện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp
- Thủy trị liệu…
Lưu ý khi thực hiện phương pháp vật lý trị liệu chữa viêm khớp dạng thấp
Khi thực hiện phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân, cần lưu ý những điểm sau:
- Phương pháp và cường độ điều trị cần được tùy chỉnh cho phù hợp với tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân, tránh áp dụng một cách cứng nhắc.
- Không áp dụng các phương pháp trị liệu trực tiếp lên những khu vực da có vết thương hở hoặc nhiễm trùng.
- Hạn chế sử dụng với cường độ cao hoặc thời gian dài liên tục, nhất là đối với phương pháp sử dụng nhiệt hoặc sóng điện từ, để tránh gây tổn thương cho cơ thể.
- Cần theo dõi chặt chẽ phản ứng của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị, đặc biệt là khi sử dụng các phương pháp có thể gây nhiệt hoặc kích ứng.
- Mọi liệu pháp vật lý trị liệu cần được thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa, để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Phương pháp vật lý trị liệu chữa viêm khớp dạng thấp mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh song cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài kết hợp với những cách điều trị bệnh khác để có hiệu quả rõ ràng, lâu dài. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn một trung tâm vật lý trị liệu uy tín để được giúp đỡ.
Có thể bạn quan tâm
- Các thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp mới và tốt nhất
- Bài tập cho người viêm khớp dạng thấp (yoga, thể dục…)
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!