Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout chuẩn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Viêm khớp dạng thấp và gout đều là bệnh lý có xuất phát từ viêm khớp phổ biến. Cả hai căn bệnh đều có triệu chứng đau nhức tại khớp, biểu hiện không đặc trưng khó phân biệt. Do đó người bệnh cần nắm rõ cách phân biệt những bệnh lý này để chủ động trong điều trị và kiểm soát bệnh từ sớm.

Những điều cần biết về viêm khớp dạng thấp và gout

Viêm khớp dạng thấp và gout là hai bệnh lý viêm khớp phổ biến ở độ tuổi trung niên. Triệu chứng đặc trưng là tình trạng viêm và đau nhức tại một hoặc nhiều khớp. Mặc dù dễ nhầm lẫn vì những tương đồng trong biểu hiện của bệnh lý ở giai đoạn đầu song 2 loại bện này có nguyên nhân cũng như kế hoạch điều trị riêng. 

Người bệnh nên nắm rõ các kiến thức quan trọng để phân biệt hai loại viêm khớp. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu, điều trị và phòng ngừa sớm giúp cải thiện các triệu chứng xấu hơn có thể xảy ra.

Bệnh gout

Gout là một bệnh chuyển hóa liên quan đến sự mất cân bằng axit uric trong cơ thể, dẫn đến hình thành các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp, gây viêm, sưng, và đau dữ dội, thường gặp ở nam giới trung niên.

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout
Gout thường xảy ra ở ngón chân cái với những cơn đau ngắn hạn nhưng gây ảnh hưởng đến việc đi lại

Bệnh thường ảnh hưởng đến khớp ngón cái, tay, chân, và cổ tay, có thể làm biến dạng khớp và giảm phạm vi hoạt động. Các đợt viêm khớp cấp tính có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày, thường xuất phát từ việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin như thịt, nội tạng, và một số loại rau. Axit uric dư thừa không được thải đúng cách qua nước tiểu có thể tạo thành các tinh thể gây đau và, ở giai đoạn muộn, gây biến dạng khớp.

Tham khảo: Cách dùng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch tấn công khớp, gây viêm, cứng, sưng và đau, thường ở khớp ngoại vi như bàn tay và bàn chân. Bệnh có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị sớm.

Nguy cơ mắc bệnh cao ở người cao tuổi, người bị béo phì, tiểu đường, và chịu nhiều áp lực trong công việc.

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout
Hình ảnh viêm khớp dạng thấp mức độ nặng gây biến dạng bàn tay

Bệnh cũng ảnh hưởng đến da, mắt, phổi và tim, phổ biến hơn ở phụ nữ, với triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau cơ, và sự đau sưng tại các khớp đối xứng. Giai đoạn nặng có thể gây loãng xương, biến dạng khớp, tăng nguy cơ tim và viêm mắt, với triệu chứng gia tăng trong thời tiết giao mùa. Nguyên nhân cụ thể chưa rõ, nhưng di truyền và môi trường như nhiễm virus được cho là yếu tố chủ yếu gây ra bệnh này.

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout

Để phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout, bạn có thể phân biệt qua các đặc điểm sau đây:

Vị trí khớp bị ảnh hưởng

Viêm khớp dạng thấp và gout đều là bệnh gây tổn thương tại khớp. Tuy nhiên đối với bệnh gout , triệu chứng sưng đau chủ yếu xảy ra ở khớp ngón chân, phổ biến nhất là ngón cái. Những vị trí kém phổ biến hơn là mắt cá chân, giữa bàn chân, đầu gối và khuỷu tay.

Ngược lại vị trí bị viêm khớp dạng thấp thường gặp ở các khớp đối xương như khuỷu tay, đầu gối, mắt cá chân… Ban đầu bệnh có khuynh hướng phát triển tại các vùng ngón tay trước tiên.

Đặc điểm cơn đau tại khớp

Đau khớp là triệu chứng chung của viêm khớp dạng thấp và gout, nhưng biểu hiện và mức độ đau khác nhau giữa hai bệnh. Gout thường gây đau dữ dội, sưng đỏ, cảm giác nóng rát, với cơn đau đạt đỉnh trong 24 giờ và có thể tự giảm sau 2 tuần kể cả không điều trị.

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout
Gout hình thành các tinh thế muối tại vùng nối giữa khớp – nguyên nhân gây sưng đỏ và đau nhức

Ngược lại, viêm khớp dạng thấp gây đau từ từ, kéo dài và thường chỉ cảm nhận bên trong khớp, cần điều trị để giảm đau.

Xem ngay: Hạt dưới da trong viêm khớp dạng thấp – Điều cần biết

Phương pháp điều trị Gout và viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân bắt nguồn bệnh khác nhau, vì thế viêm khớp dạng thấp và gout được điều trị bằng những phương pháp riêng biệt, bao gồm: 

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

Điều trị viêm khớp dạng thấp nhằm kiểm soát viêm, giảm triệu chứng và ngăn chặn tổn thương khớp, vì bệnh này là tình trạng mãn tính. Phương pháp điều trị bao gồm:

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout
Các nhóm thuốc giảm đau thường được sử dụng trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp
  • Thuốc sinh học: Nhằm điều chỉnh hệ miễn dịch, giảm viêm và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
  • DMARDs (Thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm): Giảm tổn thương khớp và làm chậm quá trình bệnh, bảo vệ chức năng khớp.
  • Chế độ ăn uống: Thực đơn chống viêm, bao gồm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và Omega-3, hỗ trợ giảm viêm và cải thiện sức khỏe.
  • Luyện tập: Duy trì cân nặng lý tưởng và tăng cường sức khỏe cơ bắp, giảm gánh nặng lên các khớp bị ảnh hưởng.

Mỗi bệnh nhân cần một kế hoạch điều trị cá nhân hóa, dựa trên mức độ bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Điều trị bệnh gout

  • Mục tiêu điều trị nhằm làm giảm lượng axit uric trong máu, từ đó có thể để ngăn ngừa các đợt tái phát cấp tính và phòng tránh các biến chứng chung xảy ra.
  • Sử dụng các loại thuốc như Allopurinol và Probenecid, thuốc có tác dụng ngăn ngừa sản xuất axit uric hoặc tăng khả năng bài tiết axit uric, từ đó bảo vệ khớp khỏi sự lắng đọng tinh thể.
  • Nhóm chống viêm không Steroid (NSAID) được chỉ định kết hợp để phòng tái phát viêm khớp.
  • Kết hợp điều trị y tế và song song đó hạn chế những loại thực phẩm, đồ uống có thể dẫn đến bệnh gout.
  • Bổ sung nước đầy đủ và tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng kiểm soát hoặc đào thải axit uric.

Khả năng viêm khớp dạng thấp và gout xảy ra cùng lúc?

Viêm khớp dạng thấp và gout có thể xuất hiện đồng thời, gây ra tình trạng đau, sưng và viêm khớp nặng nề hơn. Điều này thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên có viêm khớp dạng thấp và mức axit uric cao, dễ dẫn đến gout. Ngược lại, người mắc gout cũng có thể phát triển viêm khớp dạng thấp, mặc dù nguy cơ thấp hơn.

Để phòng ngừa việc mắc cả hai bệnh, bệnh nhân cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp, tránh stress và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cả hai bệnh đều tiến triển mãn tính và có thể gây ảnh hưởng lâu dài, nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

Bài viết đã chia sẻ cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout. Các triệu chứng từ cả hai bệnh lý có thể kiểm soát tốt khi người bệnh chủ động điều trị sớm và thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh. Để được hỗ trợ điều trị đúng hướng, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ cụ thể về những triệu chứng mình đang gặp phải.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp đều là những căn bệnh xương khớp tiến triển mãn tính.…

điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y và lưu ý

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Đông y. Đây…

viêm khớp dạng thấp có chữa được không Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp thuộc một dạng bệnh lý về xương khớp có liên quan đến hệ thống miễn dịch.…

Bài tập cho người viêm khớp dạng thấp (yoga, thể dục...) Bài tập cho người viêm khớp dạng thấp (yoga, thể dục…)

Một số bài tập yoga và thể thao phù hợp có thể giúp cải thiện các triệu chứng, đồng thời…

Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng viêm khớp dạng thấp

Vật lý trị liệu viêm khớp dạng thấp bao gồm nhiều phương pháp được tiến hành để phục hồi chức…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua