Biến chứng viêm khớp dạng thấp và cách phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Nếu không kịp thời kiểm soát, các biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ra hậu quả đáng kể cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày, từ đó làm suy giảm chất lượng sống của người mắc.

 viêm khớp dạng thấp và cách phòng ngừa
Những tiến triển của viêm khớp dạng thấp rất nguy hiểm và có thể đe dọa cuộc sống của người bệnh

Thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính của xương khớp, gây sưng, đau và cứng khớp, với nguyên nhân chính xác vẫn chưa được làm rõ.

Được phân loại là bệnh tự miễn do hệ miễn dịch tấn công lầm lẫn các khớp lành mạnh. Bệnh có thể biểu hiện qua nhiều triệu chứng như hạt dưới da, viêm mạch máu, tổn thương cơ, phổi và tim. Điều trị chủ yếu tập trung vào giảm đau, viêm và ngăn chặn tiến triển bệnh.

Điều trị bệnh sớm bằn việc sử dụng các loại thuốc kháng viêm và chống thấp khớp có thể giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn biến chứng.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể rút ngắn tuổi thọ nếu không được điều trị kịp thời.

Biến chứng viêm khớp dạng thấp và cách phòng ngừa
Bệnh viêm khớp dạng thấp có khả năng làm sưng khớp và tái phát nghiêm trọng hơn trong những lần bệnh sau

Ban đầu, triệu chứng giống như viêm khớp thông thường và thường xuất hiện ở các khớp như cổ tay, đầu gối, và ngón tay. Khi bệnh tiến triển, nó có thể ảnh hưởng đến tim, thận và các cơ quan khác.

Nguy hiểm hơn là tâm lý chủ quan khi bỏ qua các triệu chứng ban đầu, dẫn đến việc bệnh trở nên phức tạp hơn. Do đó, việc theo dõi và điều trị sớm là rất quan trọng để bảo vệ khớp và phòng ngừa biến chứng.

Tham khảo: Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay

Biến chứng do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, không chỉ ở khớp mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, cụ thể như sau:

Biến chứng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp mạn tính có khả năng tiến triển thành nhiều biến chứng ở những cơ quan, bộ phận khác
  • Ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt: Viêm khớp dạng thấp gây cứng khớp và đau nhức, làm giảm khả năng vận động của người bệnh, gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng đến công việc.
  • Sức đề kháng giảm: Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao, dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt khi thời tiết lạnh.
  • Nguy cơ teo cơ và biến dạng khớp: Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân có các khớp bị viêm nhiều, lâu dài, dẫn đến dính khớp, teo cơ và biến dạng khớp, gây khó khăn trong vận động.
  • Tăng nguy cơ bệnh tim: Người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn, bao gồm cả bệnh mạch vành và suy tim, làm tăng rủi ro tử vong.
  • Ảnh hưởng đến khả năng mang thai: Phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp có thể gặp khó khăn trong việc thụ thai, đặc biệt nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Nguy cơ tàn phế: Bệnh nhân không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế do tổn thương nặng nề tại các khớp.
  • Biến chứng thần kinh ngoại biên: Gây ra các triệu chứng như viêm sưng, ngứa ran, tê buốt quanh vùng viêm nhiễm.
  • Giảm số lượng tiểu cầu: Một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây giảm tiểu cầu, làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím.
Biến dạng khớp là một trong những giai đoạn nghiêm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp
  • Biến chứng ở mắt: Viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương mạch máu trong mắt, dẫn đến các vấn đề về thị lực.
  • Biến chứng tim mạch: Bao gồm bệnh mạch vành và suy tim tắc nghẽn.
  • Triệu chứng ngoài da và loãng xương: Có thể xuất hiện các mảng hồng ban lở loét, sưng đỏ, ngứa trên da, cùng với nguy cơ phát triển thành loãng xương do giảm mật độ xương.
  • Tổn thương phổi: Bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề về phổi như khó thở, đau ngực.
  • Biến dạng khớp: Dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh, khi các khớp bị biến dạng do viêm nhiệt kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
  • Ảnh hưởng đến thận và tâm lý: Các loại thuốc giảm đau và chống viêm có thể gây hại cho thận; cơn đau nhức kéo dài gây stress, lo lắng, ảnh hưởng đến tâm trạng và tâm lý người bệnh.

Những biến chứng này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị sớm, cùng với việc tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ để giảm thiểu rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Lưu ý để điều trị và phòng ngừa viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh có tiến triển mạn tính, do đó bệnh cần được điều trị trong thời gian dài. Hiệu quả điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào nhiều điều kiện dưới đây:

Chữa viêm khớp dạng thấp sớm 

Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm khớp dạng thấp là chìa khóa quan trọng để hạn chế sự tiến triển của bệnh và giảm thiểu biến chứng. Phác đồ điều trị thường bao gồm sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau và chống thấp khớp, đồng thời kết hợp với vật lý trị liệu.

Trong trường hợp bệnh nặng, có thể cần can thiệp phẫu thuật như gọt đầu xương hoặc thay khớp. Sự chủ quan trước các dấu hiệu ban đầu có thể khiến bệnh nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, đòi hỏi liệu pháp điều trị dài hạn.

Luyện tập phù hợp 

Bài tập vận động như kéo giãn cơ, đi bộ, ngồi thiền, và bơi lội là phần quan trọng trong kế hoạch điều trị viêm khớp dạng thấp, giúp tăng cường linh hoạt và dẻo dai cho khớp, đồng thời giảm đau. Tuyệt đối không nên tránh vận động hoàn toàn vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, trừ khi trong trường hợp cần phẫu thuật. 

Biến chứng viêm khớp dạng thấp và cách phòng ngừa
Áp dụng đúng phương pháp luyện tập sẽ giúp phòng ngừa và điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả

Người bệnh cần tránh mang vác nặng hoặc ngồi xổm để bảo vệ khớp, và sau phẫu thuật, nên vận động nhẹ nhàng để khớp nhanh chóng hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh là yếu tố thiết yếu giúp kiểm soát viêm khớp dạng thấp. Bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm đa dạng, giàu dưỡng chất, đặc biệt là những loại thực phẩm tốt cho xương khớp như rau màu xanh đậm, cá, hải sản, đậu nành và các loại hạt.

Canxi giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương. Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, khoảng 2 – 2,5L, giúp tối ưu hóa quá trình trao đổi chất và làm lành viêm nhiễm.

Ngoài ra, thêm bông cải xanh và bắp cải vào bữa ăn sẽ cung cấp sulforaphane, giúp bảo vệ sụn và phòng tránh tổn thương ở khớp.

Đọc thêm: Cách dùng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà

Bổ sung axit béo omega-3

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh viêm nhiễm tại các ổ khớp trong cơ thể. Bệnh do chính những rối loạn ở hệ thống miễn dịch gây ra.

Bị viêm khớp dạng thấp nên bổ sung chất gì?
Cá hồi là thực phẩm giàu omega – 3 tốt cho những bệnh nhân bị viêm khớp, đau và sưng khớp

Để kiểm soát lại những ảnh hưởng này, bạn có thể bổ sung thêm omega-3 – một loại axit béo có trong mỡ cá và các loại cá biển, quả bơ hay dầu oliu. Đây là nguồn cung cấp các kháng thể miễn dịch tự nhiên và lành mạnh nhất dành cho bệnh nhân mắc bệnh tự miễn. 

Chế độ kiêng cữ phù hợp

Người mắc viêm khớp dạng thấp cần tránh các loại thực phẩm sau để giảm thiểu triệu chứng và ngăn chặn biến chứng:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: chứa chất béo bão hòa, làm tăng viêm sưng.
  • Thực phẩm chiên xào và chế biến sẵn: thường chứa nhiều chất béo không lành mạnh.
  • Đồ uống đóng chai giàu đường: gây viêm nhiễm.
  • Chất kích thích: bia, rượu và thuốc lá kích thích viêm nhiễm.
  • Chuối tiêu, cà dưa muối: chứa axit oxalic, có thể gây hại cho khớp.
  • Nhóm thịt đỏ: có thể tăng viêm và đau.
  • Nội tạng động vật: có thể chứa các chất độc hại cho khớp.
Bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn khi người bệnh sử dụng chất kích thích

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh dễ tái phát sau từng đợt điều trị. Nếu như phương pháp chữa bệnh không mang lại hiệu quả, bệnh có thể sẽ tiến triển xấu hơn trong những lần phát bệnh sau. Kết hợp điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp cùng lúc, kiểm tra định kỳ sức khỏe nhằm can thiệp điều trị kịp thời.  

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout chuẩn Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout chuẩn

Viêm khớp dạng thấp và gout đều là bệnh lý có xuất phát từ viêm khớp phổ biến. Cả hai…

viêm khớp dạng thấp có chữa được không Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Viêm khớp dạng thấp thuộc một dạng bệnh lý về xương khớp có liên quan đến hệ thống miễn dịch.…

chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đóng vai trò vô cùng quan trọng với quá…

Bệnh viêm khớp dạng thấp chữa ở đâu tốt nhất hiện nay?

Viêm khớp dạng thấp gây ra tình trạng đau nhức xương khớp, cứng khớp, thậm chí biến dạng khớp, teo…

Các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp phổ biến

Bên cạnh việc dùng thuốc tân dược, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn cho mình cách dùng các bài thuốc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua