Lá muồng trị lác – Bí kíp hay từ kinh nghiệm dân gian

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Sử dụng lá muồng trị lác là bài thuốc có từ lâu đời. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này thế nào, cách sử dụng ra sao cũng như lưu ý gì khi dùng thì không phải ai cũng biết.

Thực hư chuyện dùng lá muồng trị lác đồng tiền

Lá muồng có vị cay, tính ấm và có khả năng sát trùng cao. Kinh nghiệm dân gian dùng lá này này để trị lác đồng tiền khá hiệu quả. 

Xét về thành phần hóa học thì lá muồng có thể chữa được bệnh lác
Xét về thành phần hóa học thì lá muồng có thể chữa được bệnh lác

Các bằng chứng khoa học về cách chữa này như sau: 

  • Cao lá muồng thu được từ dịch chiết xuất lá này trong ethanol 85% là 6,14%.
  • Lá muồng còn chứa nhiều hoạt chất quan trọng chữa các bệnh ngoài da như: anthraquinones, acid chrysophanic, flavonoid.
  • Lá muồng tươi vừa mới hái còn có glucoside. Khi sấy khô ở 40 độ, hoạt chất này phân chia và thành các sennosides.

=> XEM THÊM: 6 cách trị lác đồng tiền tại nhà khỏi hẳn không tái phát

Hướng dẫn cách chữa bệnh lác bằng lá muồng hiệu quả

# Cách 1

  • Dùng một nắm lá muồng còn tươi, rửa sạch rồi giã nát.
  • Sau đó đắp nó lên vùng da bị bệnh. 
  • Có thể cho thêm một chút muối khi giã để tăng khả năng diệt khuẩn.
  • Thực hiện 3-4 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

# Cách 2

  • Dùng lá muồng trị lác ở dạng phơi khô rồi làm thành bột.
  • Cách này giúp giữ được hàm lượng cao các hoạt chất kháng khuẩn.
  • Pha theo tỷ lệ 1:1, cứ 1 muỗng bột thì thêm 1 muỗng nước.
  • Trộn hỗn hợp này cho đến khi nó trở nên sệt sệt thì thoa lên vùng da bị lác.
  • Mỗi ngày cần bôi 2-3 lần. Thường trong 2-3 tuần là các đốm đỏ trên da sẽ biến mất.

Một số lưu ý khi dùng lá muồng trị lác

Bệnh lác thật ra không khó trị nhưng để trị tận gốc bằng lá muồng thì bạn phải đặc biệt lưu ý những điều dưới đây nếu không muốn bệnh “ghé thăm” lần nữa.

  • Kiên trì thực hiện trong thời gian đủ dài thì mới có được kết quả như mong muốn.
  • Nếu bị ngứa, bạn tránh dùng tay gãi ở những vùng da bị viêm nhiễm. Bởi hành động này có thể gây bội nhiễm từ các vết trầy xước và chảy máu trên da.
  • Không nên sử dụng sữa tắm hoặc sữa dưỡng thể trong thời gian da bị lác. Thành phần trong một số sản phẩm này có thể tác dụng với vết lác, gây kích ứng da nhiều hơn và bệnh cũng trầm trọng hơn.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ bị dị ứng. Đặc biệt là đồ hải sản. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các chất kích thích và các đồ ăn cay nóng.
  • Nếu chữa lác bằng lá muồng một thời gian vẫn không có tiến triển, bạn nên đi đến cơ sở y tế kiểm tra. Vì rất có thể bạn còn bị một số bệnh lý khác và nó ảnh hưởng đến quá trình điều trị các vết lác trên da.
  • Ngoài ra, một số tài liệu còn cho rằng lá muồng chỉ trị được bệnh lác dạng nhẹ ở tay và chân. Nếu bị ở mông hoặc háng thì khó hết. Giả thuyết này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu làm rõ.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Phân Biệt Hắc Lào và Lang Ben: Cách Xử Lý, Phòng Ngừa

Hắc lào và lang ben đều là những bệnh da liễu thường gặp, nhưng dễ bị nhầm lẫn do các…

hắc lào ở trẻ sơ sinh Hắc lào ở trẻ sơ sinh và cách điều trị lành tính cha mẹ cần biết

Hắc lào ở trẻ sơ sinh là mối lo ngại rất lớn của nhiều bậc phụ huynh. Nếu không được…

Hình ảnh bệnh hắc lào ở nhiều vị trí trên cơ thể Hình ảnh bệnh hắc lào ở nhiều vị trí trên cơ thể

Hắc lào là một dạng nhiễm trùng da do nấm gây ra, thường ảnh hưởng đến vùng da mặt, cánh…

Phân biệt hắc lào và tổ đỉa Hắc Lào, Tổ Đỉa: Phân Biệt Làm Sao? [Chuyên Gia Chia Sẻ]

Tổ đỉa và hắc lào đều là những bệnh ngoài da, đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu…

Hắc lào ở mặt: Nguyên nhân và các biện pháp điều trị hiệu quả nhất

Bị hắc lào ở mặt gây ngứa ngáy khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhất là đối với…

Chia sẻ
Bỏ qua