Trẻ Hay Bị Nhiệt Miệng và Giải Pháp Chữa Trị, Ngăn Chặn

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, bao gồm cả người lớn lẫn trẻ em. Các vết loét nhiệt miệng không nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 7 – 14 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp trẻ bị nhiệt miệng kéo dài hoặc hay bị nhiệt miệng, nhiệt miệng hay tái phát khiến trẻ thường xuyên bị đau rát khó chịu, ăn uống không ngon miệng. Nếu trẻ hay bị nhiệt miệng không rõ nguyên nhân, mẹ đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây. 

Nguyên nhân trẻ hay bị nhiệt miệng 

Theo quan điểm của Đông Y, nhiệt miệng là do hỏa độc, nghĩa là do nhiệt độ cao khiến miệng khô, lưỡi đỏ, dễ bị lở loét, nóng rát. Trong khi đó, theo quan điểm của y học hiện đại, nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng xuất hiện các đốm trắng mọng nước rồi lở ra thành vết loét trên miệng. Nhiệt miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây.

Trẻ hay bị nhiệt miệng thường có liên quan đến nhiều yếu tố
Tình trạng trẻ hay bị nhiệt miệng thường có liên quan đến nhiều yếu tố

Nhiệt miệng ở người lớn đã khó chịu, nhiệt miệng ở trẻ em lại càng khó chịu hơn. Các vết loét khiến trẻ chảy nhiều nước dãi, hay quấy khóc, biếng ăn vì đau nhức, làm trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống… Trẻ hay bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần thường do những nguyên nhân sau đây:

1. Thói quen chăm sóc răng miệng chưa phù hợp 

Chăm sóc sức khỏe răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Nếu trẻ không được xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng hoặc chăm sóc chưa đúng cách, sẽ khiến tình trạng nhiệt miệng dễ xuất hiện nhiều lần, hay tái phát. Thường là do:

  • Niêm mạc của trẻ còn non nớt, trong khi đó trẻ lại sử dụng bàn chải lông cứng hoặc chải răng quá mạnh tay khiến niêm mạc bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra các vết loét trên miệng
  • Trẻ sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng không phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa Sodium Lauryl Sulfate có thể làm tăng nguy cơ tái phát của bệnh nhiệt miệng. 
  • Trẻ bị vật cứng như đũa, xương hoặc có thói quen vô thức cắn vào niêm mạc má, môi khiến niêm mạc bị rách dẫn đến tình trạng nhiệt miệng thường xuyên, hay tái phát. 

2. Trẻ hay bị nhiệt miệng do bệnh lý 

Nhiệt miệng hay tái phát ở trẻ cũng có thể xuất phát từ việc mắc một số bệnh lý về răng miệng hoặc bệnh lý toàn thân. Các bệnh lý này nếu không được sớm phát hiện và điều trị dứt điểm sẽ làm trẻ hay bị nhiệt miệng, ngoài ra còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các bệnh lý này là:

  • Bệnh lý về răng miệng do thói quen chăm sóc răng miệng không tốt, không khám nha khoa định kỳ, do thường xuyên ăn bánh kẹo đồ ngọt gây sâu răng, viêm chóp răng, viêm chân răng, viêm tủy răng
  • Trẻ bị bệnh lý về gan, chức năng gan suy giảm, gan bị tổn thương khiến cơ thể không lọc được hết các độc tố như chì, asen, lâu ngày tích tụ gây nhiệt miệng. 
  • Trẻ mắc các bệnh như Celiac, viêm đại tràng, bệnh về hệ miễn dịch khiến hàng rào miễn dịch suy yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công, xâm nhập gây nhiệt miệng… 

3. Do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học 

Có nhiều trường hợp bé hay bị nhiệt miệng do có liên quan đến thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng. Có thể kể đến như:

  • Do trẻ thường xuyên ăn bánh kẹo ngọt, các thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo… làm thân nhiệt tăng cao, gây nóng trong, tích tụ nhiệt độc và gây ra bệnh nhiệt miệng. 
  • Trẻ cũng có thể hay bị nhiệt miệng do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đây cũng là lý do khiến nhiều phụ huynh thắc mắc không biết trẻ bị nhiệt miệng là thiếu chất gì. Thông thường, tình trạng này hay liên quan đến sự thiếu hụt vitamin C, vitamin B12, sắt, kẽm hoặc vitamin B2, B3 trong cơ thể. 

4. Nguyên nhân khác 

Có rất nhiều nguyên nhân, yếu tố khiến trẻ bị nhiệt miệng thường xuyên, vết nhiệt miệng cứ khỏi rồi lại tái phát. Ngoài những nguyên nhân kể trên thì còn có thể xuất phát từ việc:

  • Trẻ bị căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài do áp lực từ việc học tập, thi cử, bị bạn bè bắt nạt, không hòa nhập được với bạn bè… Thường xuyên cẳng thẳng sẽ làm bé dễ uể oải, mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng và dễ bị nhiệt miệng hay tái phát. 
  • Một số trẻ sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài, dùng thuốc không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có bệnh nhiệt miệng.
  • Ngoài ra, nhiệt miệng ở trẻ cũng có thể có liên quan đến hội chứng không dung nạp Gluten ở người mắc bệnh Celiac. Đây là bệnh lý có yếu tố di truyền, thường gây ra các triệu chứng như bụng khó chịu, kém hấp thu, hay bị tiêu chảy… 

Nên làm gì khi trẻ hay bị nhiệt miệng? 

Như vậy, có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng thường xuyên, hay tái phát cho trẻ. Đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng, nhưng đa phần có liên quan đến các yếu tố đã đề cập trên. Do đó, để ngừa bệnh tái phát, giúp bé không bị nhiệt miệng nữa, mẹ cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ và thận trọng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé. 

Để giải quyết, cải thiện tình trạng nhiệt miệng hay tái phát cho con, mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Đưa trẻ thăm khám bác sĩ 

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7 – 14 ngày khi các vết loét xuất hiện. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh khỏi rồi lại tái phát, khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, ăn không ngon miệng, hay quấy khóc, khó chịu. Kết quả là sức khỏe của con ngày càng kém, dinh dưỡng không đảm bảo, phát triển kém hơn các bạn đồng trang lứa.

Nên cho con thăm khám bác sĩ uy tín nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài hoặc hay tái phát
Nên cho con thăm khám bác sĩ uy tín nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài hoặc hay tái phát

Với những trường hợp nhiệt miệng hay tái phát ở trẻ, tốt nhất bạn nên đưa trẻ thăm khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường, nhiệt miệng ở trẻ có thể được điều trị bằng thuốc, kem bôi hoặc kết hợp bổ sung một số vitamin (trong trường hợp thiếu hụt vitamin). Các phương pháp điều trị phổ biến có thể kể đến như:

  • Dùng thuốc điều trị: Có thể là kháng sinh, thuốc điều trị nhiệt miệng hỗn hợp, nước súc miệng kháng khuẩn, kem bôi trị nhiệt miệng hoặc kết hợp điều trị bằng thuốc với bổ sung vitamin, khoáng chất…
  • Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: Các liệu pháp tâm lý sẽ thích hợp cho trường hợp trẻ bị nhiệt miệng kéo dài do áp lực, căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài 
  • Điều trị bệnh lý: Nếu bé bị nhiệt miệng có liên quan đến yếu tố bệnh lý như bệnh về răng miệng, bệnh về hệ miễn dịch hoặc bệnh về gan thì sẽ tiến hành điều trị bệnh lý để ngừa nhiệt miệng tái phát. Mỗi căn bệnh sẽ có những phương pháp điều trị cụ thể, cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp bệnh của bé nhanh lành hơn. 

2. Điều chỉnh lối sống, thói quen cho trẻ 

Như đã đề cập, nhiệt miệng ở trẻ em có thể liên quan đến thói quen sinh hoạt, thói quen chăm sóc răng miệng của trẻ. Do đó, nếu trẻ thường xuyên bị nhiệt miệng, chúng ta cần:

  • Cha mẹ nên giáo dục trẻ về tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng, nên theo dõi và xây dựng ý thực tự chải răng, chải răng đúng cách cho trẻ.
  • Nên khuyến khích trẻ chải răng 2 – 3 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, chải cẩn thật các mặt nhai của răng, chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng không chứa Sodium Lauryl Sulfate…
  • Không nên tạo quá nhiều áp lực cho trẻ, thường xuyên tâm sự, chia sẻ cùng con, giúp con khắc phục các vấn đề và vượt qua các chướng ngại về tâm lý 
  • Nên cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ, thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoạt động ngoài trời để tăng cường, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng.
  • Giúp con từ bỏ các thói quen xấu như hay cắn môi, má trong, nghiến răng, đưa các đồ chơi lên miệng… 

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa 

Trẻ thường xuyên bị nhiệt miệng không chỉ cần điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt, thói quen chăm sóc răng miệng mà còn cần một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Để giúp trẻ không bị nhiệt miệng thường xuyên, chúng ta có thể:

  • Xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học dựa vào tháp dinh dưỡng. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm tính mát để giải nhiệt cơ thể
  • Nên chế biến thực phẩm ở dạng mềm, lỏng, dễ ăn như cháo, súp, canh, cơm mềm, thịt chín mềm
  • Hạn chế cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt, ăn tinh bột vừa đủ, tránh các thực phẩm quá nhiều đường, thực phẩm khô cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn quá chua, quá mặn…
  • Cho bé uống đủ lượng nước cần thiết một ngày, có thể thay thế bằng nước canh, nước ép, sinh tố… 
  • Trường hợp nghi ngờ trẻ hay bị nhiệt miệng do thiếu hụt vitamin thì phải thăm khám để biết có cần thiết bổ sung vitamin hay không. Hoặc có thể bổ sung vitamin qua các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B12, B2, B2 từ bông cải xanh, ớt chuông đỏ, dưa lưới, thịt bò, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu và các loại đậu, thịt heo, nấm, ức gà, rau có màu xanh đậm… 

4. Áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà 

Nếu tình trạng nhiệt miệng của con không quá nghiêm trọng, mẹ có thể cho con áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng tại nhà. Các mẹo chữa nhiệt miệng này tương đối đơn giản, có thể kể đến như:

Dùng mật ong 

Mật ong có đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm, có thể thúc đẩy làm lành vết loét nhiệt miệng. Dùng mật ong chữa nhiệt miệng là mẹo dân gian áp dụng được cho mọi đối tượng, kể cả trẻ từ trên 1 tuổi. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 ít mật ong trộn đều với tinh bột nghệ
  • Dùng tăm bông sạch chấm lên vết loét nhiệt miệng
  • Sau 10 – 15 phút thì cho trẻ súc lại miệng với nước
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày.

Dùng cỏ mực 

Cỏ mực hay còn gọi là cỏ nhọ nồi, đây là dược liệu có tính mát, có thể thanh nhiệt, làm mát cơ thể, cầm máu, chữa ho hen, nấm ngoài da… Với tình trạng nhiệt miệng do thường xuyên ăn đồ nóng, nhiệt độc tích tụ thì nên cho trẻ sử dụng cỏ mực để hỗ trợ điều trị.

Cây cỏ mực thường được dân gian sử dụng để trị nhiệt miệng cho trẻ
Cây cỏ mực thường được dân gian sử dụng để trị nhiệt miệng cho trẻ

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm cỏ mực rửa sạch, giã hoặc xay nát, vắt lấy nước cốt
  • Cho vào nước cốt cỏ mực 1 thìa mật ong, khuấy đều
  • Dùng tăm bông sạch thấm hỗn hợp đã chuẩn bị thoa lên vết loét
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, nhớ súc lại miệng với nước sạch để ngừa sâu răng. 

Dùng nước muối 

Khi sử dụng nước muối chữa nhiệt miệng cho trẻ, bạn chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý sẽ hỗ trợ đẩy vi khuẩn lên trên bề mặt lưỡi và loại bỏ vi khuẩn theo cơ chế rửa trôi. Không dùng nước muối tự pha, nhất là nước muối đậm đặc vì dễ ảnh hưởng đến men răng của trẻ. 

Cách thực hiện:

  • Mua nước muối sinh lý tại các cửa hàng uy tín
  • Mỗi ngày lấy 100ml nước muối, cho con súc miệng
  • Nhổ nước muối đi rồi súc lại miệng bằng nước sạch
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày để thấy hiệu quả. 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng trẻ hay bị nhiệt miệng và giải pháp xử lý nhanh, phù hợp. Vết loét trên miệng do nhiệt miệng có thể tự khỏi, thế nhưng nếu vết loét không có dấu hiệu lành, gây đau rát nghiêm trọng cho trẻ thì rất có thể con bạn không bị nhiệt miệng mà đang gặp vấn đề khác. Do đó, tốt nhất hãy cho con thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Cần phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng để có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng: Cách Phân Biệt và Chữa Trị
Nhiệt miệng và tay chân miệng là các bệnh lý thường gặp, rất dễ bị nhầm lẫn ở trẻ em.…
Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện
Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp…
Các món ăn từ rau ngót có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 5+ Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Ngon và Thanh Mát Cho Cơ Thể
Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, có thể tự hết sau 7 - 14 ngày nhưng lại mang đến…
Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non là mẹo dân gian được nhiều người biết đến Chữa Nhiệt Miệng Bằng Lá Bàng Non Với Cách Dùng Hay Nhất
Bàng không chỉ có tác dụng làm cây che bóng mát mà còn là thảo dược đa công dụng trong…
Uống vitamin PP và B2 chỉ hết đối với trường hợp thật sự thiếu hụt vitamin này Nhiệt Miệng Uống Vitamin PP và B2 Có Hết Thiệt Không?

Khi bị nhiệt miệng, nhiều người thường được khuyên là nên uống vitamin PP và B2 để hỗ trợ điều…

Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng chỉ là mẹo dân gian hỗ trợ điều trị Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Có…

Nhiệt miệng uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng là một yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của các…

Nước uống trị nhiệt miệng tốt nhất 10 Loại Nước Uống Trị Nhiệt Miệng Thơm Ngon, Dễ Dùng

Sử dụng các loại nước uống có thể giúp làm mát cơ thể, bổ sung vitamin và khoáng chất, từ…

Mật ong thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Qua Cách Hay Từ Dân Gian

Nhiệt miệng là bệnh lành tính có thể tự khỏi sau 10 - 14 ngày. Tuy nhiên, để giảm tình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua