Chữa Nhiệt Miệng Bằng Lá Bàng Non Với Cách Dùng Hay Nhất

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Bàng không chỉ có tác dụng làm cây che bóng mát mà còn là thảo dược đa công dụng trong Đông Y. Lá bàng thường được dùng để chữa nhiệt miệng, loét miệng, sâu răng, viêm nướu, trị ghẻ lở, mụn nhọt mà còn có thể hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, viêm họng, viêm phụ khoa, trị ngứa khi lên da non. Nếu bạn đang băn khoăn không biết chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non sao cho đơn giản thì có thể tham khảo các gợi ý dưới đây.

Công dụng chữa nhiệt miệng của lá bàng non

Bàng là loại cây tán rộng, được dùng để che bóng mát. Lá bàng to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông, thường được sử dụng để chữa loét miệng nhiệt miệng, viêm da cơ địa, chữa cảm sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa viêm nướu răng, sâu răng, tê thấp… Theo y học cổ truyền lá bàng tính mát, thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh.

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non là mẹo dân gian được nhiều người biết đến
Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non là mẹo dân gian được nhiều người biết đến

Theo các nghiên cứu khoa học, trong thành phần của lá bàng có chứa acid ellagic, acid galile, corilagin, carboxylic acid, tannin, phytosterol, flavonoid… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác dụng của lá bàng trong y học hiện đại. Trong dân gian, người ta thường dùng lá bàng để sát khuẩn vị trị da bị tổn thương, làm giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên da, đồng thời thúc đẩy tốc độ hồi phục của vết thương.

Sở dĩ lá bàng thường được sử dụng để chữa nhiệt miệng là vì:

  • Lá bàng có chứa các thành phần như saponin, tanin pyrogalic, tannin catechin, flavonoid, phytosterol… có tác dụng kháng viêm, ức chế các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, từ đó giảm đau rát, tạo điều kiện cho vết loét nhiệt miệng hồi phục tốt hơn
  • Lá bàng có chứa nhiều hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, được thí nghiệm ở một số chuẩn vi khuẩn như Bacillus cereus, K. pneumonia, Staphylococcus aureus… 
  • Ngoài ra, khi lá bàng tiếp xúc với nước bọt sẽ giúp tạo nên một lớp màng ở niêm mạc miệng, giúp bảo vệ niêm mạc, từ đó hỗ trợ làm giảm đau rát khó chịu và giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành.

Lá bàng cũng thường được sử dụng để cải thiện tình trạng hôi miệng, viêm nướu răng, sâu răng do có thể làm sạch mảng bám, loại bỏ một số loại vi khuẩn và nâng cao sức khỏe răng miệng.

Xem thêm: 12 Cách chữa nhiệt miệng tại nhà nhanh hết đến bất ngờ

Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non

Lá bàng non được cho là có tác dụng kháng viêm, tạo nên lớp màng bảo vệ niêm mạc và ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn gây hại trong miệng. Sử dụng lá bàng non đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện đáng kể triệu chứng đau rát, khó chịu do vết nhiệt miệng gây ra, đồng thời rút ngắn thời gian xuất hiện của bệnh. Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non mà bạn có thể tham khảo:

1. Dùng nước cốt lá bàng non 

Một trong những cách dùng lá bàng non chữa nhiệt miệng nhanh nhất, đặc biệt thích hợp cho những người bận rộn muốn giảm đau, điều trị nhiệt miệng mà ít tốn kém, ít tốn thời gian nhất là dùng trực tiếp lá bàng non. Cách thực hiện của phương pháp này tương đối đơn giản, hầu như ai cũng có thể áp dụng được. 

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá bàng non

Cách thực hiện:

  • Lá bàng non chọn lá sạch, nguồn gốc rõ ràng, không bị dính hóa chất độc hại
  • Lá bàng ngâm với nước muối pha loãng, rửa thật sạch rồi để ráo nước
  • Đem giã nát, chắt lấy nước cốt, bỏ bã, thoa lên vết thương 2 – 3 lần/ngày
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi vết loét nhiệt miệng có dấu hiệu se lại. 

2. Chữa nhiệt miệng bằng cách súc miệng với nước cốt lá bàng 

Bên cạnh việc giã lá bàng lấy nước cốt, thoa trực tiếp lên vết loét nhiệt miệng để hỗ trợ điều trị, bạn cũng có thể dùng nước cốt của loại lá này để trị nhiệt miệng. Ở phương pháp này, chúng ta sử dụng lá bàng non và một ít muối hạt. Súc miệng bằng nước muối được khuyến khích áp dụng khi bị nhiệt miệng. Do đó, để tăng hiệu quả của lá bàng, bạn hoàn toàn có thể dùng lá bàng và muối để giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn. 

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá bàng non
  • Một ít muối hạt

Cách thực hiện: 

  • Lá bàng non chọn lá sạch, tươi, không sâu, rửa sạch với nước muối pha loãng rồi để cho ráo nước
  • Cho lá bàng vào máy xay sinh tố, thêm vài hạt muối, xay nhuyễn, nếu không dùng máy thì có thể giã nát cũng được
  • Cho 150 – 200ml nước ấm vào, khuấy đều, lọc qua rây để lấy nước cốt, bỏ phần bã đi
  • Sử dụng nước ngày ngậm súc trong miệng 3 – 5 phút, có thể súc lại với nước sạch sau đó
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày cho đến khi thấy vết loét nhiệt miệng se lại. 

Xem thêm: Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Hiệu Quả Như Thế Nào?

3. Chữa nhiệt miệng bằng nước sắc lá bàng non

Dùng nước sắc lá bàng non chữa nhiệt miệng là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này có cách làm đơn giản, lại đun sôi lá bàng nên được đánh giá cao về mức độ an toàn. Với cách làm này, bạn không chỉ có thể giúp kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành vết loét mà còn giúp cải thiện mùi hơi thở và hỗ trợ một số bệnh lý về răng miệng.

Nước sắc từ lá bàng non có thể được dùng để chữa nhiệt miệng
Nước sắc từ lá bàng non có thể được dùng để chữa nhiệt miệng

Nguyên liệu: 

  • 1 nắm lá bàng non
  • Vài hạt muối

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá bàng non sạch hoặc lá bàng bánh tẻ, chọn loại không sâu bệnh, không bị úa
  • Rửa sạch lá bàng non, đem ngâm với nước muối pha loãng, rửa lại cho sạch
  • Cho lá bàng và một ít nước vào nồi, đun sôi trong 30 phút cho ra hết tinh chất trong lá bàng
  • Thêm vài hạt muối rồi tắt bếp, để nguội, lọc lấy nước, bỏ phần bã, cho vào chai có nắp đậy
  • Dùng nước này súc miệng 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 phút, kiên trì cho đến khi vết loét nhiệt miệng se lại.

Tham khảo thêm: Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Dễ Dàng Nhờ Mẹo Dân Gian

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non có hiệu quả không? 

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non là phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, thế nhưng những cách làm này có thật sự mang lại hiệu quả hay không thì không phải ai cũng biết. Trả lời vấn đề này, các chuyên gia cho biết, lá bàng non chứa các thành phần có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, sát trùng nhưng tỷ lệ tương đối thấp, đến nay, vẫn có báo cáo, nghiên cứu khoa học nào có thể khẳng định lá bàng non chữa được nhiệt miệng. 

Đây chỉ là phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị, do an toàn, chi phí thấp, không tốn kém nên được nhiều người truyền miệng, “mách” nhau thực hiện. Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non chỉ thích hợp với những trường hợp mới bị nhiệt miệng hoặc bị nhẹ. Nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây ra, đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị hiệu quả, đây là bệnh lành tính, nếu được chăm sóc, hỗ trợ đúng cách có thể tự lành. 

Cũng như các phương pháp dân gian khác, hiệu quả của việc dùng lá bàng chữa nhiệt miệng phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa, cách thực hiện và nguyên nhân mắc bệnh của mỗi người. Chỉ nên áp dụng ở dạng phương pháp hỗ trợ vì đây là mẹo dân gian, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Trường hợp bạn mắc nhiệt miệng nghiêm trọng, vết loét sâu, kéo dài nhiều ngày không khỏi thì tốt nhất nên sớm thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị. 

Một số lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non 

Lá bàng non được dân gian sử dụng để chữa nhiệt miệng, loét miệng, viêm nướu, sâu răng, viêm loét dạ dày, mụn nhọt, ghẻ lở, tê nhức tay chân… Mặc dù lá bàng rất quen thuộc, được đánh giá cao về mức độ an toàn, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi súc miệng bằng nước cốt lá bàng, nước sắc lá bàng trong thời gian dài, bạn có thể gặp phải tình trạng răng bị ố vàng tạm thời. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện sau khi ngưng sử dụng một thời gian
  • Để hỗ trợ làm lành vết loét nhiệt miệng nhanh chóng, bạn cũng cần chú ý hơn vào việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Chải răng nhẹ nhàng, đúng cách, tránh sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Sodium Lauryl Sulfate.
  • Sử dụng lá bàng non chữa nhiệt miệng cũng có thể áp dụng cho trẻ em. Tuy nhiên, cần thực hiện khi nước lá bàng còn ấm và chỉ nên cho con dùng 1 lần/ngày, không sử dụng nhiều lần như người lớn.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá cay, quá nóng, nước ngọt có gas… để tránh kích thích vết loét khiến nó lâu lành hơn
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, tăng cường ăn nhiều rau xanh trái cây, các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin B2, vitamin PP, vitamin C cho cơ thể.

Nhìn chung, chữa nhiệt miệng bằng lá bàng non là mẹo dân gian an toàn, tiết kiệm chi phí mà bạn có thể áp dụng để giảm đau rát, khó chịu, thúc đẩy làm lành vết loét nhiệt miệng. Trường hợp vết loét lớn hơn bình thường, gây đau dữ dội, kéo dài hơn 3 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm, nhiệt miệng kèm theo sốt thì tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
chữa nhiệt miệng bằng C sủi Uống C Sủi Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Như Lời Đồn?

Uống C sủi chữa nhiệt miệng là một trong những cách chữa được nhiều người áp dụng. Viên uống C…

Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện

Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp…

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi Nhiệt Miệng Lâu Ngày Không Khỏi Do Đâu? Khắc Phục Sao?

Bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi không chỉ khiến người bệnh hay đau rát, khó chịu mà còn làm…

Thuốc trị nhiệt miệng cho bé 10 Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Bé Có Hiệu Quả Hiện Nay

Nhiệt miệng không chỉ thường xuyên xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em. Có nhiều…

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây chỉ có tác dụng với một số trường hợp nhất định Chữa Nhiệt Miệng Bằng Bột Sắn Dây Có Hiệu Quả Thế Nào?

Chữa nhiệt miệng bằng sắn dây là cách điều trị được nhiều người biết đến và áp dụng do sắn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua