Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào. Các vết loét nhiệt miệng hay xuất hiện ở vùng niêm mạc má, miệng, ít gặp ở lưỡi. Nhiệt miệng ở lưỡi tương đối nghiêm trọng, gây đau nhức, khó chịu nhiều cho bệnh nhân hơn là các vị trí khác. Nhiệt miệng ở lưỡi đôi khi bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi, do đó, việc trang bị kiến thức để nhận biết nhiệt miệng và phân biệt với các bệnh lý khác có triệu chứng lâm sàng tương tự. 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi 

Nhiệt miệng còn gọi là loét aphthous hay loét áp-tơ, là tình trạng niêm mạc lưỡi xuất hiện các vết có màu trắng mọng nước. Sau vài ngày thì các mụn nước này vỡ ra tạo thành các vết loét có ranh giới rõ ràng, hình lòng chảo, bờ màu đỏ, ở giữa có màu trắng hoặc vàng. Thực tế, nhiệt miệng ở lưỡi cũng giống như các dạng nhiệt miệng thông thường khác, chỉ khác ở chỗ vị trí vết loét xuất hiện là ở niêm mạc lưỡi chứ không phải niêm mạc trong má, miệng.

Nhiệt miệng ở lưỡi tương đối phổ biến, thường có liên quan đến nhiều yếu tố
Nhiệt miệng ở lưỡi tương đối phổ biến, thường có liên quan đến nhiều yếu tố

Đến nay, người ta vẫn chưa thể xác định nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, nhiệt miệng có liên quan đến tổn thương dây thần kinh cảm giác hoặc do khả năng kiểm soát vị giác ảnh hưởng. Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh nhiệt miệng ở lưỡi, có thể kể đến như:

1. Do chế độ ăn uống 

Một số nghiên cứu nhận thấy rằng, một chế độ ăn uống thiếu khoa học, không hợp lý có liên quan rất lớn đến sự xuất hiện và phát triển của bệnh nhiệt miệng. Mặc dù chưa thể xác định chính xác mối liên hệ giữa hai yếu tố này nhưng thực tế, những người có chế độ ăn uống thiếu hợp lý thường dễ bị nhiệt miệng và hay bị nhiệt miệng hơn các đối tượng khác. Thường là:

  • Do chế độ ăn uống ít rau xanh, trái cây, ăn nhiều thức ăn, đồ uống, các loại trái cây có tính nóng. Ăn nhiều đồ chua cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ nhưng lại ít uống nước, hay uống rượu bia, nước ngọt… 
  • Chế độ ăn thiếu đa dạng, ăn nhiều một số thực phẩm nhất định, cơ thể hấp thu kém dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin B12, vitamin B2, B3, sắt, kẽm… Khi thiếu các chất này, cơ thể thường mệt mỏi, uể oải, hay gặp các vấn đề về miệng và lưỡi chẳng hạn như xuất hiện các vết loét, các u nhú trên lưỡi. 

2. Do tổn thương thực thể ở lưỡi 

Các tổn thương vô tình xuất hiện ở lưỡi đôi khi cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều người bị nhiệt miệng ở lưỡi. Tổn thương trên lưỡi kết hợp với tác động của nước bọt, thói quen vệ sinh răng miệng không tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, hình thành nên các vết loét nhiệt miệng trên lưỡi. Các tổn thương này thường do:

  • Khi ăn uống hoặc nói chuyện không cẩn thận tự cắn vào lưỡi của mình, do va chạm khiến lưỡi tổn thương.
  • Do vật cứng sắc trong miệng tác động, làm tổn thương lưỡi, trường hợp này hay gặp ở những người sử dụng móc cài răng giả tháo lắp, dụng cụ niềng răng… 

3. Nhiệt miệng ở lưỡi do bệnh lý

Người mắc các bệnh lý về răng miệng, bệnh tự miễn hoặc bệnh lý về tiêu hóa cũng là những đối tượng có nguy cơ bị nhiệt miệng cao. Có thể kể đến như:

  • Do mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng, sâu răng… khiến cơ thể sinh ra cơ chế tự miễn để bảo vệ, là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh nhiệt miệng lưỡi
  • Do mắc các bệnh lý tự miễn khiến hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, phát triển, gây ra các vết loét nhiệt miệng và các bệnh lý về răng miệng.
  • Đôi khi tình trạng viêm loét miệng còn có thể liên đến các bệnh lý như tiểu đường, gan, dạ dày… Đây chỉ là yếu tố nguy cơ, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể kết luận chính xác về tình trạng này. 

4. Nguyên nhân khác

Một số trường hợp không phải bị nhiệt miệng do tổn thương lưỡi hay do chế độ dinh dưỡng mà lại liên quan đến một số yếu tố như:

  • Do chức năng gan suy giảm: Khả năng đào thải độc tố của gan không được tốt khiến các chất độc tích tụ trong cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của bệnh nhiệt miệng. 
  • Do hệ miễn dịch suy yếu: Người có hệ miễn dịch suy yếu dễ bị mất cân bằng môi trường vi sinh trong cơ thể, hàng rào miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, dễ đến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, gây ra các vết loét ở niêm mạc miệng, lưỡi… 
  • Do thay đổi nội tiết tố: Các thay đổi nội tiết tố thường xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Đây cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh nhiệt miệng ở nhiều người.
  • Do stress, căng thẳng kéo dài: Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, nghỉ ngơi không đúng cách, không thư giãn tâm lý, áp lực công việc nghiêm trọng, thường xuyên không chỉ gây ra các vấn đề về tâm lý mà còn dễ thúc đẩy, làm phát triển nhiều bệnh lý trong cơ thể, trong đó có nhiệt miệng. 

Dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở lưỡi 

Nhiệt miệng ở lưỡi là bệnh thường gặp, nhưng không quá phổ biến như nhiệt miệng ở niêm mạc má và miệng. Theo các chuyên gia, tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với viêm miệng do virus Herpes, loét miệng do virus Coxsackie và đặc biệt là bệnh ung thư lưỡi. Do đó, người bị nhiệt miệng cần nắm được các dấu hiệu nhận biết để phân biệt bệnh với các bệnh lý khác.

Dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết nhiệt miệng ở lưỡi
Dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết nhiệt miệng ở lưỡi

Thông thường, người bị nhiệt miệng ở lưỡi thường có các dấu hiệu dưới đây:

  • Lưỡi xuất hiện mụn nước màu trắng, thấy cộm cộm, không gây đau có thể nằm ở lưỡi hoặc ở các góc miệng… 
  • Lưỡi sưng nóng, mụn nước vỡ ra tạo thành vết áp xe nông, có hình oval nhỏ, bờ rõ ràng, xung quanh có đường viền đỏ, ở giữa có màu trắng hoặc vàng
  • Lúc này, vết loét nhiệt miệng gây nóng rát, đau nhức, khó chịu nhiều cho người bệnh, đặc biệt là khi nói chuyện, ăn uống hoặc chỉ cần động nhẹ ở lưỡi
  • Sau 1 – 2 tuần, các vết loét có dấu hiệu lành lại, đỡ đau hơn và dần khỏi hẳn. 

Nhiệt miệng ở lưỡi là bệnh lý lành tính, không nguy hiểm, chỉ gây sưng đau, khó chịu cho người bệnh từ 7 – 10 ngày. Tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi không phải là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi. Ung thư lưỡi là bệnh lý nguy hiểm, có các triệu chứng ở giai đoạn đầu tương đối giống với nhiệt miệng. Tuy nhiên, các vết loét trên lưỡi do ung thư lưỡi không biến mất sau 1 – 2 tuần mà ngày càng lớn dần, gây đau rát, khó chịu, khiến niêm mạc miệng dày cộm lên, vết loét còn dễ bị chảy máu… 

Tổn thương ở vết loét trên lưỡi do ung thư lưỡi có màu đỏ xen lẫn trắng hoặc vàng, đôi khi có màu đen do hoại tử. Quanh vết loét chai cứng, miệng có mùi hôi khó chịu. Các tổn thương này thường kéo dài nhiều tháng, có khi lành lại rồi lại tái phát, một số trường hợp còn kèm theo nổi hạch ở góc hàm, ở cổ do nhiễm trùng nặng. Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu vết loét nhiệt miệng kéo dài trên 2 tuần mà không có dấu hiệu lành, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. 

Cách trị nhiệt miệng ở lưỡi 

Nhiệt miệng ở lưỡi là bệnh có thể tự lành và lành sớm nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Thông thương, vết loét nhiệt miệng nhỏ có thể tự lành sau 1 – 3 tuần, nếu các vết loét lớn thì thời gian lành lâu hơn nhưng sẽ không gây đau rát nghiêm trọng, kéo dài mà sẽ dần thuyên giảm theo thời gian. Bạn có thể tham khảo một số cách trị nhiệt miệng ở lưỡi dưới đây:

1. Áp dụng biện pháp tại nhà 

Nếu vết loét nhiệt miệng của bạn tương đối nhỏ, không gây đau rát nghiêm trọng và chỉ mới xuất hiện, bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa nhiệt miệng tại nhà để thúc đẩy làm lành vết loét. Các biện pháp này thường là:

Súc miệng với nước muối 

Nước muối nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn, giảm viêm. Đây là cách làm giảm nhiệt miệng đơn giản nhưng tương đối hiệu quả. Ban đầu, khi mới dùng nước muối để súc miệng bạn sẽ thấy hơi đau rát khó chịu. Tuy nhiên, sau một thời gian kiên trì, cách làm này sẽ giúp vết loét nhiệt miệng của bạn nhanh lành hơn một cách đáng kể. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý hoặc tự pha nước muối để súc miệng đều được.

Cách thực hiện:

  • Lấy 5g muối hạt sạch, hòa tan với 230ml nước ấm
  • Dùng nước này súc miệng nhiều lần trong ngày
  • Mỗi lần ngậm súc từ 15 – 30 giây để cải thiện nhiệt miệng. 

Lưu ý: Bạn cần pha loãng nước muối, tránh dùng muối ăn vì nước muối đặc và nước từ muối ăn có thể ảnh hưởng đến men răng. 

Chữa nhiệt miệng bằng nha đam

Bạn có thể kết hợp nha đam với baking soda để làm hỗn hợp nước súc miệng loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm, giảm viêm, xoa dịu vết loét nhiệt miệng, thúc đẩy vết thương nhanh lành hơn. Nha đam nổi tiếng trong việc hỗ trợ làm lành các tổn thương, do đó, người bị nhiệt miệng không nên bỏ qua cách làm này.

Nha đam thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Nha đam thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Cách thực hiện:

  • Nha đam tươi rửa sạch, lột bỏ vỏ, lấy phần gel thịt ép lấy nước 
  • Cho 1 thìa cà phê baking soda, 2 muỗng nước ép nha đam vào nửa cốc nước ấm
  • Dùng nước này ngậm súc trong miệng 15 – 30 giây
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày trong nhiều ngày để thấy hiệu quả. 

Chữa nhiệt miệng ở lưỡi bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính, có thể giảm đau, giảm viêm, giảm sưng tấy, giúp vết thương nhanh lành hơn. Sử dụng mật cũng là cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn mà bạn có thể tham khảo.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 ít mật ong trộn cùng tinh bột nghệ
  • Dùng hỗn hợp này thoa lên vết loét nhiệt miệng
  • Kiên trì áp dụng 2 – 3 lần/ngày
  • Sau 10 – 15 phút nhớ súc lại miệng với nước sạch.

2. Dùng thuốc chữa nhiệt miệng 

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp dân gian chữa nhiệt miệng, bạn cũng có thể sử dụng nước súc miệng và thuốc bôi để cải thiện tình trạng này. Hiện nay, có rất nhiều thuốc chữa nhiệt miệng không kê đơn, bạn có thể dễ dàng mua được tại các hiệu thuốc lớn, uy tín. Có thể kể đến như:

  • Kem bôi trị nhiệt miệng Oracortia: Là kem bôi trị nhiệt miệng Thái Lan có thành phần chính là hoạt chất Triamcinolone acetonide 0.1%. Hoạt chất này có thể giúp giảm sưng đau, nóng rát do vết loét nhiệt miệng gây ra. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, dùng không đúng cách sẽ gây teo da, mỏng da, kích ứng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Kem bôi trị nhiệt miệng Orrepaste: Có xuất xứ từ Malaysia, thành phần chính là Triamcinolone Acetonide, thuốc chỉ dùng 1 lớp mỏng lên vết loét, không dùng được cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Tác dụng phụ có thể gặp phải là dị hóa protein, viêm, suy thượng thận, rối loạn chuyển hóa… 
  • Gel bôi trị nhiệt miệng Kamistad: Có xuất xứ từ Đức, thành phần chính là Lidocaine, benzalkonium clorid, chiết xuất hoa cúc… Dùng được cho các trẻ đang mọc răng sữa lẫn người lớn, an toàn, không gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả cũng tương đối chậm. 

3. Điều chỉnh thói quen, lối sống 

Để giúp các vết loét nhiệt miệng được nhanh chóng lành lại, hạn chế tái phát, bạn cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lối sống của mình sao cho phù hợp. Nếu hay bị nhiệt miệng, tốt nhất bạn nên:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, đúng giờ, thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời để nâng cao sức khỏe
  • Tránh thư giãn, mệt mỏi, học cách thư giãn tinh thần bằng cách thiền định, tập yoga, bơi lội, chạy bộ hoặc làm những điều mình yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, chăm sóc cây cỏ… 
  • Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh suy nghĩ quá nhiều, tránh lo lắng quá mức để ngăn ngừa các bệnh lý như nhiệt miệng, dạ dày phát triển.
Nên nghỉ ngơi, học cách thư giãn nếu bạn thường xuyên lo âu, căng thẳng
Nên nghỉ ngơi, học cách thư giãn nếu bạn thường xuyên lo âu, căng thẳng
  • Chú trọng việc chăm sóc răng miệng, nên chải răng 2 – 3 lần/ngày, dùng bàn chải lông mềm, chải kỹ nhưng không được quá mạnh tay để tránh tổn thương niêm mạc.
  • Chọn nước súc miệng, kem đánh răng phù hợp, tránh các sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Sulfate vì chúng gây kích ứng, khiến vết loét nhiệt miệng kéo dài, dễ tái phát hơn. 
  • Nên thăm khám sức khỏe, khám nha khoa, lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về răng miệng, bệnh lý toàn thân trong cơ thể. 

4. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng 

Người bị nhiệt miệng nên nắm được khi bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì để bệnh nhanh lành. Không cần kiêng khem tuyệt đối nhưng không nên ăn quá nhiều các thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng, chúng ta nên:

  • Đa dạng chế độ dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm có tính mát để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. 
  • Khi bị nhiệt miệng, người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống, do đó nên chế biến các món ăn ở dạng mềm, dễ nuốt như cơm mềm, cháo, súp, canh, bún… 
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm khô cứng, khó nhai nuốt, quá dai, quá lạnh, quá nóng, thực phẩm chua cay, nhiều gia vị, đồ ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ… Lý do là chúng dễ kích thích đến vùng niêm mạc đang tổn thương, gây đau rát nghiêm trọng, khiến vết thương lâu lành hơn.
  • Nên hạn chế, tốt nhất là có thể kiêng thì hãy kiêng bia rượu, nước ngọt có gas và ngừng hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe, ngừa nhiệt miệng tái phát. 

Một số lưu ý khi điều trị nhiệt miệng ở lưỡi 

Bên cạnh các phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe đã đề cập, người mắc nhiệt miệng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

1. Hiểu đúng về nhiệt miệng 

Trong quá trình điều trị nhiệt miệng, để vết loét nhanh lành, không tái phát, bạn cần hiểu đúng về nhiệt miệng. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng. Nếu bạn cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong, do thiếu hụt dưỡng chất và điều trị theo hướng này thì sẽ không quá chính xác. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh, bạn cần loại bỏ các yếu tố này thì mới không bị nhiệt miệng thường xuyên. 

Ngoài ra, trong quá trình điều trị nhiệt miệng, cần tránh mắc phải các sai lầm sau đây:

  • Không kiêng tiêu ớt khi bị nhiệt miệng: Người bị nhiệt miệng không cần phải kiêng khem nghiêm ngặt nhưng phải hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, đặc biệt là tiêu ớt nếu không muốn khiến vết loét nghiêm trọng hơn. Việc không kiêng tiêu ớt, thức ăn cay nóng là một sai lầm mà nhiều người dễ mắc phải. 
  • Cho rằng chỉ mùa đông mới bị nhiệt miệng: Thực tế, nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất kỳ mùa nào, đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, chế độ ăn uống không phù hợp… Chứ không phải là chỉ mùa đông mới bị nhiệt miệng vì mùa đông thiếu ánh sáng, dễ gây thiếu hụt vitamin, khoáng chất. 
  • Chủ quan khi bị nhiệt miệng: Rất nhiều người chủ quan cho răng nhiệt miệng có thể tự khỏi, không nguy hiểm nên không theo dõi triệu chứng, không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, các vết loét trên lưỡi kéo dài, lâu ngày không khỏi rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi chứ không phải là nhiệt miệng. 

2. Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể sớm lành, ít gây đau nhức khó chịu nếu được chăm sóc đúng cách. Nhiệt miệng ở lưỡi thường tự khỏi sau 1 – 3 tuần, tuy nhiên nếu gặp phải các trường hợp dưới đây thì bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ:

  • Vết loét nhiệt miệng trên lưỡi lớn, không xuất hiện đơn lẻ mà có nhiều vết loét hoặc xuất hiện thành cụm gây đau rát, khó chịu nghiêm trọng.
  • Vết loét kéo dài hơn 2 tuần mà không khỏi hay hay tái đi tái lại ở cùng một vị trí. Đôi khi kèm theo các triệu chứng như có màu đen trên vết loét, hay chảy máu, nổi hạch, sốt, người mệt mỏi, uể oải… 

Nhìn chung, nhiệt miệng ở lưỡi là bệnh lành tính thường gặp, bệnh có thể tự khỏi sau 1 – 3 tuần tùy vào tình trạng vết loét. Có nhiều cách trị nhiệt miệng mà không cần đến sự can thiệp chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ vết loét trên lưỡi không phải do nhiệt miệng, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Hồi Phục Được Nhanh?

Nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì giúp nhanh hồi phục, tránh khiến các vết loét nhiệt miệng đau, khó…

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng vết loét nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên, nhiều lần trong năm Nhiệt Miệng Mãn Tính: Nguyên Nhân và Liệu Pháp Chữa Trị

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét nhiệt miệng hay tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng…

Nhiệt miệng Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Trị

Thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém hoặc một số tình trạng sức khỏe là những tác nhân…

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi Nhiệt Miệng Lâu Ngày Không Khỏi Do Đâu? Khắc Phục Sao?

Bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi không chỉ khiến người bệnh hay đau rát, khó chịu mà còn làm…

Nhiệt miệng ở lưỡi tương đối phổ biến, thường có liên quan đến nhiều yếu tố Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào. Các vết…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua