Chữa Nhiệt Miệng Bằng Mật Ong Qua Cách Hay Từ Dân Gian

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Nhiệt miệng là bệnh lành tính có thể tự khỏi sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, để giảm tình trạng đau rát, khó chịu, giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc ăn uống, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp dân gian để hỗ trợ điều trị. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong là một trong những phương pháp được đánh giá cao về mức độ an toàn, lành tính và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. 

Công dụng chữa nhiệt miệng của mật ong 

Mật ong là nguyên liệu quen thuộc, được sử dụng vô cùng phổ biến, không chỉ được dùng để chế biến món ăn, làm đẹp mà còn có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe, được dân gian và y học cổ truyền sử dụng để chữa nhiều bệnh lý thường gặp.

Mật ong được lấy từ tổ con ong, có thành phần hóa học chính gồm 80% đường, chủ yếu là glucose, levulose, saccharose, maltose… Ngoài ra còn chứa đến 250 chất nổi bật là vitamin B1, B6, PP, canxi, magie, các men như diastaza, galactase, lipase, acid malic, acid formic, acid acetic…

Mật ong thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Mật ong thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Mật ong đặc biệt giàu dinh dưỡng, là một vị thuốc quan trọng, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sở dĩ mật ong thường được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng là vì:

  • Theo y học cổ truyền, mật ong vị ngọt, tính bình, nổi tiếng với công năng giải độc, bổ trung, thông tiện, hoạt tràng, nhuận phế… Có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm loét miệng, ho khan, đau do loét dạ dày tá tràng, viêm khô khí phế quản, táo bón, tắc ngạt mũi, trĩ mũi, ít đờm… Đặc biệt, mật ong được sử dụng rất phổ biến để hỗ trợ làm lành các vết loét và trị ho nhất là tình trạng ho ở trẻ em. 
  • Theo các nghiên cứu hiện đại, trong mật ong có chứa Hydroperoxide, đây là thành phần có tác dụng khử trùng, kháng nấm, kháng khuẩn. Có thể ngăn ngừa, ức chế, làm giảm các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. 
  • Sử dụng mật ong giúp kháng khuẩn, hỗ trợ tái tạo mô và thúc đẩy làm lành vết thương. Không chỉ vậy, mật ong chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, nhất là các vitamin và khoáng chất như kẽm, sắt, kali, vitamin PP, vitamin E, vitamin C… có thể sửa chữa các tổn thương trên da, tái tạo da, tăng sức đề kháng, nâng cao sức khỏe, giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn. 
  • Mật ong đã được nghiên cứu về công dụng, hiệu quả trong việc điều trị vết loét. Việc sử dụng mật ong giúp giảm đau, giảm kích thước và mùi hôi của vết loét trên da, niêm mạc, đồng thời còn có thể hỗ trợ điều trị bỏng và vết thương đáng kể. 

Nhìn chung, mật ong có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, có thể cân bằng độ pH trong khoang miệng, giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn. Mật ong còn giúp bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường, nâng cao sức khỏe, cung cấp protid là defensin-1 giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa tốt các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu răng, viêm nha chu… 

7 Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong đơn giản, hiệu quả

Mật ong là nguyên liệu quen thuộc dễ tìm, được bán rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, mật ong cũng dễ bị làm giả được đun nấu tinh luyện, mật ong giả pha chế từ đường… Để thu được hiệu quả tốt nhất từ phương pháp này, tốt nhất chúng ta nên sử dụng mật ong nguyên chất, thận trọng trong việc chọn mua và xác định nguồn gốc của mật ong. Có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong theo mẹo dân gian hay mà bạn có thể tham khảo như:

1. Bôi trực tiếp mật ong lên vết nhiệt miệng

Một trong những cách làm phổ biến, được nhiều người áp dụng và cho là có thể mang lại hiệu quả đáng kể khi sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng chính là thoa trực tiếp mật ong lên vết loét nhiệt miệng. Mật ong nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, được đánh giá là loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Thoa trực tiếp nguyên liệu này lên vết loét có thể giúp làm dịu tổn thương, giảm đau rát, khó chịu và thúc đẩy làm lành vết loét nhiệt miệng.

Nguyên liệu:

  • Mật ong rừng nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng khăn sạch hoặc khăn giấy thấm khô vết loét
  • Lấy một lượng mật ong vừa đủ thoa lên vết nhiệt miệng, cố gắng để không chạm vào vết loét trong vài phút
  • Kiên trì thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong 1 – 2 tuần, sau 10 – 15 phút thoa mật ong, bạn nên súc lại miệng để ngừa nguy cơ sâu răng. 

2. Súc miệng bằng mật ong chữa nhiệt miệng

Bên cạnh việc thoa trực tiếp mật ong, bạn có thể dùng pha mật ong với nước ấm để súc miệng cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Bằng cách này, hoạt chất hydrogen peroxide trong mật ong sẽ phát huy tốt hiệu quả diệt khuẩn, diệt nấm, kháng khuẩn của mình. Súc miệng bằng mật ong được đánh giá là phù hợp với trường hợp vết loét nhiệt miệng sâu, gây đau rát, khó chịu nhiều hoặc kéo dài dai dẳng, thường xuyên tái phát.

Súc miệng bằng mật ong có thể giúp thúc đẩy vết loét nhiệt miệng nhanh lành, giảm hôi miệng
Súc miệng bằng mật ong có thể giúp thúc đẩy vết loét nhiệt miệng nhanh lành, giảm hôi miệng

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất
  • Vài hạt muối biển 
  • 50ml nước ấm

Cách thực hiện: 

  • Cho 1 – 2 thìa cà phê mật ong vào 50ml nước ấm, thêm vài hạt muối
  • Khuấy đều cho muối tan hoàn toàn, vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Dùng nước này ngậm trong miệng vài phút, súc miệng 20 – 30 giây rồi nhổ bỏ
  • Tiếp tục ngậm hỗn hợp này và súc họng và nhổ bỏ
  • Súc lại miệng với nước sạch để làm sạch miệng, ngừa sâu răng
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày cho đến khi vết nhiệt miệng se lại. 

3. Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong và cỏ mực

Để tăng hiệu quả điều trị nhiệt miệng, bạn có thể kết hợp mật ong với cỏ mực. Theo Đông Y, cỏ mực tính mát, vị chua, thường được dùng để thanh nhiệt, làm mát cơ thể, chữa nấm ngoài da, làm thuốc mọc tóc, chữa bị thương chảy máu, chữa ho hen, cầm máu… Theo nhiều nghiên cứu hiện đại, trong có mực có chứa các thành phần như ecliptin, alkaloid, tannin, caroten, wedelolaction… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành vết loét và các tổn thương trên niêm mạc. 

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá cỏ mực
  • 1 thìa mật ong nguyên chất 

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá cỏ mực nhặt và rửa sạch, đem giã nát, vắt lấy nước cốt, bỏ bã
  • Cho vào phần nước cốt cỏ mực thu được 1 thìa mật ong, khuấy đều
  • Dùng tăm bông sạch thấm hỗn hợp này thoa lên vết loét
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, áp dụng đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả. 

4. Dùng mật ong, rau ngót trị nhiệt miệng

Rau ngót tính mát, vị ngọt, không chỉ là loại rau ăn thơm ngon, bổ dưỡng mà còn là vị thuốc đa công dụng, được dân gian và Đông Y sử dụng rộng rãi. Theo y học cổ truyền, rau ngót có tác dụng mát huyết, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, có thể chữa tưa lưỡi, ho, sốt cao, giải độc, chữa sót nhau thai, nhức xương… Rau ngót giàu vitamin C, photpho, gluxit, protit, các axit amin có tác dụng kháng khuẩn, làm lành các tổn thương, làm mát cơ thể. Sử dụng rau ngót và mật ong giúp làm dịu, giảm đau và thúc đẩy vết loét nhiệt miệng nhanh lành hơn.

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá rau ngót tươi
  • 1 thìa mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Rau ngót chọn loại tươi non, rửa sạch, để ráo nước
  • Đem rau ngót giã nát hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, bỏ bã
  • Cho vào phần nước cốt lá ngót thu được 1 thìa mật ong, khuấy đều
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng tăm bông sạch thấm hỗn hợp rồi chấm lên vết loét
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, đều đặn trong nhiều ngày để thấy hiệu quả
  • Có thể súc lại miệng bằng nước sạch sau mỗi lần thực hiện 10 – 15 phút.

Lưu ý: Rau ngót bạn nên chọn loại có nguồn gốc rõ ràng, nên rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ phần nào vi khuẩn, bụi bẩn. Tránh sử dụng rau bị phun hóa chất, nhiễm khuẩn khiến vết loét lâu lành, trở nên nghiêm trọng hơn. 

5. Trị nhiệt miệng với mật ong và tinh bột nghệ

Trong củ nghệ vàng có chứa curcumin, có tác dụng giảm đau, làm giảm phản ứng của cơ thể với vết thương, giảm tình trạng viêm và oxy hóa, giúp vết thương nhanh lành hơn. Nghệ cũng mang đến tác động tích cực đến mô và collagen, có thể hỗ trợ trị sẹo, viêm loét trên da và các bệnh lý da liễu nhu chàm, vẩy nến… Kết hợp nghệ với mật ong sẽ gia tăng đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, thúc đẩy làm lành vết loét nhiệt miệng của hai nguyên liệu này.

Mật ong và tinh bột nghệ cũng có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Mật ong và tinh bột nghệ cũng có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Nguyên liệu: 

  • 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • 1 thìa tinh bột nghệ

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 
  • Trộn đều tinh bột nghệ và mật ong thành hỗn hợp đặc sệt
  • Dùng tăm bông sạch chấm hỗn hợp rồi thoa đều lên vết nhiệt miệng
  • Sau 15 – 20 phút, bạn có thể súc miệng miệng với nước để làm sạch miệng
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày cho đến khi vết nhiệt miệng biến mất. 

6. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong và hoa cúc

Hoa cúc vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm thường được dân gian và y học cổ truyền làm thuốc chữa mất ngủ, cao huyết áp, đau đầu, sốt… Hoa cúc có chứa các thành phần như vitamin, khoáng chất, tanin, flavonoid, chất chống oxy hóa, acid hữu cơ, azulene. Có thể giảm đau, làm dịu tổn thương, chống viêm, sát trùng, bảo vệ niêm mạc miệng và giúp các vết thương nhỏ nhanh lành. Dùng trà hoa cúc mật ong không chỉ hỗ trợ trị nhiệt miệng mà còn giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.

Nguyên liệu:

  • 50 trà hoa cúc
  • 20ml mật ong nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Cho trà hoa cúc vào ấm trà, rót 200ml nước sôi vào
  • Dùng muỗng khuấy đều rồi đem ủ trà khoảng 20 phút, lọc trà qua rây, bỏ bã
  • Cho 20ml mật ong vào phần nước trà thu được, khuấy đều 
  • Thưởng thức khi còn ấm, dùng 1 – 2 tách trà hoa cúc mỗi ngày để cải thiện nhiệt miệng. 

Lưu ý: Khi sử dụng trà hoa cúc, bạn nên uống từ từ từng ngụm, ngậm trong miệng và nuốt xuống từ từ để các hoạt chất trong trà phát huy tác dụng. 

7. Bổ sung mật ong vào chế độ ăn 

Bên cạnh các phương pháp đã đề cập, bạn có thể bổ sung mật ong vào chế độ ăn hoặc dùng các loại nước uống có chứa mật ong để cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Nhiệt miệng có thể liên quan đến nhiều yếu tố như thiếu hụt dưỡng chất, kích ứng với sản phẩm chăm sóc răng miệng, do dị ứng hoặc do các bệnh lý về nha khoa… 

Bổ sung mật ong vào chế độ ăn/uống sẽ giúp cung cấp một lượng vitamin, khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không phải ngẫu nhiên mà mật ong được mệnh danh là “siêu thị phẩm” được săn đón trong mùa dịch vừa qua. Các thành phần của mật ong quả thật có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tăng cường đề kháng, nâng cao miễn dịch, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, thúc đẩy làm lành các vết thương trên cơ thể. 

Một số lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong dân gian do mức độ an toàn, lành tính cao, nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện cũng tương đối đơn giản. Để thu được hiệu quả đáng kể từ phương pháp này, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Dùng mật ong chữa nhiệt miệng chỉ là phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
  • Hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa, cách thực hiện của mỗi người. Đây là lý do mà có người áp dụng thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện, có người không. 
  • Khi sử dụng mật ong trị loét miệng, để đảm bảo hiệu quả, chúng ta nên sử dụng mật ong nguyên chất, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Mật ong bị làm giả rất nhiều, sử dụng mật ong kém chất lượng chẳng những không thể làm dịu vết loét mà còn gây kích ứng, dị ứng khiến vết loét nghiêm trọng, lâu lành hơn. 
  • Bên cạnh việc áp dụng phương pháp chữa nhiệt miệng bằng mật ong, người bệnh nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm mềm.
  • Chú ý hơn vào thói quen chăm sóc, vệ sinh răng miệng, chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp. Học cách thư giãn để giảm căng thẳng, mệt mỏi, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê khi bị nhiệt miệng.
  • Trường hợp vết loét sâu, kích thước lớn, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, có biện pháp điều trị phù hợp. 

Chữa nhiệt miệng bằng mật ong là phương pháp dân gian chỉ thích hợp với các trường hợp vết nhiệt miệng nhỏ, không quá nghiêm trọng. Nếu sau nhiều ngày kiên trì áp dụng mà không thấy hiệu quả, bạn nên thay đổi cách điều trị khác. Trường hợp vết loét kéo dài trên 2 tuần, rất có thể đây không phải là nhiệt miệng mà rất có thể là bệnh lý khác.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nhiệt miệng uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng là một yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của các…

Cần phân biệt nhiệt miệng và tay chân miệng để có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời Nhiệt Miệng và Tay Chân Miệng: Cách Phân Biệt và Chữa Trị

Nhiệt miệng và tay chân miệng là các bệnh lý thường gặp, rất dễ bị nhầm lẫn ở trẻ em.…

Cách trị nhiệt miệng tại nhà 12 Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Nhanh Hết Đến Bất Ngờ

Nhiệt miệng còn gọi là loét áp-tơ, một bệnh lý về niêm mạc miệng thường gặp, được xem là căn…

Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện

Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp…

Nhiệt miệng ở trẻ em Trẻ Bị Nhiệt Miệng Nên Làm Gì? Cách Xử Lý, Khắc Phục

Trẻ bị nhiệt miệng là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến và có thể tự khỏi mà…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua