Uống C Sủi Chữa Nhiệt Miệng Có Hiệu Quả Như Lời Đồn?

Uống C sủi chữa nhiệt miệng là một trong những cách chữa được nhiều người áp dụng. Viên uống C sủi chứa thành phần chính và vitamin C cùng một số khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại một số tác nhân gây hại. Việc sử dụng viên C sủi đúng cách có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nhiệt miệng ở mức độ nhẹ.

Bị nhiệt miệng có nên uống C sủi không?

Nhiệt miệng hay loét áp tơ là một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Mặc dù chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể nhưng bệnh lý có mối liên hệ mật thiết với nhiều yếu tố khác nhau như vệ sinh răng miệng kém, chấn thương vùng miệng, tác dụng phụ của thuốc, ăn uống kém khoa học, mắc các bệnh nha khoa,… 

chữa nhiệt miệng bằng C sủi
Viên uống C sủi được khuyến khích dùng cho người bị nhiệt miệng do suy giảm hệ miễn dịch, thiếu hụt các dưỡng chất

Theo các chuyên gia đầu ngành, các triệu chứng bệnh nhiệt miệng có thể tự cải thiện sau 7 – 10 ngày mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh lý xảy ra do mắc các bệnh nha khoa, tiến triển nặng, cần áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát tổn thương cũng như khắc phục các triệu chứng đi kèm.

Hiện nay có nhiều tin đồn về việc uống C sủi chữa nhiệt miệng. Viên uống C sủi có thành phần chính là vitamin C cùng các khoáng chất thiết yếu và chất tạo mùi như cam, chanh. Viên uống được sử dụng cho người bị cảm lạnh, cơ thể suy nhược với tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn, virus gây hại.

Theo đó, viên uống C sủi được khuyến khích dùng cho người bị nhiệt miệng do suy giảm hệ miễn dịch, thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho cho thể. Việc sử dụng viên C sủi đúng cách không chỉ cải thiện các biểu hiện đau rát, khó chịu do bệnh lý gây ra mà còn thúc đẩy quá trình phục hồi các mô bị tổn thương. Tuy nhiên, tránh lạm dụng viên uống này vì có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hướng dẫn cách chữa nhiệt miệng bằng C sủi?

Viên C sủi khi cho vào nước sẽ tạo ra bọt sủi có tính kiềm kết hợp với vitamin C có tính axit sẽ tạo ra phản ứng hóa học. Các bọt khí chứa khí CO2. Để mang lại hiệu quả trong chữa nhiệt miệng, bạn cần sử dụng viên uống C sủi đúng cách. Theo đó, liều dùng ở người trưởng thành và trẻ nhỏ sẽ khác nhau. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.

Pha C sủi đúng cách
Chỉ nên dùng C sủi trước 4 giờ chiều để tránh gây mất ngủ

Cách uống C sủi chữa nhiệt miệng:

  • Chuẩn bị 1 cốc nước đun sôi để nguội, lượng nước theo khuyến cáo được ghi trên sản phẩm 
  • Sau đó cho viên C sủi vào đến khi tan hết thì uống trực tiếp
  • Chỉ nên dùng C sủi trước 4 giờ chiều
  • Mỗi ngày không dùng quá 60mg để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Uống C sủi đều đặn mỗi ngày đến khi các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng gây ra thuyên giảm. Tuy nhiên, hiệu quả của cách chữa này còn tùy thuộc vào mức độ loét, các biểu hiện lâm sàng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp.

Một số lưu ý khi uống C sủi chữa nhiệt miệng

Uống C sủi chữa nhiệt miệng có thể cải thiện một số triệu chứng đau rát, nóng đỏ, khó chịu do bệnh lý gây ra. Việc áp dụng cách chữa này còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, tăng cường miễn dịch, từ đó chống lại những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng C sủi:

  • Việc sử dụng viên C sủi chỉ có tác dụng cải thiện các triệu chứng nhiệt miệng do suy giảm miễn dịch, thiếu hụt dưỡng chất. Cách này không thể điều trị dứt điểm chứng nhiệt miệng do các nguyên nhân phức tạp.
  • Do có thành phần chính là vitamin C nên không sử dụng C sủi cho người gặp các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… Bên cạnh đó, không dùng sản phẩm khi đói bụng.
  • Trường hợp bị nhiệt ở mức độ nặng, vết loét có kích thước lớn và sâu không nên uống C sủi vì có thể khiến tình trạng đau rát tiến triển nặng và làm tổn thương niêm mạc.
  • Không dùng sản phẩm sau 4 giờ chiều vì có thể gây ra tình trạng khó ngủ
  • Tránh dùng C sủi với những thức uống như bia rượu, nước có gas, chứa cồn,… vì có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, đầy hơi, khó chịu.
  • Chỉ dùng C sủi đã tan hoàn toàn trong nước. Tránh dùng sản phẩm trực tiếp gì có thể gây bỏng rát miệng.
  • Tuân thủ liều dùng C sủi cho người trưởng thành và trẻ nhỏ theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Không dùng sản phẩm cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.

Các biện pháp chăm sóc khi bị nhiệt miệng 

Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến và có thể tự thuyên giảm nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng này có thể tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Việc thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc giúp cải thiện cảm giác khó chịu do bệnh lý gây ra, đồng thời tạo điều kiện cho các mô phục hồi nhanh chóng. 

Ăn rau xanh
Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ làm lành vết loét

Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc khi bị nhiệt miệng:

  • Mỗi ngày uống từ 2- 3 lít nước để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ đào thải độc tố, thanh lọc, làm mát và hỗ trợ phục hồi các vết loét do nhiệt miệng gây ra. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm nước ép trái cây, sinh tố để cung cấp khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ làm lành vết thương ở miệng do bệnh lý gây ra như rau xanh, sữa, trứng, trái cây (đu đủ, mâm xôi, chanh, cam, táo),… Hạn chế các loại trái cây gây nóng như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, vải,…
  • Ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai, chứa ít gia vị để hạn chế cơn đau rát, khó chịu do những vết loét gây ra.
  • Trong thời gian điều trị nhiệt miệng, bạn cần kiêng các món ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, khô, cứng và các thức uống chứa cồn, nước ngọt có gas.
  • Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng từ 2 – 3 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn và dùng nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý.
  • Để cải thiện tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như nha đam, nghệ vàng, lá bạc hà, lá trầu không,…
  • Từ bỏ một số thói quen tác động xấu đến răng miệng cũng như khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nặng nề hơn như dùng răng cắn xé vật cứng, nhọn, dùng tăm xỉa răng, thói quen nghiến răng,…

Uống C sủi chữa nhiệt miệng có thể cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra. Cách chữa này phù hợp với những trường hợp loét áp tơ do thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, để đạt được kết quả chữa bệnh tốt nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nhiệt miệng khi mang thai Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Do và Cách Xử Lý, Ngăn Ngừa

Nhiệt miệng khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp, hay xảy ra ở nhiều bà bầu.…

Các món ăn từ rau ngót có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 5+ Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Ngon và Thanh Mát Cho Cơ Thể

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, có thể tự hết sau 7 - 14 ngày nhưng lại mang đến…

Nhiệt miệng Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Trị

Thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém hoặc một số tình trạng sức khỏe là những tác nhân…

Nước uống trị nhiệt miệng tốt nhất 10 Loại Nước Uống Trị Nhiệt Miệng Thơm Ngon, Dễ Dùng

Sử dụng các loại nước uống có thể giúp làm mát cơ thể, bổ sung vitamin và khoáng chất, từ…

Trẻ hay bị nhiệt miệng thường có liên quan đến nhiều yếu tố Trẻ Hay Bị Nhiệt Miệng và Giải Pháp Chữa Trị, Ngăn Chặn

Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, bao gồm cả người lớn lẫn trẻ em. Các vết…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua