8 Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh (Lá + Quả) Dễ Thực Hiện
Chanh là loại quả quen thuộc, không chỉ được dùng để tăng hương vị cho món ăn mà còn là một loại dược phẩm thiên nhiên, có thể hỗ trợ điều trị hôi miệng. Có nhiều cách trị hôi miệng bằng chanh có thể kể đến như dùng nước cốt chanh, dùng lá chanh hoặc kết hợp chanh với gừng, chanh với muối…
Công dụng trị hôi miệng của chanh ở cả quả và lá
Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường là do sử dụng các thực phẩm gây sản sinh lưu huỳnh độc hại hoặc do các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp, tai – mũi – họng, bệnh lý về răng miệng…
Với các trường hợp bị hôi miệng do nguyên nhân khách quan, thói quen sử dụng thực phẩm gây mùi hoặc do bệnh lý về răng miệng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dân gian như trị hôi miệng bằng chanh để cải thiện trình trạng này.
Chanh không chỉ là loại quả được dùng làm thức uống tăng cường sức khỏe, làm gia vị thêm hương vị cho món ăn mà còn thường được sử dụng làm thuốc. Trong Đông y, chanh có vị chua ngọt, tính bình, thường được dùng để giải khát, trị mất nước, cảm nắng, ăn kém, nhiễm độc thai nghén…
Hầu hết các bộ phận của cây chân như rễ, vỏ, quả, thân, lá, hạt đều có thể sử dụng để làm thuốc. Trong đó, quả và lá của cây canh thường được dân gian sử dụng để chữa hôi miệng.
Sở dĩ chanh được dân gian dùng để trị hôi miệng vì những lý do sau đây:
- Chanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là vitamin C và còn chứa axit ascorbic có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa hoạt động của gốc tự do, giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi và các mảng bám trên răng. Từ đó cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng.
- Chanh được biết đến với công dụng diệt virus, diệt khuẩn, nâng cao khả năng miễn dịch nhờ chứa nhiều chất có lợi như canxi, magie, acid citric, vitamin C, pectin, limonin, flavonoid… Nhờ đó mà dùng chanh sẽ giúp chúng ta cải thiện một số vấn đề, bệnh lý về răng miệng, đồng thời giúp ngăn ngừa nhiệt miệng tối ưu.
- Lá chanh lẫn quả chanh đều có mùi thơm tự nhiên, có tác dụng giảm viêm, khử khuẩn, khử mùi tốt, giúp làm giảm mùi hôi miệng đáng kể.
- Ngoài ra, tinh dầu có trong chanh còn giúp củng cố mạch máu, axit trong chanh giúp kích thích vận động của cơ dạ dày, kích thích dạ dày tiết axit tiêu từ đó cải thiện đáng kể các bệnh lý về tiêu hóa gây hôi miệng.
Như vậy, chanh không chỉ có thể khử mùi hôi miệng do các thực phẩm có mùi gây ra mà còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý gây hôi miệng thường gặp. Người bệnh có thể dùng chanh trị hôi miệng vì đây là phương pháp được đánh giá cao về tính an toàn, nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mà cách làm cũng vô cùng đơn giản.
Tham khảo thêm: 10 Cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản, dân gian hay dùng
Lưu ngay 8 cách trị hôi miệng bằng chanh tại nhà hiệu quả và đơn giản
Có rất nhiều cách trị hôi miệng bằng chanh tại nhà, người bệnh có thể dùng nước cốt chanh, lá chanh hoặc kết hợp chanh với các nguyên liệu khác đều được.
Tùy vào điều kiện, tình trạng hôi miệng mà người bệnh lựa chọn cách làm sao cho phù hợp. Một số cách dùng chanh chữa hôi miệng hiệu nghiệm có thể kể đến như:
1. Công thức dùng lá chanh trị hôi miệng
Lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn, nổi tiếng với tác dụng sát khuẩn, chống viêm, chống nhiễm khuẩn, khử mùi, cân bằng tinh thân, tăng cường hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, lá chanh còn có khả năng ngăn ngừa sự phát triển của một số loại virus có hại, giúp hồi phục và sản sinh ra các tế bào khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Dùng lá chanh để giảm vi khuẩn, virus trong miệng, khử mùi hôi miệng cũng là một phương pháp trị hôi miệng mà người bệnh không nên bỏ qua.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá chanh già, khoảng 30 – 40 lá
- 20g muối biển
- 1 lít nước lọc
Cách thực hiện:
- Lá chanh rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ vi nấm, vi khuẩn
- Cho lá chanh vào nồi, thêm nước, đun sôi trong 5 – 10 phút cho tinh dầu tiết ra hoàn toàn
- Để nguội, cho vào chai hoặc hũ và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần
- Mỗi ngày dùng nước này ngậm súc miệng 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả.
2. Chữa hôi miệng bằng lá chanh và vỏ chanh
Vỏ chanh có chứa nhiều thành phần như vitamin C, vitamin P, Kali, Canxi, acid citric, limonene, chất xơ, salvestrol, flavonoid polyphenol… Có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe răng miệng, ức chế hoạt động của một số vi khuẩn gây ra các vấn đề về răng miệng.
Trong vỏ chanh có 4 hợp chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, có thể chống lại vi khuẩn và một số loại nấm kháng thuốc gây nhiễm trùng. Vỏ chanh còn có khả năng khử mùi, làm sạch rất tốt, thường được dùng kết hợp với lá chanh để trị hôi miệng.
Nguyên liệu:
- 1 nắm lá chanh tươi già
- 2 vỏ chanh tươi
Cách thực hiện:
- Lá và vỏ chanh tươi rửa sạch với nước muối loãng, cắt nhỏ
- Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, đun sôi với 300ml nước
- Để sôi khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp, để nguội
- Cho hỗn hợp vào chai, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh
- Dùng nước này súc miệng 2 – 3 lần/ngày sau khi đánh răng để giảm hôi miệng.
3. Trị hôi miệng bằng nước cốt chanh
Sử dụng nước cốt chanh được xem là cách chữa hôi miệng an toàn, đơn giản và dễ thực hiện nhất mà người bệnh có thể áp dụng. Trong nước cốt chanh có tính sát khuẩn, chống nhiễm trùng và giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng.
Đồng thời, nước cốt chanh còn có thể tăng cường men răng, hỗ trợ loại bỏ các mảng bám, thức ăn thừa trên răng rất tốt. Với cách làm này, chúng ta chỉ sử dụng nước cốt chanh để súc miệng nên không cần lo lắng nếu người bệnh đang mắc phải các bệnh lý về dạ dày.
Nguyên liệu:
- 1 – 2 quả chanh
- 350ml nước
Cách thực hiện:
- Chanh tươi rửa sạch, vắt lấy nước cốt, bỏ hạt
- Pha nước cốt với 350ml nước lọc đã chuẩn bị, sau đó cho hỗn hợp vào chai hoặc lọ nhỏ, đậy nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh
- Mỗi ngày lấy một ít nước chanh đã pha loãng ngậm và súc miệng
- Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày sau khi đánh răng, súc lại miệng với nước để tránh ảnh đến men răng.
Lưu ý: Mặc dù nước cốt chanh có thể tăng cường men răng nhưng nó chỉ có hiệu quả khi chúng ta thực hiện đúng cách. Nếu lạm dụng có thể làm ảnh hưởng đến men răng, gây mòn men răng do có chứa hàm lượng axit citric cao.
Xem thêm: Cách làm nước súc miệng chữa hôi miệng đơn giản nhất
4. Cách trị hôi miệng bằng gừng và chanh
Trong gừng có chứa một hoạt chất là 6-gingerol, có tác dụng kích thích tăng tiết enzyme sulfhydryl oxidase, một loại enzyme có tác dụng phá vỡ các hợp chất chứa lưu huỳnh gây mùi trong miệng.
Gừng cũng chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về hô hấp và tiêu hóa. Dùng gừng kết hợp với chanh để trị hôi miệng cũng là một phương pháp an toàn, có thể thử áp dụng.
Nguyên liệu:
- 1 quả chanh tươi
- 1 củ gừng tươi
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, để vỏ, cát thành lát mỏng
- Chanh rửa sạch, vắt lấy nước cốt, cho vào chén nhỏ
- Cho gừng đã cắt vào máy xay, thêm ít nước ấm rồi xay nhuyễn
- Lọc gừng qua rây để lấy nước cốt, bỏ bã
- Trộn đều nước cốt chanh với nước cốt gừng, thêm ít nước ấm
- Dùng nước này súc miệng đều đặn 2 – 3 lần/ngày.
5. Cách trị hôi miệng bằng chanh và muối
Chanh cũng thường được sử dụng kết hợp với muối để hỗ trợ điều trị hôi miệng. Muối nổi tiếng với đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn, có thể làm giảm vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Đặc biệt, muối có chứa flo, đây là hoạt chất có thể sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ các vi gây có hại trong miệng.
Muối còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu như chanh, trà xanh… để trị hôi miệng tại nhà.
Nguyên liệu:
- Nửa quả chanh
- 1 muỗng cà phê muối hạt
Cách thực hiện:
- Lấy 200ml nước ấm, vắt nước cốt chanh vào, bỏ hạt
- Thêm 1 muỗng cà phê muối vào nước chanh, khuấy đều cho tan
- Dùng nước này súc miệng 2 – 3 lần/ngày
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Lưu ý: Khi dùng muối và chanh trị hôi miệng, người bệnh nên sử dụng một lượng muối vừa phải. Việc sử dụng quá nhiều muối, pha muối không đúng tỷ lệ sẽ gây ra tình trạng mòn men răng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, phải đảm bảo muối được khuấy tan hoàn toàn vì hạt muối có thể ảnh hưởng đến men răng.
6. Dùng chanh và kem đánh răng trị hôi miệng
Một cách làm cũng không kém phần đơn giản, được nhiều người biết đến và áp dụng chính là dùng nước cốt chanh kết hợp với kem đánh răng để trị hôi miệng. Cách làm này tương đối dễ thực hiện, nguyên liệu cũng vô cùng đơn giản, là kem đánh răng và chanh có sẵn trong nhà.
Nguyên liệu:
- 1 ít nước cốt chanh
- Kem đánh răng
Cách thực hiện:
- Lấy một lượng vừa đủ kem đánh răng cho 1 lần đánh vào chén nhỏ
- Cho nước cốt chanh vào, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt
- Dùng hỗn hợp này đánh răng 2 lần/ngày
- Kiên trì trong nhiều ngày để làm sạch răng, giảm hôi miệng.
Gợi ý thêm: 5 Loại kem đánh răng trị hôi miệng tốt nhất hiện nay (có giá tham khảo)
7. Chữa hôi miệng bằng chanh và quế
Quế có vị cay ngọt, mùi thơm nồng, thường được sử dụng để trị ho, đau họng, khử mùi, chống nhiễm trùng, cải thiện các bệnh lý về đường hô hấp.
Tinh dầu quế có chứa cinnamaldehyde, có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn như Listeria, Salmonella, từ đó giúp ngăn ngừa sâu răng, làm giảm các bệnh lý về răng miệng và hỗ trợ điều trị hôi miệng đáng kể.
Người bệnh có thể áp dụng cách trị hôi miệng bằng chanh và quế dưới đây.
Nguyên liệu:
- 1 quả chanh
- 1 ít tinh dầu quế
Cách thực hiện:
- Chanh vắt lấy nước cốt, bỏ hạt, cho vào một cốc nước ấm, khuấy đều
- Thêm vào cốc nước chanh vài giọt tinh dầu quế
- Dùng hỗn hợp này súc miệng đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng hôi miệng
- Súc miệng lại với nước ấm để làm sạch khoang miệng.
8. Cách trị hôi miệng bằng chanh và baking soda
Baking soda là một loại muối trung tính, có đặc tính kháng khuẩn, tẩy trắng, cân bằng độ pH. Ngoài ra, baking soda cũng thường được sử dụng để làm sạch mảng bám trên răng, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Từ đó làm giảm đáng kể tình trạng hôi miệng.
Kết hợp baking soda với chanh cũng là một phương pháp được nhiều người biết đến và áp dụng.
Nguyên liệu:
- 1 quả chanh tươi
- 1 thìa cà phê baking soda
Cách thực hiện:
- Chanh tươi rửa sạch, vắt lấy nước cốt cho vào bát nhỏ
- Thêm baking soda, trộn đều theo tỷ lệ 1:1
- Khi thấy hỗn hợp sủi bọt thì dùng hỗn hợp này để đánh răng
- Súc miệng lại bằng nước ấm, áp dụng 2 – 3 lần/tuần
Lưu ý: Không nên lạm dụng phương pháp này để tránh tình trạng mòn men răng.
Xem thêm: 6 Mẹo Dùng Baking Soda Chữa Hôi Miệng Vừa Hay Lại An Toàn
Trị hôi miệng bằng chanh có hiệu quả không?
Có thể thấy, có rất nhiều cách dùng lá chanh và quả chanh trị hôi miệng ngay tại nhà rất đơn giản, dễ thực hiện. Thế nhưng, liệu phương pháp này có thật sự mang lại hiệu quả hay không thì không phải ai cũng biết.
Chuyên gia cho biết việc dùng lá chanh, vỏ chanh và nước cốt chanh trị hôi miệng là một phương pháp dân gian. Mặc dù có tính kháng khuẩn, làm sạch răng miệng cao nhưng chưa đủ mạnh để trị dứt điểm hôi miệng và các bệnh lý về răng miệng.
Nhiều người thường thấy bị hôi miệng là cứ áp dụng các biện pháp dân gian mà không xác định được nguyên nhân, lý do bị hôi miệng. Kết quả là sau một thời gian kiên trì áp dụng thì không thấy hiệu quả và quay lại trách người bày mẹo cho mình.
Thực tế là đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào xác định được hiệu quả của chanh trong việc hỗ trợ điều trị hôi miệng. Chanh chỉ có tác dụng làm giảm mùi hôi miệng một cách tạm thời.
Nói vậy không phải là phủ nhận hiệu quả của chanh trong điều trị hôi miệng và các bệnh lý về răng miệng. Có thể thấy, chanh được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm làm sạch răng miệng, hỗ trợ điều trị hôi miệng.
Như vậy có thể thấy, việc dùng chanh trị hôi miệng là có căn cứ. Thế nhưng, để trị hôi miệng, nhất là hôi miệng do bệnh lý thì cách tốt nhất là người bệnh nên thăm khám bác sĩ, nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.
Một số lưu ý khi áp dụng các cách chữa hôi miệng bằng chanh
Các lưu ý chi tiết trong mỗi phương pháp chúng tôi đã đề cập cụ thể. Tuy nhiên, sau đây là một số lưu ý chung cho người bệnh khi áp dụng các phương pháp này:
- Trị hôi miệng bằng chanh chỉ là mẹo dân gian, thích hợp với các trường hợp bệnh còn nhẹ do sử dụng các thực phẩm có mùi gây hôi miệng như hành, tỏi, uống nhiều cà phê…
- Hiệu quả của các phương pháp dân gian thường tương đối chậm, còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa, cách thực hiện, tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân hôi miệng của mỗi người.
- Nếu người bệnh bị hôi miệng lâu ngày, nghi ngờ do bệnh lý hoặc đã áp dụng nhiều phương pháp nhưng không thấy cải thiện thì tốt nhất nên thăm khám để tìm ra nguyên nhân và được điều trị đúng cách.
- Song song với việc điều trị, cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng. Nhất là thói quen vệ sinh răng miệng, nên chọn kem đánh răng và bàn chải phù hợp, chú ý đánh răng, súc miệng mỗi ngày để giảm hôi miệng.
Trên đây là một số cách trị hôi miệng bằng chanh, cả lá chanh và quả chanh đơn giản, dễ thực hiện mà người bệnh có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chanh có tính axit, vì vậy không nên lạm dụng. Hãy tham khảo ý kiến của nha sĩ để có lời khuyên phù hợp với tình trạng răng miệng của bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị hôi miệng lâu năm và hướng điều trị bệnh tận gốc
- TOP 10 thuốc đặc trị hôi miệng, loại bỏ tận gốc mùi hôi
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!