Top 10 Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Tốt Có Hiệu Quả Nhanh

Dùng thuốc bôi nhiệt miệng là cách đơn giản và đem lại hiệu quả nhanh chóng trong việc cải thiện các triệu chứng sưng viêm, lở loét miệng. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bôi trị nhiệt miệng đến từ nhiều thương hiệu trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Một vài loại phổ biến như: Oracortia, Kamistad Gel N, Orrepaste, Emoflour, Zytee RB, VNP… 

Có nên dùng thuốc bôi nhiệt miệng không?

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có thể tự thuyên giảm sau 7 – 10 ngày mà không cần phải can thiệp điều trị y tế. Theo dân gian, nhiệt miệng được cho là kết quả của việc ăn uống nhiều đồ nóng, làm tăng nhiệt cơ thể và bộc phát ra các vết viêm loét miệng nhỏ. 

Thuốc bôi nhiệt miệng
Các triệu chứng nhiệt miệng khá lành tính và có thể được dứt điểm nhanh chóng bằng một số loại thuốc bôi đặc trị

Còn dưới góc nhìn của y học hiện đại, nhiệt miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Các tác động vật lý, chấn thương, va đập, vô tình cắn mạnh vào niêm mạc trong miệng, bỏng nhiệt nóng khi ăn uống, sự tác động của hóa chất trong nước súc miệng/ kem đánh răng… là những yếu tố khởi phát tổn thương, sau đó hình thành vết loét. 
  • Suy giảm sức đề kháng do mắc các bệnh mãn tính, bệnh lý tự miễn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Lúc này, nổi nhiệt miệng được xem là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh. 
  • Thiếu hụt các loại vitamin, khoáng chất như B12, C, PP, sắt, kẽm… cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiệt miệng. 
  • Một số nguyên nhân khác như vệ sinh răng miệng kém, mắc các bệnh lý về răng miệng, stress quá mức… đều là những yếu tố có khả năng gây ra nhiệt miệng. 

Nhiệt miệng được đánh giá là bệnh lành tính, các triệu chứng thường chỉ ở mức độ nhẹ nên hoàn toàn có thể xử lý dứt điểm được thông qua các mẹo dân gian tại nhà, điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt và kết hợp dùng một số loại thuốc bôi đặc hiệu để rút ngắn thời gian điều trị. 

Để chọn lựa được loại thuốc bôi nhiệt miệng phù hợp, người bệnh nên ưu tiên chọn các loại gel/ kem bôi có những đặc điểm sau:

  • Ưu tiên những loại có độ bám dính tốt để nâng cao hiệu quả sát khuẩn, chống viêm và gây tê, giảm đau. 
  • Nên chọn những loại vừa chứa hoạt chất kháng sinh vừa chứa chất gây tê tại chỗ để đạt hiệu quả tối ưu 2in1. 
  • Các sản phẩm có chiết xuất thảo dược thiên nhiên nên được ưu tiên chọn lựa để hạn chế tối đa tác dụng phụ, nhất là khi phải sử dụng lâu dài. 

TOP 10 thuốc bôi chữa nhiệt miệng phổ biến trên thị trường

Dưới đây là 10 gợi ý tốt nhất dành cho bạn:

1. Kem bôi trị nhiệt miệng Oracortia

Oracortia là loại thuốc dạng bôi trị nhiệt miệng của Thái Lan được sử dụng phổ biến hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm được điều chế dưới dạng thuốc mỡ, sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn quốc tế. Không chỉ được các chuyên gia đánh giá cao về công dụng mà còn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người dùng. 

Thuốc bôi nhiệt miệng
Kem bôi trị nhiệt miệng Oracortia của Thái Lan được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa
  • Công dụng: Trong Oracortia chứa hoạt chất chính là Triamcinolon acetonide 0.1% – một loại glucocorticoid có chứa flour. Hoạt chất này có khả năng ức chế quá trình giải phóng chất gây viêm, giảm tổn thương dạng loét và hỗ trợ cải thiện triệu chứng sưng đau, nóng rát. 
  • Tác dụng phụ: NSX khuyến cáo Oracortia có thể làm rạn da, teo da, mỏng da, nổi ban đỏ do kích ứng da quá mức và tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát do suy giảm miễn dịch. 
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Dùng với tần suất 2 – 3 lần/ ngày, sau khi ăn xong với điều kiện đã súc miệng sạch sẽ và buổi tối trước khi đi ngủ. 
    • Chỉ bôi một lớp mỏng lên vùng vết loét niêm mạc miệng do nhiệt miệng gây ra và không chà xát. 
    • Tránh dùng trên diện rộng và lạm dụng liều cao trong thời gian dài. 
  • Giá bán tham khảo: 13.000đ/ gói 1g hoặc 425.000đ/ hộp 50 gói. 

2. Thuốc bôi nhiệt miệng Orrepaste

Orrepaste là thuốc trị nhiệt miệng có xuất xứ từ Malaysia và rất được ưa chuộng tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Sản phẩm chứa thành phần chính là Triamcinolone Acetonide cùng một số thành phần tá dược khác. 

Thuốc bôi nhiệt miệng
Orrepaste là sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng nổi tiếng đến từ Malaysia
  • Công dụng:
    • Hỗ trợ điều trị một số bệnh lý liên quan đến khoang miệng như nhiệt miệng, viêm niêm mạc miệng, môi, nứt nẻ môi do thời tiết lạnh bằng cách cải thiện triệu chứng đau nhức và ngăn chặn vết loét lây lan. 
    • Một số trường hợp khác còn được sử dụng để giảm đau sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa, phòng ngừa đau sốt ở trẻ nhỏ đang mọc răng sữa… 
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Dùng một lượng gel Orrepaste vừa đủ bôi lên vị trí vết loét tổn thương do nhiệt miệng. Chỉ bôi 1 lớp mỏng, tránh bôi thuốc trên phạm vi diện rộng và không súc miệng lại với nước ngay. 
    • Nên dùng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. 
    • Tần suất sử dụng 2 – 3 lần/ ngày. 
  • Tác dụng phụ
    • Có thể gây viêm, suy thượng thận, loét đường tiêu hóa, dị hóa protein, rối loạn chuyển hóa glucid… nếu sử dụng sai cách. 
    • Chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, bệnh nhân lao, tiểu đường, viêm loét ruột… 
  • Giá bán tham khảo: 33.000đ/ tuýp 5g. 

3. Thuốc nhiệt miệng dạng gel bôi Zytee RB

Nếu chưa biết nhiệt miệng nên bôi thuốc gì thì hãy thử chọn sản phẩm Zytee RB của Ấn Độ. Đây là một loại thuốc dạng bôi chống viêm không chứa steroid, thay vào đó là các hoạt chất như clorua benzalkonium 0.02%, Cholin salicylat 9%. Cơ chế giảm đau của Zytee RB Gel chính là ngăn chặn quá trình giải phóng hormone prostaglandin – nguyên nhân làm kích hoạt cơn đau nhức, sưng viêm trong khoang miệng. 

Thuốc bôi nhiệt miệng
Gel bôi Zytee RB làm giảm nhanh cơn đau nhức, giảm sưng viêm vết loét nhiệt miệng hiệu quả
  • Công dụng
    • Điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhờ khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. 
    • Đem lại hiệu quả giảm đau tức thời chỉ sau 3 – 4 phút và duy trì hiệu quả kéo dài trong 3 – 4 tiếng. 
    • Zytee RB còn được dùng để điều trị đau răng, sâu răng, viêm nướu răng, viêm lưỡi… 
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Dùng 2 – 4 lần/ ngày. 
    • Nhỏ 1 – 2 giọt gel ra đầu ngón tay rồi xoa nhẹ vào vị trí vết loét nhiệt miệng. Lưu ý phải rửa tay sạch trước khi bôi. 
  • Tác dụng phụ:
    • Sử dụng Zytee RB với tần suất dày đặc trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngứa rát, nổi mẩn đỏ, nôn mửa, co giật, sưng mí mắt. 
    • Chống chỉ định sử dụng với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và người dưới 16 tuổi. 
  • Giá bán tham khảo: 25.000đ/ tuýp 10ml. 

4. Gel bôi Kamistad trị nhiệt miệng

Kamistad Gel N là thuốc bôi trị nhiệt miệng có xuất xứ từ Đức và là sản phẩm độc quyền của Công ty Stada Arzneimittel A.G. Thuốc được điều chế dưới dạng gel, chứa các thành phần chính gồm: Lidocaine có tác dụng gây tê tại chỗ, benzalkonium clorid giúp sát trùng, kháng khuẩn, chiết xuất hoa cúc giúp chống viêm, xoa dịu kích ứng cùng một số hoạt chất khác như ethanol, sodium 2 H2O, tinh dầu quế, axit fomic khan, carbomers… 

Thuốc bôi nhiệt miệng
Kamistad Gel N là thuốc bôi trị nhiệt miệng của Đức với khả năng dứt điểm tổn thương nhiệt miệng nhanh chóng
  • Công dụng:
    • Được dùng ngăn chặn vết loét nhiệt miệng lan rộng, hỗ trợ giảm đau và các triệu chứng liên quan. 
    • Kamistad còn được dùng phổ biến trong điều trị viêm nướu răng, nứt mẻ môi miệng, giảm đau răng khôn, lắp răng giả, trẻ mọc răng sữa… 
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Dùng 3 lần/ ngày trong khoảng thời gian từ 5 – 7 ngày. 
    • Bôi gel trực tiếp lên miệng vết thương, tốt nhất nên bôi sau khi ăn và trước khi đi ngủ. 
  • Giá bán tham khảo: 40.000 – 50.000đ/ tuýp 10g. 

5. Thuốc bôi trị nhiệt miệng Mouthpaste

Một trong những loại thuốc bôi nhiệt miệng nổi tiếng trên thị trường chính là Mouthpaste của Việt Nam. Đây là sản phẩm độc quyền của Công ty Cổ phần Dược phẩm Medipharco, đượcđiều chế dưới dạng gel bôi dễ sử dụng.

Thuốc bôi nhiệt miệng
Thuốc bôi trị nhiệt miệng Mouthpaste được nhiều người tin dùng
  • Công dụng:
    • Với thành phần chính là Triamcinolone acetonide có khả năng điều trị dứt điểm các triệu chứng nhiệt miệng, viêm loét, tổn thương niêm mạc môi, miệng… 
    • Bên cạnh đó, Mouthpaste còn được dùng phổ biến nhằm giảm đau do viêm nướu răng, đau khi mọc răng, nứt nẻ môi do thời tiết, nắn chỉnh răng, đeo hàm răng giả…
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Sử dụng với tần suất 2 – 3 lần/ ngày. Sản phẩm chỉ dùng điều trị ngắn ngày, có thể dùng liên tục nhưng không quá 8 ngày. 
    • Lấy một lượng gel nhỏ ra đầu ngón tay, bôi một lớp mỏng lên vết loét nhiệt miệng. Tránh bôi diện rộng hay bôi quá dày. 
    • Không cần súc miệng lại sau khi bôi. 
  • Tác dụng phụ:
    • Theo ghi nhận của NSX sản phẩm này có thể gây ra một số kích ứng da như viêm da dị ứng, ngứa ngáy, phát ban, chóng mặt, khó thở… nếu lạm dụng trong thời gian dài. 
    • Chống chỉ định sử dụng với những người có cơ địa dị ứng hoặc mẫn cảm quá mức với các thành phần trong thuốc. 
  • Giá bán tham khảo: 19.500d0/ tuýp 5g. 

6. Tuýp thuốc bôi nhiệt miệng Emofluor

Emoflour là một trong những loại thuốc bôi đặc trị nhiệt miệng có tác dụng mạnh. Sản phẩm được nhập khẩu từ Thụy Sỹ, được đông đảo người dùng tin tưởng sử dụng và đạt được chứng nhận an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong Emoflour có chứa các thành phần như Phosphor Colamine, Aqua, Sodium Saccharin, Cellulose Gum, Aroma… 

Thuốc bôi nhiệt miệng
Emofluor là thuốc bôi đặc trị nhiệt miệng hiệu quả, nhanh chóng
  • Công dụng
    • Điều trị nhiệt miệng hiệu quả nhờ khả năng ức chế sự lây lan của vết loét. Đồng thời hỗ trợ kiểm soát làm giảm các triệu chứng đau nhức, rát xót khó chịu.
    • Emoflour còn được sử dụng phổ biến trongs điều trị các bệnh lý răng miệng khác như cải thiện chứng răng ê buốt, đau răng, viêm lợi, tụt nướu, phòng ngừa sâu răng… 
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Dùng 3 – 4 lần/ ngày với liều điều trị hoặc 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ với liều phòng ngừa. 
    • Sau khi bôi thuốc xong, đợi 1 phút cho thuốc ngấm rồi nhổ bỏ, súc miệng lại bằng nước sạch, tuyệt đối không được nuốt. 
  • Giá bán tham khảo: 190.000đ/ tuýp 75ml. 

7. Thuốc bôi chữa nhiệt miệng VNP

Gel chữa nhiệt miệng VNP là một sản phẩm nội địa được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng chọn lựa. Sản phẩm được điều chế dưới dạng gel bôi có chứa thành phần chính là Chlorhexidine digluconate – đây là một hoạt chất sát khuẩn được sử dụng phổ biến trong nha khoa với mục đích vệ sinh khoang miệng. Đồng thời, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm gây nhiệt miệng. 

Thuốc bôi nhiệt miệng
Thuốc bôi chữa nhiệt miệng VNP dạng gel dễ sử dụng và đem lại hiệu quả cao
  • Tác dụng phụ: Một số trường hợp dùng gel VNP được cảnh báo có thể gây làm giảm vị giác tạm thời và thay đổi màu răng nếu dùng trong thời gian dài. 
  • Hướng dẫn sử dụng:
    • Tần suất sử dụng 2 – 3 lần/ ngày. Có thể cho thuốc ra miếng gạc y tế rồi xoa vào vết loét nhiệt miệng hoặc bôi trực tiếp bằng tay đều được. 
    • Nên sử dụng sau mỗi bữa ăn, cách ít nhất 30 phút hoặc 1 tiếng sau khi bôi mới được ăn uống bình thường. 
    • Lưu ý không súc miệng ngay sau khi bôi gel. 
  • Giá bán tham khảo: 16.000đ/ tuýp 10g. 

8. Taisho Gel cải thiện triệu chứng nhiệt miệng

Taisho Gel là một trong những loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng nổi tiếng của Nhật Bản. Sản phẩm được điều chế dưới dạng gel bôi dễ sử dụng. Đặc biệt với các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên lành tính, phù hợp sử dụng cho cả trẻ em. Cụ thể như Triamcinolone acetonide, xylitol, I – menthol, carboxyvinyl polymer, hypromellose…

Thuốc bôi nhiệt miệng
Taisho Gel là loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng nổi tiếng của Nhật Bản
  • Công dụng
    • Điều trị nhiệt miệng bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vết lở loét, xoa dịu cơn đau nhức, rát xót trong khoang miệng. 
    • Thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng của vết loét nhiệt miệng, lấy lại khả năng ăn uống dễ dàng. 
  • Hướng dẫn sử dụng: Đối với trẻ nhỏ dùng 2 – 4 lần/ ngày với lớp bôi mỏng vừa phải. Còn với người lớn có thể tăng lượng dùng sao cho phù hợp với mức độ và kích thước vết loét. 
  • Giá bán tham khảo: 280.000 – 300.000đ/ tuýp 5g.

9. Kem bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste

Sản phẩm thuốc bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste có xuất xứ từ Thái Lan và được tin dùng phổ biến tại thị trường Việt Nam. Sản phẩm chứa hoạt chất chính là triamcinolon acetonide có tác dụng cải thiện triệu chứng đau rát và hỗ trợ làm lành vết loét nhiệt miệng.

Thuốc bôi nhiệt miệng
Kem bôi nhiệt miệng Trinolone Oral Paste cải thiện triệu chứng đau rát và phục hồi tổn thương nhiệt miệng nhanh chóng
  • Tác dụng phụ: Loại thuốc bôi này được cảnh báo có thể gây ra một số tác dụng phụ như làm mỏng da, rạn da, teo da, nhất là ở các vùng có nếp gấp. Ngoài ra, thành phần corticoid có thể gây kích ứng, phát ban, ức chế miễn dịch tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. 
  • Hướng dẫn sử dụng
    • Súc miệng bằng nước muối sinh lý, lau khô vết loét, sau đó dùng tăm bông thấm thuốc hoặc bôi kem trực tiếp lên vết loét bằng tay (đã rửa sạch). 
    • Chỉ bôi thuốc tại vị trí có tổn thương nhiệt miệng, tránh bôi trên diện rộng. 
    • Sản phẩm chỉ dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. 
  • Giá bán tham khảo: 69.000đ/ tuýp 5g.

10. Nitrate bạc – Thuốc bôi trị nhiệt miệng hiệu quả

Loại thuốc trị nhiệt miệng tốt cuối cùng trong danh sách này là Nitrate Bạc. Đây là loại thuốc chỉ được dùng theo toa thuốc của bác sĩ. Thuốc có tác dụng nhanh sau 3 – 5 ngày dùng với khả năng điều trị triệt để các triệu chứng nhiệt miệng. Đồng thời, thuốc còn giúp thúc đẩy cơ chế tự làm lành tổn thương sau 3 – 5 ngày sử dụng. 

Thuốc bôi nhiệt miệng
Nitrate bạc trị nhiệt miệng hiệu quả nhưng chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
  • Hướng dẫn sử dụng:
    • Nitrate Bạc hoạt động với cơ chế đốt tiêu hủy vết viêm loét, từ đó dứt điểm tình trạng viêm nhiễm, không phát sinh lây lan. 
    • Dùng thuốc 1 lần/ ngày, tốt nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. 
    • Tuyệt đối không tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc này quá mức. Chỉ được dùng khi bác sĩ chỉ định trong các trường hợp dùng những loại thuốc trên không hiệu quả. 
  • Giá bán: Tham khảo tại các nhà thuốc bệnh viện để biết giá chính xác. 

Các lưu ý quan trọng về cách sử dụng thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả

Nhiệt miệng không phải bệnh lý quá nghiêm trọng, rất nhiều trường hợp tái đi tái lại thường xuyên nhưng vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các triệu chứng đau nhức, rát xót triền miên lại kéo theo những phiền toái trong ăn uống, sinh hoạt và đời sống tinh thần. Do đó, việc dùng thuốc để dứt bệnh càng sớm càng tốt là điều cần thiết. 

Bên cạnh việc sử dụng loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nhiệt miệng cần chú ý tuân thủ những lưu ý trong việc dùng thuốc cũng như chăm sóc tại nhà để nhanh khỏi bệnh. 

Thuốc bôi nhiệt miệng
Dùng thuốc bôi nhiệt miệng đúng loại, đúng liều lượng, đúng cách và đúng thời gian theo chỉ định của chuyên gia
  • Chỉ dùng thuốc sau khi đã được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và mức độ nhiệt miệng. Tránh tự ý mua thuốc sử dụng hoặc tăng giảm liều theo cảm tính, đặc biệt đối với một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh và trẻ nhỏ. 
  • Trong quá trình điều trị nhiệt miệng, người bệnh cần chú ý trong chế độ ăn uống. Hạn chế ăn những món cay nóng, quá chua, quá mặn, các loại trái cây có chứa axit, đồ uống chứa chất kích thích… vì chúng sẽ càng khiến vết loét nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Thay vào đó, nên ưu tiên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, củ quả giàu vitamin, khoáng chất, các loại đồ uống thanh mát… Chúng sẽ giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe niêm mạc, nâng cao sức đề kháng chống lại viêm nhiễm. 
  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng 2 – 3 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng và cạo lưỡi thường xuyên. 
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh stress, rèn luyện thể chất… để nâng cao sức đề kháng, giúp vết thương nhiệt miệng nhanh lành. 
  • Trong quá trình dùng thuốc bôi nhiệt miệng xảy ra các triệu chứng bất thường hoặc dùng mãi mà các triệu chứng không thuyên giảm, tốt nhất nên ngưng lại và đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán lại, tư vấn hướng điều trị khác phù hợp hơn.

Trên đây là TOP 10 loại thuốc bôi nhiệt miệng hiệu quả được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng. Hi vọng những gợi ý này sẽ giúp quý bạn đọc có thêm các kiến thức bổ ích về thuốc chữa nhiệt miệng. Đồng thời, dễ dàng đưa ra sự chọn lựa phù hợp và tất nhiên phải với điều kiện có sự chỉ định và theo sát của bác sĩ chuyên khoa. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 00:21 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:21 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Thuốc trị nhiệt miệng cho bé 10 Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Bé Có Hiệu Quả Hiện Nay
Nhiệt miệng không chỉ thường xuyên xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em. Có nhiều cách điều trị nhiệt miệng, trong đó, việc sử dụng…
Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện

Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp…

Nhiệt miệng uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng là một yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của các…

Trị nhiệt miệng bằng muối là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng Trị Nhiệt Miệng Bằng Muối Có Hiệu Quả Thế Nào?

Trị nhiệt miệng bằng muối là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người biết đến và áp…

Nhiệt miệng uống thuốc gì? Nhiệt Miệng Uống Thuốc Gì Giúp Hồi Phục Nhanh Chóng?

Các triệu chứng nhiệt miệng tuy không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống, khó…

Nhiệt miệng ở lưỡi tương đối phổ biến, thường có liên quan đến nhiều yếu tố Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào. Các vết…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua