Mắc bệnh xơ cứng bì sống được bao lâu?
Người mắc bệnh xơ cứng bì thường sống được thêm khoảng 10 năm. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 10 năm là 50 – 60%. Bệnh xơ cứng bì không có thuốc đặc trị và gây ra những tổn thương cho cơ quan nội tạng.
Người bệnh xơ cứng bì sống được bao lâu?
Xơ cứng bì một căn bệnh da liễu mãn tính. Biểu hiện của bệnh là tình trạng làn da trở nên dầy hơn, khô và xơ cứng.
Nguyên nhân gây ra bệnh xơ cứng bì vẫn còn chưa được xác định, các nhà khoa học vẫn còn đang nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, bệnh xơ cứng bì không phải là một bệnh có tính chất lây nhiễm hoặc di truyền.
Cơ chế hình thành bệnh xơ cứng bì đó là do cơ thể có những rối loạn, dẫn đến chất tạo keo tiết ra nhiều ở lớp biểu bì; từ đó dẫn đến việc phát bệnh xơ cứng bì.
Bệnh xơ cứng bì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng, biến chứng đến xương khớp, các cơ quan nội tạng trong cơ thể, gây loét đầu chi, xơ đường mật,… Chính vì những biến chứng tổn thương nội tạng của cơ thể, nên người bệnh cần phải chú ý trong việc điều trị để ngăn chặn những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh xơ cứng bì không thể tự khỏi, chưa có thuốc đặc trị, chưa có cách điều trị dứt điểm trong giai đoạn này.
Từ khi phát bệnh, người bệnh có thể sống thêm được mươi năm nữa. Tỷ lệ bệnh nhân sống trên 10 năm là 50 – 60%.
Một số phương pháp điều trị cải thiện bệnh xơ cứng bì
1. Điều trị nội khoa
Tác động nghiêm trọng của xơ cứng bì đối với sức khỏe người bệnh đó là làm tổn hại các cơ quan nội tạng. Do đó, bệnh nhân xơ cứng bì thường được bác sĩ chỉ định dùng một số loại thuốc giúp điều trị những vết thương ở cơ quan nội tạng, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Về thuốc uống, tùy vào từng trường hợp, bệnh nhân xơ cứng bì sẽ được điều trị bằng thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc chữa trào ngược axit, thuốc điều trị tổn thương ở đường ruột, thuốc điều trị tổn thương ở gan, thuốc giãn mạch máu,… Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để điều trị bệnh xơ cứng bì. Các nghiên cứu vẫn đang được các nhà khoa học thực hiện nhằm bào chế ra những loại thuốc điều trị xơ cứng bì.
Người bệnh xơ cứng bì có thể được bác sĩ chỉ định dùng một số loại kem dưỡng da, giúp làm mềm da, giảm khô và ngứa ngoài da.
Trong trường hợp bệnh nhân bị loét đầu chi, bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau để tránh nhiễm trùng và sưng đau.
2. Điều trị tại nhà
Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc, chăm sóc lại nhà cũng là một cách giúp người bệnh cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh xơ cứng bì gây ra.
Người bệnh xơ cứng bì cần chăm sóc sức khỏe như sau:
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh;
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày;
- Tránh tắm nhiều;
- Ăn uống đúng giờ;
- Ăn uống đầy đủ các chất. Tăng cường bổ sung vitamin, chất xơ cho cơ thể;
- Tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho cơ thể như thức ăn mặn, thức ăn nhanh, thức ăn có vị cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Tránh sử dụng thuốc lá, bia rượu và những loại chất kích thích khác;
- Tăng cường vận động bằng các phương pháp như tập thể dục, chơi thể thao, tập yoga,…
- Lựa chọn loại xà phòng, sữa tắm phù hợp với làn da, không bị kích ứng;
- Giữ tình thần lạc quan, tránh stress;
- Phân bố thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý;
- Ngủ đủ giấc;
- Tránh thức khuya;
- Khi có kế hoạch mang thai, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và theo dõi tình trạng sức khỏe.
Tóm lại, bệnh xơ cứng bì là một căn bệnh mãn tính, vẫn chưa tìm ra được thuốc đặc trị hiệu quả. Người bệnh xơ cứng bì thường sống được thêm 10 năm, từ khi phát bệnh. Người bệnh cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, chăm sóc cơ thể đúng cách, giữ tinh thần lạc quan, ăn uống khoa học,… Một lối sống lành mạnh sẽ giúp hỗ trợ rất nhiều trong điều trị bệnh xơ cứng bì.
Bài viết trên đây cung cấp một số thông tin về tuổi thọ của người bệnh xơ cứng bì, một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh,… Tuy nhiên những thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị, chẩn đoán,… thay thế cho bác sĩ chuyên khoa.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!