Bà Bầu Bị Nhiệt Miệng: Nguyên Do và Cách Xử Lý, Ngăn Ngừa

Nhiệt miệng khi mang thai là một trong những vấn đề thường gặp, hay xảy ra ở nhiều bà bầu. Tình trạng này thường có liên quan đến nhiều yếu tố, thường gặp là do rối loạn nội tiết, thiếu hụt dưỡng chất, do chấn thương hoặc có liên quan đến một số bệnh lý về răng miệng. Nhiệt miệng là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài, không điều trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. 

Nhiệt miệng khi mang thai – Dấu hiệu

Nhiệt miệng được đánh giá là một bệnh lành tính, chỉ gây ra các vết loét ở niêm mạc miệng, gây đau và khó chịu nhiều. Tuy nhiên, đa phần bệnh có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần nếu có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Một số dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng khi mang thai thường là:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều đốm đỏ, vết đau ở vùng mặt trong của má, mặt trên của miệng, đáy nướu, lưỡi
  • Các đốm đau này gây ra cảm giác hơi cộm, khó chịu, sau vài ngày thì to dần vỡ ra và phát triển thành vết lở loét
  • Các vết loét to dần, có kích thước đa dạng, thường từ 2 – 10mm có hình tròn hoặc hình bầu dục
  • Vết loét có nông, có bờ cao, viền xung quanh màu đỏ, khác biệt rõ rệt với vùng da lành
  • Miệng có cảm giác đau rát, nhất là khi nói, khi sử dụng các thực phẩm quá nóng, quá mặn hoặc quá cay… 
  • Hôi miệng, gặp khó khăn khi ăn uống, có thể kèm theo ngứa lưỡi, sốt
  • Các vết loét hay xuất hiện đơn độc, nhưng cũng có trường hợp mọc thành từng đám hoặc thành các cụm rải rác
  • Có thể tự lành sau 1 – 2 tuần hoặc chậm hơn do hệ miễn dịch của bà bầu suy giảm… 
Nhiệt miệng khi mang thai mang đến cảm giác đau rát khó chịu cho mẹ bầu
Nhiệt miệng khi mang thai mang đến cảm giác đau rát khó chịu cho mẹ bầu

 Theo các bác sĩ chuyên khoa, nhiệt miệng khi mang thai được chia làm 3 dạng đặc trưng gồm:

  • Vết loét nhẹ: Có đường kích khoảng từ 2 – 9mm, hay gặp ở niêm mạc miệng, lưỡi nướu, có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày hoặc thậm chí là 10 ngày.
  • Vết loét nghiêm trọng: Có đường kính khoảng 10mm, hay xuất hiện ở bề mặt nướu, lưỡi và niêm mạc miệng. Gây ra cảm giác đau rát, khó chịu nhiều, có thể để lại sẹo. 
  • Loét Herpetiform: Vết loét này chủ yếu do virus gây ra, có đường kính nhỏ khoảng 1mm nhưng rất nhiều, tập trung thành cụm với hàng chục nốt. Đây là dạng loét miệng lâu lành, thường kéo dài từ 2 – 3 tuần và có nguy cơ để lại sẹo. 

Được biết, đa phần các trường hợp bà bầu bị nhiệt miệng thường không quá nghiêm trọng. Chủ yếu rơi vào dạng đầu tiên, tức là các vết loét chỉ từ 2 – 9 mm và có thể nhanh chóng biến mất khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp vết nhiệt miệng kéo dài, lâu khỏi, gây nhiều ảnh hưởng cho mẹ và bé. 

Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi mang thai

Nhiệt miệng là tình trạng trên các mô mềm trong miệng như ở nướu, trong má, trên môi xuất hiện các vết loét nhỏ, nông, có viền đỏ, hình dáng đa dạng, đa phần là hình bầu dục hoặc tròn. Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, nhiều đối tượng và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nhiệt miệng khi mang thai không lây lan, có thể tự khỏi nhưng thường tái phát nhiều lần, gây khó chịu nhiều cho mẹ bầu, đặc bị là khi ăn hoặc khi nói… 

Hiện nay, người ta vẫn chưa thể xác định được chính xác đâu là nguyên nhân chính yếu gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiệt miệng chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ mang thai và sau sinh, có liên quan đến nhiều yếu tố, có thể kể đến như:

1. Thay đổi nội tiết tố

Thay đổi nội tiết tố là tình trạng mà bất cứ bà bầu nào cũng sẽ gặp phải khi mang thai. Lúc này, các hormone trong thai kỳ thay đổi rõ rệt, tăng giảm đáng kể, làm rối loạn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng của những bộ phận khác trong cơ thể. Thay đổi nội tiết tố, nhất là sự gia tăng mạnh mẽ của hormone Progesterone khiến thân nhiệt và huyết áp của mẹ bầu tăng cao. 

Hơn nữa, lúc này nếu mẹ bị nôn nghén nhiều mà không bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, khiến cơ thể thiếu nước thì sẽ rất dễ làm xuất hiện các vết loét nhiệt miệng. Đa phần các trường hợp bị nhiệt miệng thường liên quan đến sự thay đổi của hormone kết hợp cùng tình trạng nôn nghén nghiêm trọng. 

2. Do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý

Nhiệt miệng khi mang thai có thể xảy ra do chế độ ăn uống chưa hợp lý, thiếu khoa học của mẹ bầu. Trong thai kỳ, nhất là giai đoạn tam nguyệt cá thứ nhất và thứ 2, mẹ rất thèm ăn và ăn rất nhiều các thực phẩm quá chua, quá cay hoặc quá ngọt. Những thực phẩm này nếu sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, là một trong những yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của bệnh nhiệt miệng.

Thường xuyên ăn chua, cay nóng sẽ dễ bị nhiệt miệng
Thường xuyên ăn chua, cay nóng sẽ dễ bị nhiệt miệng

Bên cạnh đó, mẹ bầu rất dễ bị thiếu hụt dưỡng chất, do cơ thể vừa phải cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ, vừa phải nuôi dưỡng thai nhi. Nếu chế độ ăn không đảm bảo, mẹ sẽ có nguy cơ bị nhiệt miệng cao. Có rất nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng, nhiệt miệng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, vitamin B12, B2, B3, B9, sắt,  và axit folic.

Ngoài ra, một chế độ ăn quá nhiều đồ ăn khô, nhiều đạm, thiếu rau xanh, chất xơ, trái cây cũng có thể khiến bà bầu bị loét miệng. Bạn cần cân nhắc xem chế độ dinh dưỡng của mình đã hợp lý chưa, liệu đây có phải là nguyên nhân gây nhiệt miệng của mình không nhé. 

3. Nhiệt miệng khi mang thai do bệnh lý 

Một nguyên nhân có thể gây ra tình trạng các vết nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên khi mang thai không thể bỏ qua chính là các bệnh lý về răng miệng. Nhiễm khuẩn răng miệng, mắc các bệnh lý về răng miệng nhưng không được chăm sóc và điều trị đúng cách, cộng thêm tình trạng nôn nghén nghiêm trọng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm loét tại niêm mạc. Một số bệnh lý về răng miệng thường gặp có thể kể đến như: 

4. Do hệ miễn dịch suy giảm 

Trong những tháng đầu của thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu, để tránh hiện tượng cơ thể đào thải phôi thai, hormone progesterone thai kỳ sẽ được tăng cường nhằm ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến hệ miễn dịch của mẹ suy giảm, tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh nhiệt miệng. Cũng chính vì điều này mà mẹ rất dễ bị cảm lạnh và các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh về hô hấp. 

5. Nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng khi mang thai cho bà bầu có thể kể đến như:

  • Chấn thương có bị té ngã, do lỡ cắn phải niêm mạc khi đang ăn uống làm xuất hiện các vết loét nhiệt miệng tại vùng niêm mạc bị trầy xước
  • Do vệ sinh răng miệng chưa phù hợp, chưa đúng cách, dùng bàn chải có lông cứng, động tác chải răng thô mạnh làm tổn thương niêm mạc gây nhiệt miệng
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị dẫn đến sự xuất hiện của bệnh nhiệt miệng
  • Do sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng không phù hợp, đặc biệt là các loại kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Sodium Lauryl Sulfate
  • Do bà bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, stress, hay lo lắng, suy nghĩ nhiều, tinh thần không được thư giãn, thoải mái
  • Mẹ bầu thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không được ngon giấc, cung cấp không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Do một số thói quen không tốt như thường xuyên sử dụng rượu bia, bà bầu không bỏ thuốc lá khi mang thai… 

Nhiệt miệng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? 

Như đã đề cập, nhiệt miệng là bệnh lành tính, không nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ lẫn sự phát triển của bé. Tuy nhiên, khi bị nhiệt miệng, mẹ không nên chủ quan. Nếu không được chăm sóc đúng cách, vết nhiệt miệng sẽ lâu lành, gây ra cảm giác đau rát, sưng đỏ khó chịu, khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống.

Nhiệt miệng khi mang thai ở mức độ nhẹ sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé
Nhiệt miệng khi mang thai ở mức độ nhẹ sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mẹ và bé

Nhiệt miệng làm mẹ ăn uống không ngon miệng, không ăn được nhiều do đau rát. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, khiến cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên mệt mỏi, uể oải, khó chịu, nghiêm trọng hơn có thể gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Các vết loét nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Thế nhưng nếu nội tiết tố của mẹ không ổn định, hệ miễn dịch kém, sức khỏe yếu, thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin nhóm B thì vết loét sẽ lâu lành hơn. Một số trường hợp nhiệt miệng nghiêm trọng, hiếm gặp, có thể ảnh hưởng đến thai nhi như:

  • Thai chậm phát triển do mẹ không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Thai nhẹ cân, con sinh ra thiếu tháng, hay ốm yếu, có nguy cơ suy dinh dưỡng
  • Thai nhì cũng “lo âu”, em bé sinh ra “khó tính” hơn do mẹ stress, căng thẳng trong suốt thai kỳ

Nhìn chung, nhiệt miệng khi mang thai không nguy hiểm. Có thể cải thiện, giảm đau rát, khó chịu, giúp vết loét nhanh lành hơn bằng nhiều phương pháp. Mẹ không cần lo lắng rằng tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, cũng đừng quá chủ quá, lơ là vì nếu vết loét kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác chứ không đơn giản là nhiệt miệng. 

Cách xử lý khi bà bầu bị nhiệt miệng 

Thông thường, bà bầu bị nhiệt miệng chủ yếu rơi vào trường hợp các vết loét nhỏ, có thể nhanh lành sau 10 – 14 ngày. Để giúp giảm đau rát, khó chịu khi bị nhiệt miệng, giúp vết loét nhanh lành hơn, chúng ta cần có biện pháp xử lý, chăm sóc phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu mà mẹ bầu có thể tham khảo:

1. Chữa nhiệt miệng tại nhà bằng mẹo

Các mẹo dân gian thích hợp để hỗ trợ cải thiện, điều trị nhiệt miệng ở mức độ nhẹ, mới xuất hiện. Khi mang bầu, có rất nhiều loại thuốc mà mẹ không thể sử dụng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, việc áp dụng các mẹo dân gian với những nguyên liệu thiên nhiên an toàn, lành tính là lựa chọn hàng đầu được các mẹ bầu ưu tiên. Một số mẹo chữa nhiệt miệng cho bà bầu an toàn có thể kể đến như: 

Dùng khế chua chữa nhiệt miệng

Khế chua là loại quả có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin C, vitamin  A, vitamin B1, B2, canxi, natri, kali, protein, glucid… Có tác dụng giải nhiệt, giải khát, làm ra mồ hôi, làm mát cơ thể, trị phong nhiệt… Sử dụng khế chua giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao đề kháng, hỗ trợ làm lành vết loét nhiệt miệng cho bà bầu.

Nước khế chua có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Nước khế chua có thể hỗ trợ điều trị nhiệt miệng

Cách thực thiện:

  • Lấy 2 – 3 quả khế chua loại chưa chín quá, rửa sạch, cắt thành múi
  • Cho vào nồi đun sôi với nước lít nước, đợi sôi thêm 5 phút thì tắt bếp
  • Chờ nguội, chắt lấy nước, cho vào chai/bình/lọ để bảo quản
  • Dùng nước này ngậm súc miệng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 4 – 5 phút, dùng hết trong ngày. 

Súc miệng bằng nước muối 

Súc miệng bằng nước muối không chỉ giúp làm giảm sưng đau, khó chịu mà còn hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng, về hô hấp đáng kể. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha đều được.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 – 2 thìa cà phê muối hạt, pha với 1 cốc nước ấm 
  • Dùng nước này (hoặc nước muối sinh lý )ngậm súc miệng 1 – 2 lần/ngày
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng nước muối pha đặc để súc miệng vì sẽ gây mòn men răng, dễ gây các bệnh lý về răng miệng. 

Dùng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành vết loét và giảm sưng đau. Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên an toàn, dùng được cho bà bầu. Do đó, mẹ bầu hoàn toàn có thể dùng mật ong để chữa nhiệt miệng và nâng cao sức khỏe. 

Cách thực hiện: 

  • Vệ sinh miệng sạch sẽ, chấm một ít mật ong, thoa lên vết loét
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày, nhớ súc lại miệng sau 10 – 15 phút để tránh sâu răng. 

2. Điều chỉnh thói quen chăm sóc răng miệng 

Một trong những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiệt miệng của mẹ là do thói quen chăm sóc răng miệng hoặc do bệnh lý về răng miệng. Do đó, để cải thiện và ngăn ngừa nhiệt miệng, bà bầu cần:

  • Chú trọng hơn vào việc chăm sóc răng miệng, nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày. Nếu có chải răng sau ăn thì chỉ nên chải sau 30 phút, không đánh răng ngay lập tức để tránh mòn men răng.
  • Chọn loại bàn chải lông mềm, kích thích phù hợp, động tác chải răng đúng cách, chải kỹ răng nhưng không được quá thô bạo. Cần đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ và chải thật kỹ kẽ răng và các mặt nhai của răng.
  • Nên kết hợp làm sạch răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng. Khi chọn kem đánh răng và nước súc miệng, nên tránh chọn các loại có chứa Sodium Lauryl Sulfate. 

3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối, ăn quá nhiều các thực phẩm chua, cay, nóng cũng khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, nhiệt miệng khi mang thai cũng có thể là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối, thiếu hụt vitamin C, vitamin nhóm B. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng, mẹ cần:

  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể
  • Nếu chế độ ăn thiếu vitamin C thì có thể tăng cường vitamin C qua các thực phẩm như bông cải xanh, dưa lưới vàng, súp lơ trắng, ớt chuông đỏ, ổi, cải Brussels, kiwi… 
  • Nếu chế độ ăn thiếu vitamin nhóm B (B12, B2, B3) thì có thể bổ sung qua các thực phẩm như trứng, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt bò, gan động vật, hạt mè, thịt lợn, cà ngừ, cá thu, cá hồi, cá trích, ức gà, măng tây, súp lơ xanh…
Chế độ ăn thiếu hụt một số vitamin nhóm B cũng có thể gây nhiệt miệng
Chế độ ăn thiếu hụt một số vitamin nhóm B cũng có thể gây nhiệt miệng
  • Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, đa dạng chế độ dinh dưỡng dưỡng và các nhóm thực phẩm, có thể bổ sung các loại nước mát để làm mát cơ thể, cải thiện nhiệt miệng
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, các món chiên rán, đồ ăn mặn, chua, các thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn khô cứng, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn… để tránh khiến vết loét lâu lành hơn.

4. Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt 

Khi bị nhiệt miệng trong thai kỳ, mẹ cũng cần thay đổi một số vấn đề sau:

  • Tránh thức khuya, tránh căng thẳng mệt mỏi, không làm việc gắng sức để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Tuyệt đối không được hút thuốc lá, uống rượu bia trong suốt thai kỳ để tránh khiến vết loét nhiệt miệng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến thai nhi
  • Nên tăng cường, nâng cao sức khỏe bằng cách tập yoga, thiền, các bài tập aerobic nhẹ nhàng với cường độ vừa phải. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bơi dưới nước, đi bộ nhanh nhẹ nhàng, khiêu vũ với các bài tập phù hợp… 

Nhiệt miệng khi mang thai khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Khi bị nhiệt miệng, nếu áp dụng các biện pháp cải thiện mà không thấy chuyển biến thì mẹ nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp. 

1. Thời điểm bà bầu nên thăm khám bác sĩ 

Nếu rơi vào một hoặc một số trường hợp dưới đây, mẹ bầu không nên lơ là, chủ quan mà hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể:

  • Vết nhiệt miệng lớn hơn 10mm hoặc có kích thước 1mm nhưng xuất hiện thành cụm, gồm nhiều vết loét 
  • Vết loét miệng ngày càng to, không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Tình trạng nhiệt miệng kéo dài hơn 2 – 3 tuần không khỏi
  • Cơn đau nghiêm trọng, khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống
  • Đau nhức không ngừng, có thể kèm theo sốt cao
  • Vết loét nhiệt miệng sưng viêm, ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn.

2. Các thuốc điều trị nhiệt miệng cho bà bầu

Các thuốc điều trị có thể dùng được cho bà bầu tương đối an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, tối nhất chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ gặp phải tác dụng phụ. Một số thuốc trị nhiệt miệng cho bà bầu có thể kể đến như:

  • Thuốc bôi chứa Benzocaine hoặc Lidocaine: Có tác dụng gây tê, giảm đau tại chỗ, dùng bôi trực tiếp lên vị trí vết loét
  • Thuốc bôi nitrat bạc: Có tác dụng giảm đau, làm dịu cảm giác khó chịu, hỗ trợ thúc đẩy làm lành vết loét
  • Nước súc miệng chứa Chlorhexidine: Có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngừa viêm nhiễm, làm dịu vết loét, giảm cảm giác khó chịu
  • Thuốc tạo màng ngăn: Có tác dụng bảo vệ vị trí tổn thương, ngừa viêm nhiễm, giảm kích ứng, thúc đẩy làm lành vết loét… 

Biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng khi mang thai

Các vết loét nhiệt miệng có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần nhưng cũng rất dễ tái xuất hiện. Do đó, sau khi đã khỏi nhiệt miệng, mẹ nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp để tránh gặp lại căn bệnh khó chịu này. Một số biện pháp phòng ngừa nhiệt miệng có thể kể đến như:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng, khoa học, đa dạng đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt, nên tăng cường ăn nhiều rau xanh chất xơ để bổ sung vitamin và khoáng chất
  • Uống đủ nước, tốt nhất là 1.5 – 2 lít nước, tương đương với 8 cốc nước. Có thể thay bổ sung thêm ngoài nước lọc là các loại nước như nước mía, nước dừa (sau tháng thứ 3), nước đậu đen (từ tháng thứ 4), nước ép trái cây ít đường… 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chọn các loại kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp, tránh chọn các loại có cồn, hương liệu, SLS dễ gây kích ứng, dị ứng
  • Nên thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để sớm phát hiện các vấn đề bất thường về sức khỏe răng miệng
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, nên thư giãn tinh thần, giữ cho tâm trạng nhẹ nhàng, thoải mái, lạc quan nhằm phòng ngừa nhiệt miệng… 

Trên đây là một số thông tin giúp bạn nắm được nguyên nhân triệu chứng cũng như cách xử lý khi gặp phải tình trạng nhiệt miệng khi mang thai. Nhiệt miệng ở bà bầu không nguy hiểm nhưng khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng vết loét nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên, nhiều lần trong năm Nhiệt Miệng Mãn Tính: Nguyên Nhân và Liệu Pháp Chữa Trị
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét nhiệt miệng hay tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người…
Trái cây tốt cho người bị nhiệt miệng Bị Nhiệt Miệng Nên Ăn Trái Cây Gì Để Mau Chóng Hồi Phục?

Bị nhiệt miệng nên ăn trái cây gì để mau khỏi? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.…

Các món ăn từ rau ngót có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 5+ Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Ngon và Thanh Mát Cho Cơ Thể

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, có thể tự hết sau 7 - 14 ngày nhưng lại mang đến…

Uống vitamin PP và B2 chỉ hết đối với trường hợp thật sự thiếu hụt vitamin này Nhiệt Miệng Uống Vitamin PP và B2 Có Hết Thiệt Không?

Khi bị nhiệt miệng, nhiều người thường được khuyên là nên uống vitamin PP và B2 để hỗ trợ điều…

Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy cà tím có tác dụng chữa nhiệt miệng Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Dễ Dàng Nhờ Mẹo Dân Gian

Sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng nghe có vẻ lạ nhưng lại là phương pháp dân gian được nhiều…

cây thuốc nam chữa nhiệt miệng 9 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Hay Được Áp Dụng Nhiều

Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần xuất hiện nếu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua