9 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Hay Được Áp Dụng Nhiều

Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần xuất hiện nếu được chăm sóc, điều trị đúng cách. Có nhiều cách chữa nhiệt miệng, trong đó, sử dụng các cây thuốc nam chữa nhiệt miệng được đánh giá là phương pháp an toàn, hiệu quả, chi phí thấp được nhiều người biết đến và áp dụng. Dưới đây là một số cây thuốc nam chữa nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo. 

9 Cây thuốc nam chữa nhiệt miệng quen thuộc, dễ tìm 

Thuốc Nam là các thảo dược được thu hái và chế biến tại nước ta. Danh y Tuệ Tĩnh của nước ta đã có một câu châm ngôn bất hủ về quan niệm dùng thuốc của chúng ta rất nổi tiếng chính là “Nam dược trị Nam nhân” tức là dùng thuốc của nước ta để chữa bệnh cho người Việt Nam ta. Các cây thuốc nam đôi khi được xem như cỏ dại, là thứ cây mọc hoang không có giá trị nhưng lại là thứ thuốc có thể chữa được nhiều bệnh. 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết cây thuốc nam chữa nhiệt miệng nào tốt thì có thể tham khảo một số gợi ý sau:

1. Lá trầu không

Theo y học cổ truyền, trầu không là vị thuốc chữa được nhiều bệnh, đặc trưng bởi vị cay nồng, mùi thơm hắc, có hiệu quả trong việc sát trùng, kháng khuẩn, trừ phong, tiêu viêm… Theo các nghiên cứu hiện đại, lá trầu không chứa nhiều tinh dầu, có chứa các hoạt chất như eugenol, chavicol, estragol, chavibetol… Có tác dụng kháng sinh mạnh, có thể khử trùng và ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn có hại.

Trầu không là một trong những cây thuốc nam chữa nhiệt miệng nổi tiếng được đánh giá cao
Trầu không là một trong những cây thuốc nam chữa nhiệt miệng nổi tiếng được đánh giá cao

Không chỉ vậy, lá trầu không còn có khả năng giảm đau, giàu chất chống oxy hóa nên có thể hỗ trợ làm lành các tổn thương, bao gồm vết loét nhiệt miệng đáng kể. Sử dụng lá trầu không có thể giúp sát trùng, làm lành vết loét, rửa vết thương khi bị nhiệt miệng… Ngoài ra nó còn giúp làm sạch vi khuẩn và hỗ trợ ngăn ngừa, cải thiện các bệnh lý về răng miệng. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 100g lá trầu không (chọn lá già) rửa sạch, vò nát, cho vào nồi đun sôi cho tinh chất ra hết. Lọc lấy nước, bỏ bã, thêm vài hạt muối, khuấy đều cho tan, cho vào chai, bảo quản trong tủ lạnh. Dùng nước này súc miệng 2 lần/ngày, kiên trì mỗi ngày để thấy hiệu quả. 
  • Cách 2: Lấy vài lá trầu không rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước, cho trực tiếp vào miệng, nhai kỹ để các tinh chất tiết ra. Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày để thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện. 

Bên cạnh việc sử dụng nước lá trầu không, nếu không có sẵn nguyên liệu tự nhiên và không có nhiều thời gian để chuẩn bị, bạn có thể mua nước súc miệng bằng lá trầu không để dùng. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm chứa tinh dầu trầu không, tuy nhiên, khi mua cần cân nhắc để chọn được sản phẩm chất lượng, hiệu quả. 

2. Cỏ mực – Cây thuốc nam chữa nhiệt miệng nổi tiếng

Cỏ mực còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi, loại cây này mọc hoang khắp các nơi, nhất là ở các miền quê của nước ta. Đặc trưng của loại cây này chính là khi giã nát hoặc vò nát lấy nước sẽ thấy nó có màu xanh đen hệt như mực. Theo y học cổ truyền, cỏ mực cũng là vị thuốc quý, có vị ngọt chua, tính mát, đặc biệt có hiệu quả trong việc thanh can nhiệt, cầm máu… 

Cách chữa nhiệt miệng bằng cỏ mực:

  • Lấy 1 nắm lá cỏ mực non, rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước
  • Lấy cỏ mực, thêm vài hạt muối, giã nhuyễn rồi cho vào miệng ngậm
  • Sau 10 – 15 phút thì nhổ bỏ, súc lại miệng bằng nước sạch. 
  • Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần/ngày, trong nhiều ngày để thấy hiệu quả. 

Các bài thuốc Đông y trị nhiệt miệng từ cỏ mực:

  • Bài thuốc 1: Lấy 1 nắm cỏ mực rửa sạch với nước muối pha loãng, giã nát, lọc lấy nước cốt, bỏ bã, hòa với ít mật ong. Lấy tăm bông sạch, chấm nước cốt cỏ mực, thoa vào vị trí vết loét. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả.
  • Bài thuốc 2: Lấy 20g cỏ mực, 20g cát căn; sinh địa, hoàng bá, bạch thược, liên kiều mỗi vị 12g; ngân hoa, tri mẫu, hồng hoa, trần bì, trúc diệp, đại táo mỗi vị 10g. Cho vào ấm chuyên dụng, sắc với nước, chia làm 3 lần uống hết trong ngày. 

Lưu ý: Không dùng cỏ mực cho các đối tượng như phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy, người hay bị sôi bụng, đại tiện phân lỏng, viêm đại tràng mạn tính, có các bệnh lý như tiểu đường, bệnh lá lách, gan, thận… Tuyệt đối không lạm dùng, sử dụng cỏ mực quá liều có thể gây nôn mửa, kích ứng dạ dày. 

3. Cam thảo nam trị nhiệt miệng

Cam thảo nam còn được gọi là cam thảo đất, thổ cam thảo, dạ cam thảo, mọc hoang ở nhiều nơi, thường được sử dụng để dùng thuốc. Loại cây này thuộc họ hoa mõm chó, có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt lợi thấp, bổ tỳ, nhuận phổi, chữa tiêu chảy, kiết lỵ… Cam thảo còn thường xuất hiện trong các bài thuốc chữa viêm da loét miệng, chữa biến chứng tiểu đường , chữa dị ứng mề đay, sốt phát ban…

Cam thảo đất còn gọi là cam thảo nam, xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa nhiệt miệng của y học cổ truyền
Cam thảo đất còn gọi là cam thảo nam, xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa nhiệt miệng của y học cổ truyền

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy 20g cam thảo nam, 20g sài đất, 20g kim ngân hoa sắc với nước trong ấm chuyên dụng, uống 1 thang/ngày. Có tác dụng trong chữa viêm da, lở loét, lở ngứa, eczema… 
  • Cách 2: Lấy 16g cam thảo đất, 16tang diệp, 20g cỏ mực, 20g rau má, 12g thục địa, 12g sài hồ; hoàng liên, trúc diệp, hoàng bá mỗi vị 10g. Sắc với nước, uống ngày 1 thang để thanh nhiệt, chống viêm, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng. 

4. Rau diếp cá  – cây thuốc nam chữa nhiệt miệng thông dụng

Diếp cá còn gọi là dấp cá, ngư tinh thảo, loại cây có mùi hơi tanh, tính lạnh, vị cay, nổi tiếng với công dụng giải độc, thanh nhiệt, sát trùng. Diếp cá là cây sống lâu năm, mọc hoang ở nhiều nơi của nước ta có thể dùng làm rau ăn và làm thuốc.

Theo các nghiên cứu khoa học, trong diếp cá có chứa tinh dầu, có các chất như 3-oxododecanal (có tác dụng kháng khuẩn), decanoyl-acetaldehyd hoạt động như một kháng sinh. Sử dụng diếp cá có thể ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn gây hại, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiệt miệng. 

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 1 nắm diếp cá rửa sạch, nhặt lấy lá xanh, tươi, để ráo nước, đem giã hoặc xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, bỏ bã, uống nước này để cải thiện nhiệt miệng. 
  • Cách 2: Lấy 1 nắm lá rau diếp cá tươi rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng, trộn với các rau thơm khác như bạc hà, húng quế để ăn sống. 

Bên cạnh 2 phương pháp đã đề cập, bạn cũng có thể dùng diếp cá kết hợp với các vị thuốc nam khác để chữa nhiệt miệng. Bài thuốc này gồm 20g diếp cá, 16g bồ công anh, 16g cỏ mần trầu, 16g sâm đại hành; liên kiều, sinh địa, chi tử, huyền sâm, đương quy mỗi vị 12g; ngân hoa, nhân sâm, mơ muối mỗi vi 10g. Sắc với nước, uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống. 

5. Chữa nhiệt miệng với cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu còn được gọi là ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ vườn trầu, cỏ chỉ tía… là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi của nước ta. Cỏ mần trầu vị ngọt đắng, tính bình, là vị thuốc nổi tiếng, được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Thường có mặt trong nhiều bài thuốc giải độc gan, bổ máu, làm đẹp da.

Theo các nghiên cứu hiện đại, có mần trầu chứa hoạt chất tanin, saponin, ancaloit, flavonoid, stearoid… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, hỗ trợ điều trị và làm lành vết loét nhiệt miệng rất tốt. Sử dụng cỏ mần trầu cũng là một trong những cách chữa nhiệt miệng bằng cây thuốc nam mà bạn có thể tham khảo.

Cỏ mần trầu cũng là một trong những cây thuốc nam có tác dụng chữa nhiệt miệng
Cỏ mần trầu cũng là một trong những cây thuốc nam có tác dụng chữa nhiệt miệng

Cách trị nhiệt miệng bằng cỏ mần trầu: 

  • Nguyên liệu: Cỏ mần trầu, rau má, rau sam, rau ngót, cây ké, cam thảo, cỏ mực, rau dền trắng, rễ cỏ tranh, cây muồng trâu, câu đậu sang mỗi vị 30g; 2 1 củ sả, 3 lát gừng, 2 khoanh bí đao mỏng, 20g vỏ quýt
  • Làm sạch các dược liệu trên, sắc với nước, cho nước ngậm các dược liệu khoảng 2cm, đun sôi, sau khi sôi thì hạ nhỏ lại
  • Tiếp tục đun cho đến khi chỉ nước cô cạn chỉ còn 1 bát, dùng nước này để uống 3 lần/ngày. 

6. Rau đắng – cây thuốc nam chữa nhiệt miệng nên biết

Một trong những cây thuốc nam chữa nhiệt miệng mà bạn không nên bỏ qua chính là rau đắng. Rau đắng còn có một số tên gọi khác như cây xương cá, biển súc, cây càng tam. Đây là vị thuốc có vị đắng, tính bình, có thể chữa nóng trong, trừ thấp nhiệt, lợi tiêu hóa, hạ sốt, làm mát gan. Rau đắng chứa nhiều hoạt chất như saponin, alkaloid, tanin, sesquiterpene, vitamin C, khoáng chất, có thể kháng khuẩn, ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm rau đắng đất rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Để ráo nước, giã lấy nước cốt, lọc lấy nước, bỏ bã
  • Dùng nước này ngậm trong miệng vài phút rồi nuốt dần để trị nhiệt miệng. 

Lưu ý: Kiên trì áp dụng khoảng 1 tuần để giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng. Với trẻ em, mẹ có thể dùng tăm bông sạch, chấm nước cốt rau đắng và chấm lên vết loét để cải thiện tình trạng nhiệt miệng cho bé. 

7. Lá húng quế chữa nhiệt miệng

Húng quế không chỉ là loại rau thơm được sử dụng phổ biến trong các món ăn, đây còn là vị thuốc đa công dụng, được dùng nhiều trong y học cổ truyền và dân gian. Húng quế là cây thuốc nam đa công dụng, thường được dùng làm thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa, chữa đau răng, rối loạn tiêu hóa, chữa ho nhiệt, ho khan, ho có đờm, viêm họng ở trẻ em và người lớn. Đặc biệt, húng quế còn là cây thuốc nam chữa nhiệt miệng an toàn theo dân gian được nhiều người biết đến.

Húng quế chứa eugenol, chất chống oxy hóa, phytonytrient... có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe
Húng quế chứa eugenol, chất chống oxy hóa, phytonutrient… có nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá húng quế rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Để ráo nước, cho vào miệng nhai kỹ, nhấp vài ngụm nước
  • Thực hiện nhiều lần trong ngày, không ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng sức khỏe. 

8. Lá rau ngót – cây thuốc nam chữa nhiệt miệng an toàn

Rau ngót không chỉ là rau ăn mà còn là cây thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, ít tốn kém mà bạn có thể thử sử dụng. Rau ngót tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, sát khuẩn, nhuận tràng, bổ huyết, sinh cơ, tăng tiết nước bọt… Theo các nghiên cứu hiện đại, rau ngót chứa nhiều Gluxit, protit, vitamin C, photpho, canxi, axit amin… rất tốt cho sức khỏe, có thể tăng cường đề kháng, chống nhiễm khuẩn, chống oxy hóa, giúp vết thương nhanh lành. 

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy 1 nắm lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt, bỏ bã, dùng tăm bông sạch thấm nước cốt chấm lên vị trí bị nhiệt miệng. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, kiên trì trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.
  • Cách 2: Lấy 1 nắm lá rau ngót, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, bỏ bã. Cho một ít mật ong vào nước cốt rau ngót, khuấy đều, dùng tăm bông chấm nước cốt rau ngót thoa lên vị trí bị nhiệt miệng. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, kiên trì để thấy cải thiện. 

9. Cát căn trị nhiệt miệng

Cát căn còn có tên gọi khác là sắn dây cam cát, cam cát căn, phấn cát hay đơn là củ sắn dây. Cát căn là vị thuốc Nam quý, nhiều công dụng, có vị ngọt, tính bình hơi mát, không độc, rễ có tính lạnh nên cần thận trọng khi sử dụng. Cát căn nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, làm mát gan. Đặc biệt, sắn dây còn là cây thuốc nam thường được dân gian sử dụng để trị nhiệt miệng cho cả người lớn và trẻ em.

Cát căn còn gọi là sắn dây, có thể hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng cho cả người lớn và trẻ em
Cát căn còn gọi là sắn dây, có thể hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng cho cả người lớn và trẻ em

Cách thực hiện:

  • Đối với người lớn: Lấy 1 ít bột sắn dây, pha với nước đun sôi để nguội, dùng 1 – 2 cốc mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng.
  • Đối với trẻ em: Mẹ lấy 1 ít bột cát căn cho vào cốc, đổ nước sôi vào dùng muỗng khuấy đều cho bột chín, không bị vón cục. Cho bé uống mỗi ngày 1 cốc để cải thiện tình trạng viêm loét khi bị nhiệt miệng. 

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng bột sắn dây quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Không dùng cho người bị nóng sốt nhưng sợ lạnh, người âm hư hỏa vượng, phụ nữ mang thai bị hạ huyết áp, hay mệt mỏi. Không dùng cát căn với tinh chất hoa bưởi hoặc mật ong vì chúng kỵ nhau. 

Một số lưu ý khi dùng cây thuốc nam chữa nhiệt miệng 

Sử dụng cây thuốc nam chữa nhiệt miệng đa phần là các biện pháp được lưu truyền trong dân gian. Có nhiều bài thuốc chữa nhiệt miệng bằng cây thuốc nam được ghi chép trong các tài liệu Đông y nhưng đa phần các thành phần dược liệu tương đối phức tạp, không thể tự ý sử dụng khi chưa có hướng dẫn của thầy thuốc. Khi dùng thuốc nam chữa nhiệt miệng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Thuốc nam đều là những dược liệu quen thuộc, có sẵn, được đánh giá cao về mức độ an toàn. Các cây thuốc này dễ tìm, dễ sử dụng tuy nhiên hiệu quả tương đối chậm phải kiên trì thì mới thấy tình trạng nhiệt miệng được cải thiện.
  • Bạn chỉ nên áp dụng ở dạng phương pháp hỗ trợ, không nên quá hy vọng vào các phương pháp này vì hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa và cách thực hiện của mỗi người.
  • Song song với việc sử dụng cây thuốc nam, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen chăm sóc răng miệng, lối sống, chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm khô cứng, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá mặn, quá ngọt, quá chua, quá cay để tránh làm kích thích vết loét nhiệt miệng khiến tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng, khó lành hơn…

Trên đây là một số cây thuốc nam chữa nhiệt miệng quen thuộc, dễ tìm, dễ sử dụng mà bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng nhiệt kéo dài trên 2 tuần, vết loét không có dấu hiệu lành mà có xu hướng nghiêm trọng hơn, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm: 

Ngày đăng 00:48 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:48 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng vết loét nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên, nhiều lần trong năm Nhiệt Miệng Mãn Tính: Nguyên Nhân và Liệu Pháp Chữa Trị
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét nhiệt miệng hay tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người…
Dùng rau ngót chữa nhiệt miệng chỉ là mẹo dân gian hỗ trợ điều trị Rau Ngót Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Có…

Bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Hồi Phục Được Nhanh?

Nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì giúp nhanh hồi phục, tránh khiến các vết loét nhiệt miệng đau, khó…

Bị nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh Nhiệt Miệng Tái Đi Tái Lại: Nguyên Do và Cách Chữa Tận Gốc

Nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần không chỉ gây đau rát, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực…

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi Nhiệt Miệng Lâu Ngày Không Khỏi Do Đâu? Khắc Phục Sao?

Bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi không chỉ khiến người bệnh hay đau rát, khó chịu mà còn làm…

Nha đam thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng 4 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hay, Dễ Thực Hiện

Dùng nha đam chữa nhiệt miệng là một trong những phương pháp dân gian quen thuộc, được nhiều người áp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua