Viêm Lợi Trùm Ở Trẻ Em: Cách Điều Trị và Xử Lý An Toàn

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm lợi trùm ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, khiến trẻ thường xuyên có cảm giác đau đớn, khó chịu, dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc, không chịu ăn uống, ăn uống không ngon miệng, hơi thở có mùi khó chịu. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do mọc răng sữa, do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc có liên quan đến các bệnh lý tự miễn. 

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm ở trẻ em 

Viêm lợi trùm là tình trạng bề mặt răng bị bao phủ bởi lợi khiến răng không thể tiếp tục mọc như thông thường. Điều này lâu ngày gây viêm nhiễm, khiến răng lợi đau đớn, ê buốt, không chỉ ảnh hưởng lên răng đang mọc, khiến răng bị mắc kẹt lại mà còn ảnh hưởng đến các răng khác. Không chỉ vậy, tình trạng lợi trùm lên răng còn tạo điều kiện cho thức ăn thừa, mảng bám tích tụ trên răng, rất khó để làm sạch, khiến vi khuẩn có môi trường phát triển, gây nguy cơ xuất hiện các bệnh lý về răng miệng khác.

Viêm lợi trùm ở trẻ em khiến trẻ thường hay quấy khóc, khó chịu
Viêm lợi trùm ở trẻ em khiến trẻ thường hay quấy khóc, khó chịu

Viêm lợi trùm ở trẻ em được chia làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn khởi phát và giai đoạn nặng. Tùy vào mỗi giai đoạn mà các triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Nếu cha mẹ nắm được các dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này và sớm nhận biết sẽ giúp quá trình điều trị trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Các dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm ở trẻ em có thể kể đến như:

Giai đoạn sớm

  • Trên lợi có vết trợt loét nhỏ, đường kính khoảng từ 1 – 5 mm
  • Lâu ngày, ổ sưng viêm ngày càng nghiêm trọng, lợi sưng to, nhìn bằng mắt thường thấy có màu đỏ rõ rệt, dễ chảy máu
  • Răng đau nhức, khó chịu nhất là khi ăn đồ cứng, đồ ăn chua, đồ quá nóng, quá lạnh khiến trẻ quấy khóc, không muốn ăn hoặc không ăn được
  • Răng có nhiều mảng thức ăn thừa, đôi khi kèm theo chứng hôi miệng… 

Giai đoạn nghiêm trọng 

  • Tình trạng viêm loét trên lợi ngày càng nghiêm trọng, mức độ sưng viêm cao hơn, ổ loét lan rộng
  • Răng, lợi trẻ dễ chảy máu, đau nhức cả ngày khiến trẻ không ăn uống trong nhiều ngày, trẻ mệt mỏi, quấy khóc thường xuyên
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu, tổ chức viêm quá lớn chèn ép lên răng và hệ thống dây thần kinh gây đau đớn nghiêm trọng cho trẻ
  • Nguy hiểm hơn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây ra các triệu chứng toàn thân, đặc biệt là sốt cao, có thể gây co giật cho một số trẻ… 

Nguyên nhân gây viêm lợi trùm ở trẻ em 

Được biết, viêm lợi trùm là căn bệnh hay xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Viêm lợi trùm có thể xảy ra ở bất kỳ răng nào, phụ thuộc vào cơ địa và cấu tạo răng của mỗi người. Để có phương pháp điều trị phù hợp, chúng ta cần xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh cho trẻ là gì. Nếu bạn chưa biết trẻ bị viêm lợi trùm do đâu thì có thể tham khảo một số nguyên nhân dưới đây:

1. Do thói quen vệ sinh răng miệng 

Thông thường, do trẻ còn nhỏ nên đa phần các bậc phụ huynh thường chủ quan, cho rằng con còn quá nhỏ, không nhất thiết phải chăm sóc răng miệng. Trẻ không được chăm sóc răng miệng đều đặn, đúng cách sẽ tạo điều kiện cho mảng bám, thức ăn thừa tích tụ trên răng, khiến vi khuẩn tích tụ, gây ra các bệnh lý về răng miệng, một trong số đó là bệnh viêm lợi trùm. 

Đôi khi tình trạng này cũng xảy ra ở trẻ lười đánh răng, hay trốn, ăn vạ không thích đánh răng, hoặc đánh răng qua loa khi không có sự giám sát của người lớn. Chủ yếu là do trẻ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc làm sạch, vệ sinh răng miệng. Do đó, cha mẹ nên hướng dẫn và giám sát con đánh răng, giúp trẻ hiểu đúng về vai trò của đánh răng đối với sức khỏe răng miệng để ngăn ngừa viêm lợi trùm và các bệnh lý về răng miệng cho trẻ. 

2. Do mọc răng sữa 

Mọc răng sữa là một trong những nguyên nhân gây viêm lợi trùm thường gặp nhất ở trẻ em. Răng sữa sẽ mọc trong giai đoạn từ 6 – 30 tháng tuổi, tùy vào cơ địa, sức khỏe mà thời điểm mọc răng sữa của mỗi trẻ là không giống nhau.

Mọc răng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi trùm
Mọc răng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm lợi trùm

Mọc răng sữa có thể khiến phần lợi trùm lên chiếc răng mới nhú một phần. Răng càng mọc cao lên lên thì tình trạng dồn ép lên lợi khiến lợi càng dễ bị tổn thương. Lúc này, nếu răng miệng của trẻ không được chăm sóc đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập, gây ra các triệu chứng sưng viêm, đau nhức, khó chịu tạm thời cho bé. 

3. Do bệnh lý tự miễn hoặc bệnh về máu 

Một số trường hợp trẻ bị viêm lợi trùm cũng có thể có liên quan đến các bệnh lý về máu hoặc bệnh lý tự miễn. Các bệnh lý này liên quan đến tình trạng tổng hợp các dưỡng chất, nhất là các chất nuôi dưỡng mô lợi và tủy răng. Khi cấu trúc của lợi không được phát triển bình thường làm sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, từ đó gây ra bệnh viêm lợi trùm ở trẻ em. 

Cách xử lý an toàn với viêm lợi trùm ở trẻ em 

Viêm lợi trùm ở trẻ em nếu được sớm nhận biết, phát hiện và điều trị thì sẽ rất đơn giản, có thể cải thiện bệnh nhanh chóng, đáng kể mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan, để bệnh tiến triển nặng thì quá trình điều trị sẽ phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều. Đối với bệnh viêm lợi trùm, chúng ta có cách xử trí như sau:

1. Đối với viêm lợi trùm ở giai đoạn nhẹ 

Ở giai đoạn nhẹ, trên lợi của trẻ chỉ có những vết trợt nhỏ, lợi sưng đỏ nhưng chưa nghiêm trọng. Chúng ta có thể hỗ trợ bằng cách phương pháp dưới đây:

  • Lấy cao răng cho trẻ trong trường hợp răng trẻ tích tụ nhiều mảng bám, răng hơi ngả vàng, miệng có mùi hôi nhẹ
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, thực hiện chải răng đều đặn mỗi ngày, ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch khoang miệng, giữ cho răng miệng được sạch sẽ, thơm mát
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, hạn chế cho trẻ sử dụng các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cay, quá mặn
  • Nếu trẻ đau nhức răng, khó nhai nuốt thì nên cho con ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, uống sữa, nước yến cho trẻ để bổ sung dinh dưỡng, ngừa thiếu hụt dưỡng chất 

2. Đối với viêm lợi trùm giai đoạn nặng 

Khi trẻ bị viêm lợi trùm ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ bị sốt, răng miệng sưng đau nhiều, gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Việc mà chúng ta cần làm ngay lúc này chính là:

  • Nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ Nhi khoa uy tín, để trẻ được thăm khám, tư vấn và có phương pháp điều trị phù hợp
  • Thông thường, trẻ bị viêm lợi trùm nặng cần được điều trị bằng kháng sinh kết hợp với thuốc giảm đau. Nếu có sốt từ 38.5 – 39 độ C trở lên thì cần kết hợp thêm thuốc hạ sốt để hạ sốt nhanh chóng cho bé
  • Cần cho trẻ sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 
  • Nếu tình trạng viêm lợi trùm không thể điều trị bằng thuốc, bé không đáp ứng với thuốc thì sẽ tiến hành chụp x-quang và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. 

Cách chăm sóc và hỗ trợ điều trị viêm lợi trùm ở trẻ

Như vậy, với tình trạng viêm lợi trùm ở mức độ nhẹ, chúng ta có thể giúp trẻ hỗ trợ cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này nghiêm trọng, khiến trẻ sốt cao, đau nhức nhiều thì tốt nhất cần nhanh chóng đưa con thăm khám bác sĩ. Song song với việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, chúng ta cũng có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bằng cách:

1. Giảm đau nhức tại nhà 

Có nhiều cách làm sạch răng miệng, ngăn ngừa, ức chế vi khuẩn phát triển, giảm đau nhức, khó chịu cho trẻ tại nhà khi bị viêm lợi trùm, có thể kể đến như:

Súc miệng bằng nước muối sinh lý 

Nước muối sinh lý có thể giúp loại bỏ vi khuẩn thông qua cơ chế rửa trôi. Điều này giúp loại bỏ phần nào các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, đồng thời làm sạch răng miệng cho bé. Đây là loại nước muối có giá thành rẻ, dễ tìm, dễ sử dụng, an toàn không gây hại cho trẻ em.

Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe răng miệng
Nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe răng miệng

Cách thực hiện: 

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 1 – 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng tối
  • Nếu trẻ chưa biết súc miệng thì dùng miếng rơ lưỡi thấm nước muối lau lợi, răng, khoang miệng cho con. 

Dùng mật ong 

Mật ong chỉ được sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Đây là nguyên liệu thiên nhiên có nhiều công dụng, có thể hỗ trợ diệt khuẩn, làm dịu tình trạng đau nhức, khó chịu ở nướu răng của trẻ. 

Cách thực hiện: 

  • Lấy 1 miếng rơ lưỡi sạch, chấm một ít mật ong, thoa đều lên vùng nướu răng của bé
  • Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày để giảm đau, giảm sưng viêm, khó chịu cho trẻ. 

Lưu ý: Khi dùng mật ong cho trẻ, mẹ nên cho con súc miệng lại với nước sạch. Mật ong là thức ăn ưa thích của nấm và một số hại khuẩn, có thể gây nguy cơ sâu răng cho bé nếu còn tồn đọng trong khoang miệng. 

Dùng tinh dầu sả 

Tinh dầu sả không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mà còn giúp răng miệng bé sạch sẽ, thơm tho hơn. Để cải thiện tình trạng viêm lợi trùm cho bé, mẹ cũng có thể cho con súc miệng bằng loại tinh dầu này.

Cách thực hiện:

  • Mua tinh dầu sả ở những cửa hàng uy tín
  • Lấy 2 – 3 giọt tinh dầu sả, pha với nước ấm
  • Dùng miếng rơ lưỡi thấm nước này lau lợi, răng cho trẻ
  • Cho trẻ đánh răng và súc lại miệng với nước.

2. Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt 

Bên cạnh các biện pháp giảm đau, giảm sưng viêm, bố mẹ cũng cần điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt cho con sao cho phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh. Có thể kể đến như:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng các nhóm dưỡng chất, tăng cường cho con ăn nhiều rau xanh trái cây
  • Nếu trẻ chán ăn, không ăn uống được, nên cho con ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, có thể kể đến như súp, cháo, canh, sữa chua, sữa và các chế phẩm từ sữa, nước yến… 
  • Hạn chế cho con ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, các thực phẩm quá cứng, quá chua, quá lạnh, quá nóng… 
  • Cho con nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, đủ giờ, xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng mỗi ngày
  • Chọn cho trẻ loại bàn chải có kích cỡ hợp lý, lông mềm, hướng dẫn con chải răng đúng cách và hiểu được vai trò của việc bảo vệ sức khỏe răng miệng

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm lợi trùm răng khôn ở trẻ em. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn. 

Có thể bạn quan tâm: 

Chia sẻ:
Mật ong chữa viêm lợi Chữa Viêm Lợi Bằng Mật Ong với 6 Cách Đơn Giản Nhất

Các cách chữa viêm lợi bằng mật ong có thể làm giảm tình trạng sưng tấy, đau nhức, khó chịu…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm lợi sau khi nhổ răng Bị Viêm Lợi Sau Khi Nhổ Răng và Giải Pháp Xử Lý, Chữa Trị

Viêm lợi sau khi nhổ răng không quá hiếm gặp, đã có nhiều trường hợp người nhổ răng gặp phải…

14 Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh và hiệu quả từ dân gian

Những cách chữa viêm lợi tại nhà bằng muối, hạt cau, nha đam hay lá lốt đang được nhiều người…

Sưng nướu răng và nổi hạch thường có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng Sưng Nướu Răng và Nổi Hạch: Nguyên Nhân Nào Gây Ra?

Sưng nướu răng nổi hạch không hiếm gặp, thường liên quan đến nhiều nguyên nhân. Đôi khi xảy ra do…

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Bị Viêm Lợi Sau Khi Bọc Răng Sứ : Cách Khắc Phục Nhanh

Viêm lợi sau khi bọc răng sứ xảy ra rất phổ biến ở người đã thực hiện thủ thuật nha…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua