Trẻ bị sưng lợi – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi, trong đó phổ biến nhất là do trẻ bị viêm lợi. Bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ không nguy hiểm nhưng nếu chủ quan trong điều trị có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng hàm mặt. 

Trẻ bị sưng lợi
Trẻ bị sưng lợi có thể là dấu hiệu của viêm lợi hoặc viêm nha chu

Trẻ bị sưng lợi do viêm lợi (viêm nướu răng)

Viêm nướu răng là bệnh gì?

Viêm nướu răng là căn bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào, bệnh không phân biệt độ tuổi, giới tính nhưng đối tượng trẻ em thường dễ gặp phải. Biểu hiện của bệnh là triệu chứng sưng phồng nướu răng gây đau nhức, nổi hạch . Nướu răng bị viêm là nơi tích tụ vi khuẩn và có thể tiến triển thanh viêm nha chu nếu không chữa trị sớm.

Viêm nướu răng có tiến triển chậm, dấu hiệu không rõ ràng nên thường không dễ dàng nhận biết ngay từ đầu. Vì thế đa số phụ huynh đều bỏ qua các dấu hiệu, không thật sự chú ý tới biểu hiện bệnh nên trẻ không được đưa đi điều trị từ sớm.

Nếu như viêm lợi ở trẻ đã có những dấu hiệu rõ ràng thì tình trạng viêm đã ở mức báo động. Biểu hiện lợi bị nhiễm trùng là bề mặt sưng nhẹ và chuyển từ màu hồng sang màu đỏ. Trong giai đoạn đầu, trẻ hay bị chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc nhai thức ăn. Tình trạng này cũng khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn khi ăn, uống thực phẩm nóng hoặc lạnh.

Ngoài ra viêm lợi còn rất thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi mọc răng. Phụ huynh có thể nhận biết khi bé quấy khóc, biếng ăn, sốt cao đột ngột, cáu gắt do những cơn đau âm ỉ từ sâu trong răng. Trẻ bị sưng nướu răng do viêm lợi được chia làm 2 giai đoạn chính là:

  • Giai đoạn đầu

Tình trạng viêm chưa có biểu hiện cụ thể. Lợi bị sưng đỏ hơn bình thường và rất dễ bị chảy máu nhất là khi trẻ nhai thức ăn và đánh răng. Trong giai đoạn này, lợi cũng dễ bị tổn thương bởi những tác động mạnh hoặc ăn uống không kiêng cữ. Nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách ở giai đoạn đầu thì bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

  • Giai đoạn hai

Giai đoạn lợi bị viêm nặng hơn do mảng bám và thức ăn tích tụ vào khe răng và chân răng. Khi răng lợi không được vệ sinh hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Lúc này lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu, trẻ bị sưng má và đau nhức, kèm theo hôi miệng,… Nếu không điều trị trong thời gian này, bệnh có thể tiến triển thành sâu răng, viêm tủy, viêm quanh cuống……

Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ

Trẻ bị sưng nướu răng
Trẻ sơ sinh có thể bị sưng lợi do quá trình mọc răng, tuy nhiên triệu chứng này không kéo dài

Viêm lợi là bệnh răng miệng do vi khuẩn gây ra, bệnh diễn ra trong thời gian dài và gây tổn thương lợi, chân răng và nhiều biến chưng khác có thể xảy ra. Những yếu tố khác thúc đẩy phát sinh khiến trẻ bị sưng lợi còn do:

  • Viêm lợi khi mọc răng

Trẻ trong giai đoạn mọc răng là đối tượng dễ bị viêm lợi nhất. Tuy nhiên tình trạng trẻ bị sưng nướu răng ở giai đoạn này khá phổ biến và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Triệu chứng chỉ có tính chất tạm thời, khi trẻ mọc răng và không được vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ khiến cho thức ăn tích tụ và tạo nên các mảng bám vi khuẩn. Đối với một vài trường hợp, bệnh có thể gây viêm quanh thân răng hoặc áp-xe quanh thân răng. Giai đoạn mọc răng ở trẻ 6 – 7 tuổi, lúc này trẻ sẽ mọc răng số 6 và số 7.

  • Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát

Tình trạng sưng lợi ở trẻ do vi khuẩn Herpes gây ra tương đối phổ biến. Bệnh là triệu chứng nhiễm trùng cấp tính do virus Herpes single tuýp 1 gây ra. Viêm lợi miệng Herpes còn được gọi là viêm lợi miệng phồng rộp. Virus này lây nhiễm qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí, sau đó gây viêm nướu và thời gian ủ bệnh thường kéo dài khoảng 1 tuần. Viêm lợi do vi khuẩn Herpes phổ biến ở trẻ em có độ tuổi từ 2-5, nhưng bệnh vẫn có thể gặp ở tuổi lớn hơn. Thông thường đối với các bé dưới 12 tháng ít mắc bệnh nhờ nhận được nguồn miễn dịch thụ động từ mẹ.

  • Loét áp-tơ niêm mạc miệng

Bệnh loét áp – tơ niêm mạc miệng là một dạng viêm nướu gây sưng nướu nghiêm trọng. Triệu chứng gây loét tại nền niêm mạc di động, bệnh phổ biến ở độ tuổi 10-19 tuổi và thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học. Bệnh không chỉ gây ra các tổn thương ở nướu mà còn hình thành các vết loét gây đau rát ở môi, vòm miệng, lưỡi…. Nguyên nhân từ các yếu tố tại chỗ hoặc toàn thân như gene, hoạt động miễn dịch kém, sự lây nhiễm vi sinh vật, stress, thiếu hụt các vi tố hoặc các yếu tố đặc hiệu.

  • Viêm niêm mạc miệng cấp do tưa lưỡi

Bệnh tưa lưỡi là một dạng nhiễm nấm Candida thường gặp ở trẻ nhỏ.  Bình thường, nấm Candida cư trú trong khoang miệng không có phản ứng bất thường, tuy nhiên khi sức đề kháng của mô mềm giảm thì số lượng nấm này sẽ sinh sôi nhanh chóng và phát triển trên lưỡi, gọi là bệnh tưa lưỡi.

Tưa lưỡi gây đau rát, khó chịu cho trẻ, trẻ sơ sinh bị bệnh sẽkhông thể ăn uống hay bú mẹ bình thường, vị giác kém… Khi nấm Candida lan rộng sẽ ảnh hưởng để nướu khiến trẻ bị sưng nướu răng, viêm nướu. Bệnh có thể gặp ở trẻ nhỏ sau khi dùng một liệu pháp kháng sinh tại chỗ hoặc gặp ở trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm từ cơ quan sinh dục của mẹ trong quá trình sinh nở.

  • Viêm lợi loét hoại tử cấp tính

Bệnh viêm lợi ở trẻ xảy do do viêm lợi loét hoại tử là dạng viêm răng lợi nguy hiểm nhất. Là một nhiễm khuẩn cấp tính, triệu chứng thường xảy ra do giảm sức đề kháng hay những tình trạng khác, từ đó tạo ra những thay đổi mối tương quan vật chủ – vi khuẩn giữa con người và vi khuẩn Borrelia vincenti. 

Viêm lợi loét hoại tử là bệnh hiếm gặp,  bệnh phổ biến hơn ở đối tượng trẻ trong độ tuổi 6-12 và thường gặp hơn ở tuổi thanh thiếu niên.

Chủ yếu những nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ đến từ thói quen lười vệ sinh răng miệng, hoặc những trẻ đã có tiền sử viêm lợi từ trước. Ngoài ra, trưởng hợp này ít phổ biến hơn ở đối tượng trẻ em bị suy dinh dưỡng; stress; mức corticoid trong máu cao cũng là những nguy cơ gây viêm lợi cho trẻ.

Dấu hiệu viêm lợi ở trẻ em

Trẻ bị sưng lợi
Vùng lợi bị sưng có màu đỏ và nổi to hơn các vùng lợi khỏe mạnh bình thường

Sưng lợi là dấu hiệu cơ bản của viêm lợi, ngoài ra ở những bệnh răng miệng khác như viêm nha chu, viêm chân răng cũng có triệu chứng này. Ngoài biểu hiện trẻ bị sưng lợi, viêm lợi ở trẻ em còn có những biểu hiện cụ thể sau:

  • Chân răng có dấu hiệu bị chảy máu: Trẻ bị chảy máu chân răng khi đánh răng, hoặc có tác động đến răng và phần nướu răng. Lượng máu chảy không đáng kể nhưng thường xảy ra thường xuyên. Chảy máu răng là dấu hiệu giai đoạn đầu của bệnh sưng, viêm nướu.

  • Bệnh hôi miệng: Hôi miệng xảy ra khi vi khuẩn tồn tại trong răng hoặc nướu răng. Số lượng vi khuẩn càng nhiều thì miệng càng hôi và khó khắc phục bằng những biện pháp thông thường. Chúng thường tồn tại sâu dưới mô nướu nên bàn chải đánh răng không chạm đến được. Nếu như mới vừa xuất hiện triệu chứng này, phụ huynh có thể khuyến khích trẻ dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý.

  • Nướu sưng đỏ: Khi trẻ bị sưng nướu răng,  bề mặt vùng nướu bị sưng đỏ hẳn so với vùng nướu còn lại. Nướu đau nhức, sưng đỏ, có thể kèm theo mủ thành cục cũng cho thấy khả năng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. 

  • Răng nhạy cảm, lung lay: Đây là dấu hiệu cho thấy lợi bị viêm giai đoạn nặng, tình trạng này có thể tiến triển thành rụng răng. Cần lưu ý nếu vùng nướu của trẻ bị sưng phồng không ôm sát răng , chạm nhẹ cũng có thể khiến răng trẻ lung lay, chảy máu…

  • Cấu trúc hàm thay đổi: Đây là dấu hiệu viêm lợi ở trẻ em mức độ nghiêm trọng. Khi cấu trúc hình thái răng miệng có sự thay đổi thì khả năng trẻ bị rụng răng, nhiễm trùng có khả năng cao xảy ra. Răng có dấu hiệu ngả về phía trước hoặc sau, khoảng cách giữa các răng thưa làm cấu trúc chân răng lỏng lẻo, dễ rụng.

Ngoài ra còn có nhiều dấu hiệu khác như trẻ bị đau răng khi nhai, răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn thức ăn nóng/lạnh, có mủ trong khoảng trống giữa răng và nướu…

5 loại viêm lợi mà trẻ thường mắc phải

Trẻ bị sưng nướu răng
Trẻ em có thể bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây viêm lợi và các bệnh răng miệng phổ biến khác

Viêm lợi ở trẻ em là căn bệnh răng miệng khá phổ biến, trong đó có nhiều loại khác nhau. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm lợi sẽ được chia thành 5 loại cơ bản:

  • Viêm lợi thông thường: Đây là dạng viêm lợi phổ biến, triệu chứng thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và rất nhanh khỏi nếu phụ huynh chú ý cách chăm sóc đúng cách.
  • Viêm lợi do các bệnh về máu:  Nếu như trẻ mắc bệnh về máu, hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất thì khả năng viêm lợi, nhiễm trùng chân răng có nguy cơ hơn bình thường.
  • Viêm lợi do vi khuẩn: Bệnh thường xảy ra ở những trẻ có đề kháng kém, tron đó nguyên nhân chính là do vi khuẩn Herpes gây ra. 
  • Viêm lợi do dùng thuốc: Nếu trẻ đang điều trị với một loại thuốc nào đó, viêm lợi có thể xảy ra trong thời gian ngắn và trường hợp này trẻ có thể tự khỏi, tuy nhiên nó sẽ khiến con gặp khó khăn khi ăn uống trong vài ngày. 
  • Viêm lợi loét hoại tử: Răng lợi của trẻ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, chúng phá hủy các mô trong cấu trúc răng hàm mặt gây ra viêm loét, nguy hiểm hơn là hoại tử.

Tình trạng trẻ bị sưng nướu răng có nguy hiểm không?

Trẻ bị sưng nướu răng do viêm lợi không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng cần được điều trị sớm. Khi vùng nướu sưng phồng khiến cấu trúc mất sự bền vững, lợi không ôm sát răng và khiến răng lung lay, nhạy cảm hơn. Ngoài ra, bệnh khiến trẻ khó ăn uống như bình thường do nướu đau nhức, sưng đỏ. Các biến chứng của viêm lợi ở trẻ gồm có:

  • Lợi của trẻ dễ bị chảy máu, hơi thở có mùi, lợi sưng và trẻ bị giảm đề kháng,  thiếu vitamin C ở lợi.
  • Vi khuẩn tấn công và làm giảm chất lượng men răng khiến răng thường có màu ngà và dễ gây ra sâu răng.
  • Khả năng tiến triển thành viêm nha chu, mô bị viêm nhiễm, các mô nâng đỡ răng bị yếu dần đi dẫn đến mất răng.

Cách điều trị sưng nướu răng ở trẻ em

Viêm lợi hay trẻ bị sưng nướu răng có thể không cần điều trị, bệnh có thể tự cải thiện nếu trẻ được bổ sung đề kháng và chăm sóc răng lợi đúng cách. Nếu như trẻ có những triệu chứng của viêm lợi, phụ huynh không nên tự ý điều trị cho trẻ, đối với những trường hợp viêm lợi phức tạp, trẻ sẽ được điều trị theo cách sau:

  • Loại bỏ mảng bám và cao răng

Phương pháp điều trị viêm lợi ở trẻ em thường được áp dụng nhất là lấy cao răng và loại bỏ mảng bám cho trẻ. Nếu trẻ bị sưng lợi, kèm theo đau nhức chân răng thì phụ huynh có thể đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để khám và lấy cao răng. Sau bước làm sạch răng lợi, các nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh hằng ngày tránh những mảng bám ở chân răng. Bằng cách này có thể loại bỏ triệt để số lượng vi khuẩn và mảng bám gây viêm lợi ở trẻ.

Trẻ bị sưng lợi điều trị thế nào
Phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám và kiểm tra răng miệng định kỳ để làm sạch mảng bám
  • Dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng khi triệu chứng viêm lợi ở trẻ trở nặng, liều dùng thuốc phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó trẻ cần được chăm sóc răng miệng song song, sử dụng thuốc súc miệng hoặc nước muối để vệ sinh răng miệng hằng ngày. Những loại thuốc súc miệng được chỉ định theo bác sĩ gồm hydrogen peroxide, xylocaine hoặc nước muối để tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và thúc đẩy quá trình chữa lành nướu.

  • Phẫu thuật

Hình thức phẫu thuật hiếm khi được áp dụng trong điều trị bệnh viêm lợi ở trẻ em. Thông thường khi bệnh chuyển sang viêm nha chu, bác sĩ điều trị có thể đề nghị làm sạch cao răng hình thành sâu bên trong túi nha chu. Can thiệp ngoại khoa được thực hiện bóc tách phần lợi nhằm loại bỏ cao răng cho trẻ.

  • Ghép nướu

Phương pháp ghép nướu được áp dụng khi nướu răng của trẻ bị tổn thương nghiêm trọng và mất răng. Tại vùng nướu không điều trị được, trẻ bị bệnh được ghép mô nướu bất kỳ đắp vào phần mô bị hỏng. Bằng cách này có thể giúp trẻ có nụ cười đẹp, tránh xảy ra tình trạng ê buốt khi ăn uống, ngoài ra còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: phá hủy mô nướu và phá hủy xương,…

Bài thuốc giúp giảm sưng lợi ở trẻ

Khi trẻ bị sưng lợi, thay vì sử dụng thuốc thì phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp đơn giản sau để giảm sưng cho bé. Phương pháp an toàn nhưng mang đến hiệu quả cao là:

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tác dụng làm dịu, giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ các thức ăn thừa. Phụ huynh pha loãng 2 – 3 thìa nước muối cùng với lượng nước vừa đủ, đen đun sôi để nguội. Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng dung dịch nước muối khoảng 30 giây. Tương tự cho trẻ súc miệng theo cách trên 2 – 3 lần mỗi ngày.

Trẻ bị sưng lợi
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hợp lý để phòng tránh bệnh răng miệng
  • Súc miệng bằng tinh dầu sả

Tinh dầu sả có tính kháng viêm và tăng cường đề kháng rất hiệu quả. Khi cho trẻ súc miệng bằng tinh dầu sả còn giúp giải quyết mùi hôi miệng ở trẻ. Cần lưu ý, khi cho trẻ sử dụng tinh dầu sả súc miệng, phụ huynh cần phải pha loãng tinh dầu với nước ấm để tránh gây kích ứng nướu răng trẻ.

Mỗi lần phụ huynh chỉ sử dụng khoảng 2 – 3 giọt tinh dầu sả với khoảng 225 ml nước. Súc miệng nhiều lần cùng với hỗn hợp này. Áp dụng theo cách trên 2 – 3 lần mỗi ngày, tình trạng nướu răng bị sưng ở trẻ sẽ có cải thiện tốt.

  • Giảm sưng nướu răng bằng trà

Trà xanh là một nguyên liệu chống oxy hóa rất hiệu quả. Đối với người lớn, uống trà xanh hàng ngày sẽ giảm nguy cơ viêm nướu răng và sâu răng, đối với trẻ em có thể sử dụng túi trà để chữa chứng viêm và sưng nướu cho trẻ. Trong túi trà có chất axit tannic giúp làm dịu triệu chứng sưng viêm. Phụ huynh dùng túi trà lọc ngâm vào nước sôi sau đó để nguội rồi đặt lên phần viêm trong khoảng 5 phút. Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần, tình trạng nướu sưng sẽ cải thiện tốt.

  • Vệ sinh nướu răng bằng mật ong

Mật ong là chất chống viêm hữu ích của tự nhiên. Mật ong có vị ngọt nên rất phù hợp cho trẻ nhỏ bị viêm nướu, thường dùng mật ong để chữa viêm nhiễm, kháng khuẩn,…. trẻ em sau khi vệ sinh răng miệng xong, nên sử dụng mật ong bôi trực tiếp lên phần răng và nướu bị tổn thương. Áp dụng hàng ngày sẽ cải thiện được tình trạng viêm và sưng nướu nhanh chóng.

  • Chanh và muối làm sạch lợi

Khi trẻ bị sưng lợi, phụ huynh có thể chuẩn bị một ít nước cốt chanh hòa với 1 chút muối. Tiếp tục dùng tăm bông bôi hỗn hợp này vào phần nướu răng tổn thương, sau vài phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Phương pháp này cũng giúp làm trắng răng hiệu quả nhờ tính axit của chanh khi áp dụng thường xuyên.

Phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em

Phụ huynh có thể giúp trẻ thực hiện những bước phòng ngừa viêm và sưng nướu răng. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản có thể giúp ngăn ngừa nguy bệnh viêm lợi ở trẻ được chuyên gia khuyến khích:

  • Rèn luyện cho trẻ thói quen đánh răng ngày hai lần (sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ).
  • Đánh răng đúng cách, đánh theo chiều dọc, thời gian đánh răng kéo dài ít nhất 5 phút.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, phụ huynh nên thay bàn chải cho trẻ mỗi 2 – 3 tháng /lần
  • Hướng dẫn trẻ cách sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa ở kẽ răng.
  • Ưu tiên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và các chất tốt cho răng, lợi.
  • Không nên cho trẻ ăn vặt, các loại đồ ngọt, bánh kẹo vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Cho trẻ khám răng định kỳ ít nhất 2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe răng lợi.

Như đã đề cập, tình trạng trẻ bị sưng lợi thường đến từ nguyên nhân lợi viêm hoặc viêm nha chu. Vì thế để được điều trị đúng cách, tránh để ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để được can thiệp sớm. Trẻ em có cấu trúc răng lợi khá yếu nên điều trị muộn có thể dẫn đến những hậu quả khó khắc phục.

Ngày đăng 07:15 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 24/05/2024
Chia sẻ:
Trẻ bị sưng lợi - Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Trẻ bị sưng lợi – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sưng lợi, trong đó phổ biến nhất là do trẻ bị viêm lợi.…

7 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà đơn giản, hiệu quả

Trong dân gian có nhiều cách chữa viêm lợi trùm tại nhà đang được đông đảo bệnh nhân rỉ tai…

5 kem đánh răng trị viêm lợi tốt nhất 2020 - Chống tái phát 5 kem đánh răng trị viêm lợi tốt nhất 2024 – Chống tái phát

Viêm lợi là một bệnh lý về răng miệng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nguyên nhân chủ…

Phân biệt để nhận biết giữa lợi bị tụt và lợi bình thường Tụt Lợi Răng Lung Lay Xử Lý Thế Nào? Đáng Lo Không?

Tụt lợi là bệnh lý về răng miệng phổ biến, nếu không sớm can thiệp và điều trị, có thể…

Viêm lợi trùm ở trẻ em khiến trẻ thường hay quấy khóc, khó chịu Viêm Lợi Trùm Ở Trẻ Em: Cách Điều Trị và Xử Lý An Toàn

Viêm lợi trùm ở trẻ em là căn bệnh thường gặp, khiến trẻ thường xuyên có cảm giác đau đớn,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua