Sưng Nướu Răng và Nổi Hạch: Nguyên Nhân Nào Gây Ra?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Sưng nướu răng nổi hạch không hiếm gặp, thường liên quan đến nhiều nguyên nhân. Đôi khi xảy ra do mọc răng khôn nhưng đa phần thường là do các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm gây ra. Sưng nướu răng và nổi hạch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

Sưng nướu răng và nổi hạch là gì?

Sưng nướu răng là tình trạng thường gặp, xảy ra do nướu răng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Tuy nhiên, sưng nướu răng và nổi hạch thì lại không phổ biến. Các hạch có liên quan đến sưng nướu răng chủ yếu xuất hiện ở vùng cổ và nách, sau tai. Hạch là hệ thống có chức năng như hệ miễn dịch, có vai trò sản sinh ra kháng thể, dòng bạch cầu lympho để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Sưng nướu răng và nổi hạch thường có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng
Sưng nướu răng và nổi hạch thường có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng

Hạch thường ở thể chìm, chỉ đến khi phải hoạt động mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh thì mới sưng to. Hạch có hình tròn hoặc bầu dục, bên trong có chứa các chất dịch, hạch nổi lên ấn vào sẽ có cảm giác hơi đau. Nổi hạch là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Thế nhưng nếu nổi hạch kèm theo sưng nướu răng thì chứng tỏ nướu răng của bạn đang bị vi khuẩn tấn công, bị viêm nhiễm nặng nề, đã chuyển sang giai đoạn nặng, cần can thiệp, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: Sưng Nướu Răng Cửa Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục

Nguyên nhân gây sưng nướu răng và nổi hạch

Thông thường, tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch đa phần có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng. Có thể kể đến như:

1. Viêm nướu răng 

Viêm nướu răng là tình trạng các mô mềm quanh răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn trong các mảng bám trên răng xâm nhập, gây bệnh. Vi khuẩn trong mảng bám tồn tại càng lâu thì càng phát triển mạnh mẽ, nếu không sớm có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng. Tình trạng viêm lan rộng, ăn sâu vào các tổ chức quanh răng khiến người bệnh vừa bị sưng nướu răng vừa nổi hạch. Nguy hiểm hơn có thể bị nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến sức khỏe và các cơ quan khác trong cơ thể. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Nướu răng sưng đỏ, chạm vào thấy mềm, đau khó chịu
  • Hơi thở có mùi hôi, hay bị chảy máu chân răng
  • Răng nướu dễ bị đau khi ăn đồ khô hoặc khi xỉa răng,
  • Nghiêm trọng có thể gây sốt nhẹ, nổi hạch, chán ăn, mất ngủ
  • Viêm nướu lâu ngày khiến nướu tụt xuống làm lộ chân răng
  • Nướu răng bị viêm nhiễm, răng nhạy cảm, dễ bị lung lay… 

2. Mọc răng khôn 

Đôi khi tình trạng mọc răng khôn cũng có thể là nguyên nhân gây sưng nướu răng và nổi hạch ở nhiều người. Răng không ở người thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25, quá tình mọc tùy vào cơ địa của mỗi người, có thể mất đến khoảng 3 – 5 tháng thì răng mới trồi lên hết. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Sưng nướu răng, đặc biệt là phần nướu ở vị trí mọc răng khôn bị sưng nghiêm trọng
  • Bị sốt nhẹ, đau đầu, thân nhiệt nóng hơn bình thường, có thể kèm theo nổi hạch
  • Chán ăn, ăn uống không ngon miệng, cử động hàm nặng nề, khó khăn nhất là khi nói, ăn nhai
  • Sưng má, hơi thở có mùi hôi khó chịu do khó vệ sinh răng nướu vì sợ đau…

3. Viêm nha chu 

Viêm nha chu là tình trạng tổ chức quanh răng gồm nướu răng, lợi, gai lợi và xương ổ răng bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Viêm nha chu là bệnh lý về răng miệng nguy hiểm, thường tiến triển âm thầm. Người bị viêm nướu răng nếu không sớm thăm khám và điều trị sẽ rất dễ mắc viêm nha chu. Viêm nha chu gây tổn thương nướu nghiêm trọng, có thể làm suy giảm chức năng nhai, tăng nguy cơ mất răng. 

Dấu hiệu nhận biết:  

  • Nước răng sưng đỏ, đau nhức, hay bị chảy máu
  • Người mệt mỏi, uể oải, có thể kèm theo sốt nhẹ, nổi hạch
  • Răng hay bị đau nhức, ê buốt, dễ lung lay
  • Nhấn vào nướu thấy có dịch hoặc mủ tiết ra
  • Hôi miệng, có khoảng trống giữa có răng do tụt nướu
  • Răng dễ bị ê buốt, tụt nướu làm lộ chân răng, khiến răng dài hơn bình thường…

4. Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý về răng miệng thường gặp, do vi khuẩn phát triển khiến cấu trúc răng bị tổn thương, mất đi khối mô cứng, làm xuất hiện một hoặc nhiều lỗ hổng kích thước đa dạng trên răng. Sâu răng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch. 

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Xuất hiện đốm đen hoặc nâu trên răng, sau một thời gian sẽ vỡ ra, tạo thành lỗ sâu trên răng
  • Nướu sưng đau, hay bị chảy máu chân răng, nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài
  • Đau buốt răng khi nhai, nếu vi khuẩn phát triển mạnh có thể bị nổi hạch, thân nhiệt tăng
  • Hôi miệng, có cảm giác cơn đau lan sang các răng khác, đau không giảm dù đã dùng thuốc… 

5. Sưng nướu răng và nổi hạch do viêm tủy răng 

Nướu răng cũng có thể bị sưng và nổi hạch khi người bệnh mắc viêm tủy răng. Tủy răng có chứa mô tủy, dây thần kinh và các mạch máu, khi gặp tác nhân vật lý hoặc bị vi khuẩn xâm nhập, tủy răng dễ bị viêm gây đau nhức khó chịu. Viêm tủy răng rất nguy hiểm, có thể gây các biến chứng như áp xe răng, viêm xương hàm, viêm cuống răng…

Sự khác nhau giữa tủy răng bình thường và tủy răng bị viêm
Sự khác nhau giữa tủy răng bình thường và tủy răng bị viêm

Dấu hiệu nhận biết: 

  • Răng hay đau nhức, nhất là khi bị đồ ăn, thức uống quá nóng, quá lạnh, quá chua, quá ngọt kích thích
  • Đau buốt răng khi tiếp xúc với không khí lạnh hoặc khi vệ sinh răng miệng vô tình chạm phải răng
  • Răng nhạy cảm với nhiệt độ, nướu răng bị sưng đỏ, đôi khi kèm theo sốt nhẹ, sốt cao, nổi hạch
  • Hơi thở có mùi, đau cả khi nằm xuống, nhất là về đêm
  • Cơn đau không xuất hiện ở 1 vị trí nhất định mà lan tỏa sang nhiều vị trí khác… 

6. Áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng nướu răng sưng đau, có khả năng tích tụ dịch mủ quanh chân răng. Áp xe răng là biến chứng thường gặp của sâu răng, viêm nha chu và các tác động vật lý vào răng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây ứ đọng dịch mủ. 

Dấu hiệu nhận biết:

  • Nướu răng sưng đó, ngày một gia tăng về kích thước
  • Đau nhức răng nghiêm trọng, nhất là khi ăn nhai, nói chuyện
  • Có mủ dưới chân răng, đè vào thấy chảy máu, đau nhiều
  • Người sốt, hôi miệng, nổi hạch, ớn lạnh, đôi khi đau đầu, chóng mặt, vã mồ hôi…

7. Nguyên nhân khác

Ngoài những lý do đã đề cập, nếu bạn chắc chắn mình không mắc các bệnh lý về răng miệng thì rất có thể bạn bị:

  • Sưng nướu răng do bàn chải đánh răng gây kích ứng, thường có liên quan đến việc dùng bàn chải lông quá cứng, chải răng quá mạnh. Việc sử dụng bàn chải không phù hợp khiến nướu răng tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng và gây nổi hạch trên cơ thể. 
  • Một nguyên nhân không thường gặp có thể gây sưng nướu răng và nổi hạch là do quai bị. Khi mắc quai bị, người bệnh bị sưng đau các tuyến nước bọt, cơ thể đau nhức, người sốt, đau họng, đau đầu, sưng ở một hoặc cả hai bên khuôn mặt, buồn nôn, nôn, nổi hạch, sưng bìu và đau tinh hoàn ở nam…

Sưng nướu răng và nổi hạch có nguy hiểm không? 

Như đã đề cập, sưng nướu răng và nổi hạch có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, thường liên quan đến các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe răng, sâu răng… Đây đều là những bệnh lý về răng miệng nguy hiểm, cần có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách. 

Nếu không sớm thăm khám và điều trị sưng nướu răng và nổi hạch do các bệnh lý về răng miệng, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng như:

  • Viêm loét, hoại tử nướu răng: Viêm loét, hoại tử, phì đại nướu răng là những biến chứng thường gặp nhất khi tình trạng viêm nhiễm ở lợi kéo dài, không được chăm sóc, can thiệp đúng cách. Nhiễm trùng kéo dài có thể khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng, lây lan sang các tổ chức khác trong răng, gây ra các ổ áp xe, tình trạng hoại tử lở loét lợi, thậm chí là phì đại lợi… 
  • Ảnh hưởng đến xương hàm: Không chỉ nướu răng bị ảnh hưởng mà vi khuẩn trong lợi trên răng còn có thể lan rộng, xâm nhập vào tủy, răng, gây hoại tử, viêm nhiễm xương hàm nghiêm trọng. Viêm xương hàm có thể gây cứng khớp hàm, gãy xương, biến dạng hoặc teo xương hàm, làm lệch mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ… 
  • Gây nguy cơ mất răng: Mất răng là một trong những biến chứng đặc biệt nghiêm trọng. Mất răng không chỉ làm suy giảm chức năng ăn nhai, nếu không được trồng răng sớm thì có thể gây tiêu xương hàm, khiến răng xô lệch, ảnh hưởng đến khuôn mặt. 
  • Ảnh hưởng toàn thân: Sưng nướu răng và nổi hạch khiến răng thường xuyên đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không những vậy, nó còn có nguy cơ gây các triệu chứng toàn thân như sốt, người mệt mỏi, uể oải… Nghiêm trọng hơn có thể gây nhiễm trùng máu, tăng nguy cơ đột quỵ… 

Cần làm gì khi bị sưng nướu răng và nổi hạch? 

Sưng nướu răng và nổi hạch có thể có liên quan đến các bệnh lý về răng miệng nguy hiểm. Nếu bạn không biết nên xử lý thế nào khi gặp phải trường hợp này thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Thăm khám nha sĩ, bác sĩ 

Khi bị sưng nướu răng và nổi hạch, dù nghi ngờ do nguyên nhân gì thì để đảm bảo an toàn, bạn tốt nhất cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ, nha sĩ uy tín, chuyên nghiệp, đáng tin cậy để xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp phù hợp. Đa phần tình trạng viêm nướu răng kèm theo nổi hạch chủ yếu là do các bệnh lý về răng miệng gây nên. Những căn bệnh này sẽ không tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp chuyên khoa phù hợp.

Người bị sưng nướu răng và nổi hạch cần được sớm thăm khám bác sĩ, nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị
Người bị sưng nướu răng và nổi hạch cần được sớm thăm khám bác sĩ, nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị

Tùy vào tình trạng, mức độ bệnh, mà các bác sĩ, nha sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Thường là:

  • Cạo vôi răng: Áp dụng với tình trạng có nhiều mảng bám, vôi răng bám trên răng. Sự xuất hiện của các mảng bám sinh học trên răng chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi, phát triển và gây hại mô nướu. Cạo vôi răng sẽ được thực hiện trước tiên rồi mới đến các bước điều trị tiếp theo. 
  • Trám răng: Trám thường được áp dụng cho các trường hợp như sâu răng, chấn thương gây nứt vỡ răng. Khi trám răng, nha sĩ sẽ làm sạch răng, lấy các vụn thức ăn và cao răng rồi bắt đầu trám bằng vật liệu trám chuyên dụng. Quy trình trám thường tiến hành khoảng 20 – 30 phút tùy vào tình trạng răng và vật liệu trám răng. 
  • Điều trị bằng thuốc: Sử dụng thuốc điều trị, đặc biệt là kháng sinh, giảm đau thường được áp dụng trong trường hợp sưng nướu răng và nổi hạch có liên quan đến viêm nướu răng, viêm nha chu. Tùy vào tình trạng, mức độ viêm nhiễm mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị phù hợp. 
  • Phương pháp điều trị khác: Tình trạng sưng nướu răng kèm theo nổi hạch cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp khác như ghép nướu răng, che tủy, tạo hình răng, cố định răng lung lay để tránh mất răng vĩnh viễn… 

Việc lựa chọn phương pháp nào để điều trị, cải thiện tình trạng sưng nướu răng còn tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng, mức độ sưng viêm của mỗi người. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên sớm thăm khám nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa, không nên chủ quan trước tình trạng bệnh của mình. 

2. Giảm đau bằng biện pháp tại nhà 

Song song với việc thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ, nha sĩ, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp giảm đau, hỗ trợ điều trị sưng nướu răng tại nhà dưới đây:

  • Súc miệng bằng nước muối: Bạn lấy 1 thìa cà phê muối hạt khuấy đều cho tan trong cốc nước ấm, lấy nước này ngậm súc miệng 1 – 2 phút, kiên trì thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày. Nước muối có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn, sát khuẩn, tiêu viêm, có thể ngăn ngừa rất tốt các bệnh lý về răng miệng, hô hấp. 
  • Súc miệng bằng nha đam: Bạn lấy 1 nhanh nha đam tươi, rửa sạch, xay nhuyễn lấy nước cốt để ngậm súc miệng hoặc xoa trực tiếp lên nướu răng bị sưng đều được. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, sau đó súc lại miệng với nước sạch để giảm sưng nướu răng. 
  • Súc miệng với gừng: Gừng tính ấm, có khả năng giảm đau, sát khuẩn, kháng khuẩn, tiêu viêm. Bạn có thể lấy 1 củ gừng rửa sạch, cắt lát mỏng, hãm hoặc đun sôi với nước, lấy nước này súc miệng 2 – 3 lần/ngày để giảm sưng nướu. 
  • Nguyên liệu khác: Bên cạnh những nguyên liệu đã đề cập, bạn cũng có thể dùng bạc hà, mật ong, bột nghệ, lá lốt hoặc dầu dừa để giảm sưng nướu răng. Đây đều là những nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc, an toàn, lành tính, dùng được cho mọi đối tượng. 

3. Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng 

Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng cũng là một trong những vấn đề mà bạn không thể bỏ qua khi gặp phải tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch. Sau đây là cách chăm sóc để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng mà bạn có thể tham khảo:

  • Chải răng nhiều lần trong ngày, ít nhất là 2 lần/ngày, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Nên chải răng sau khi ăn 30 phút, chải thật cẩn thận các mặt nhai của răng, nhất là các kẽ răng. 
  • Chọn các loại bàn chải lông mềm, không nên chọn những bàn chải cứng để tránh tổn thương nướu răng. Tốt nhất nên chải răng nhẹ nhàng, thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải có dấu hiệu mòn đi. 
  • Nên kết hợp làm sạch răng miệng, loại bỏ mảng bám với chỉ nha khoa và nước súc miệng. Nên chọn các loại nước súc miệng phù hợp cho người bị viêm lợi như Listerine, Plasma Kare, Colgate, AP24, Kin Gingival… 
  • Thăm khám nha khoa, lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần để làm sạch mảng bám, kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề về răng miệng. 

4. Thay đổi lối sống, chế độ ăn uống 

Bên cạnh việc điều chỉnh thói quen chăm sóc răng miệng, bạn cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và lối sống của mình. Cụ thể nên:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng, phong phú, đầy đủ các nhóm dưỡng chất. Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau lá xanh, đu đủ, ớt chuông, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, bông cải xanh, cà rốt, dưa lưới vàng, súp lơ trắng, ổi, cá hồi, cá ngừ, măng tây, cần tây, sữa và các sản phẩm từ sữa… 
  • Nên chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt, được chế biến ở dạng luộc, hấp, nấu canh thay vì chiên, xào, rán… 
  • Uống nhiều nước, hạn chế các thực phẩm quá dai, quá cay, quá nóng, quá lạnh, các thực phẩm khô cứng để tránh làm kích thích đến nướu răng.
  • Hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột vì chúng dễ tạo mảng bám trên răng, khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát triển.
  • Bỏ thói quen hút thuốc, bỏ thói quen cắn móng tay, dùng răng để mở đồ vật cứng hoặc nghiến răng để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Sưng nướu răng và nổi hạch là dấu hiệu cho thấy nướu răng bạn đang bị nhiễm trùng nghiêm trọng khiến hệ thống hạch của cơ thể phải làm việc quá mức. Do đó, nếu nghi ngờ có liên quan đến bệnh lý, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ, nha sĩ uy tín, chuyên nghiệp để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Sưng nướu răng có mủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Sưng Nướu Răng Có Mủ: Cách Phòng Tránh và Khắc Phục

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng tủy răng hoặc nướu bị nhiễm trùng, dẫn đến sự hình thành…

Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không là thắc mắc chung của nhiều người Bị Viêm Lợi Có Nên Lấy Cao Răng Không? Nha Sĩ Chia Sẻ

Lấy cao răng là phương pháp nha khoa có tác dụng loại bỏ các vụn thức ăn, mảng bám trên…

Tình trạng lợi sưng viêm tấy đỏ trong quá trình đeo mắc cài niềng răng Niềng Răng Bị Sưng Lợi và Giải Pháp Xử Lý, Khắc Phục Hay

Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha hiệu quả, được đặc biệt ưa chuộng trong những năm…

sưng nướu răng khôn Sưng nướu răng khôn (trong cùng) phải làm sao?

Sưng nướu răng khôn trong cùng thường gây đau đớn nhiều hơn so với các vị trí khác. Ngoài viêm…

Sưng nướu răng cửa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Sưng Nướu (Lợi) Răng Cửa Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục

Sưng nướu răng cửa là tình trạng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua