Dị ứng sữa rửa mặt – Cách xử lý tại chỗ hạn chế tối đa tác hại
Sữa rửa mặt là sản phẩm làm sạch da không thể thiếu giúp bạn có một làn da sáng khỏe. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng dị ứng sữa rửa mặt khiến cho làn da bị tổn thương, không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bạn mất tự tin bởi những khuyết điểm. Vì vậy, hiểu rõ về biểu hiện, cách khắc phục là điều cần thiết để có thể bình tĩnh xử lý trong mọi tình huống.
Tìm hiểu tình trạng dị ứng sửa rửa mặt
Dùng sữa rửa mặt là bước vệ sinh quan trọng giúp bạn loại bỏ được bụi bẩn cũng như các tác nhân gây hại bám trên da mặt. Đồng thời chúng còn có tác dụng dưỡng ẩm, dưỡng trắng, giúp da được mịn màng, sáng khỏe hơn.
Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số loại sữa rửa mặt có thể khiến làn da của bạn bị kích ứng, khiến da trở nên khó chịu và sinh ra những tổn thương.
Nguyên nhân
Trong sữa rửa mặt có chứa rất nhiều các thành phần hóa chất, làn da nhạy cảm của bạn sẽ rất dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc trực tiếp với các thành phần này. Các thành phần dễ gây kích ứng là:
- Colognes, chất khử mùi, chất tạo mùi nhân tạo…
- Các chất bảo quản
- Chất tẩy và chất kháng khuẩn
- Thành phần dưỡng ẩm, chống nắng
Thống kê cho thấy, những người sở hữu làn da khô và da nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng với sữa rửa mặt hơn những loại da khác. Chính vì thế, khi sở hữu làn da khô, bạn cần hết sức cẩn trọng trong việc lựa chọn sữa rửa mặt.
Tham khảo thêm: Dị ứng mỹ phẩm: Dấu hiệu nhận biết và cách trị nhanh nhất
Triệu chứng
Khi sử dụng sữa rửa mặt bị dị ứng, làn da của bạn có thể sẽ gặp phải các vấn đề sau:
- Viêm da dị ứng: Nổi ban đỏ trên khuôn mặt, đôi khi còn có mụn nhỏ li ti hay mụn nước xuất hiện, có thể phát sinh viêm nhiễm nếu không can thiệp kịp thời.
- Nổi mụn: Các phản ứng dị ứng sẽ khiến cho lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn bịt kín lỗ chân lông. Từ đó khiến cho tình trạng mụn viêm, mụn bọc hay đơn giản là những đém mụn nhỏ li ti xuất hiện.
- Da khô, sắc tố da thay đổi: Tình trạng dị ứng cũng có thể khiến làn da trở nên khô ráp, đóng vảy, thậm chí là nứt nẻ. Ngoài da làn da còn dễ bị sạm đen, kém sắc, nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Da bị lão hóa: Triệu chứng dị ứng kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến cho da mặt của bạn xuất hiện nhiều nếp nhăn, dễ bị bảo mòn, chảy xệ.
Ngoài ra, nhiều trường hợp, tình trạng dị ứng còn dễ khiến da bị phù nề. Điều này có thể khiến các vết chàm hay mề đay gây ngứa ngáy xuất hiện trên diện rộng.
Xử lý nhanh khi bị dị ứng sữa rửa mặt
Khi xảy ra phản ứng dị ứng, nếu bạn không biết cách xử lý nhanh sẽ rất dễ khiến làn da gặp phải những tổn thương nghiêm trọng. Để hạn chế tối đa tác hại, cần thực hiện các bước sau:
Tham khảo thêm: Bị dị ứng mỹ phẩm có tự hết không và cần lưu ý gì?
Ngưng ngay sữa rửa mặt đang dùng
Khi gặp dị ứng, tránh tác nhân gây kích ứng và ngừng sử dụng sản phẩm gây dị ứng, ngay cả khi chỉ là dấu hiệu nhẹ. Sử dụng tiếp có thể làm cho phản ứng trở nên nghiêm trọng hơn và gây tổn thương cho da.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên giữ lại sản phẩm sữa rửa mặt gây kích ứng. Bởi nếu bị dị ứng nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cung cấp mẫu sữa rửa mặt để xác định rõ thành phần khiến da bị kích ứng.
Điều này không chỉ hỗ trợ cho quá trình điều trị mà còn giúp bạn trong việc chọn lựa loại sữa rửa mặt phù hợp hơn.
Vệ sinh da mặt
Đây cũng là vấn đề mà bạn cần thực hiện tốt để giảm thiểu những tác hại cho làn da. Vệ sinh da mặt đúng cách lúc này sẽ khiến làm da được thông thoáng hơn, giảm thiểu được những triệu chứng kích ứng.
Lúc này, bạn tuyệt đối không sử dụng bất cứ sản phẩm nào để vệ sinh da mặt. Nước sạch đơn thuần hay nước muối pha loãng là những lựa chọn tốt dành cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần rửa tay thường xuyên để tránh đưa vi khuẩn lên mặt khi không may có tiếp xúc.
Đắp mặt nạ
Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để đắp mặt cũng là một liệu pháp tốt để hạn chế tổn thương da do dị ứng sữa rửa mặt gây ra. Nhiều loại nguyên liệu không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da mà còn giúp giảm ngứa, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm…
Tham khảo thêm: Cách chăm sóc da sau khi bị dị ứng mỹ phẩm giúp lành nhanh
Dùng nha đam, bột nghệ và sữa tươi:
- Cần có 1 muỗng sữa tươi, 1 muỗng gel nha đam và 2 muỗng bột nghệ
- Trộn đều các nguyên liệu thành hỗn hợp sệt
- Tiến hành đắp trực tiếp lên da mặt
- Để yên trong khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại với nước ấm
Dùng bột yến mạch và mật ong:
- Cần chuẩn bị 1 muỗng bột yến mạch, 1 muỗng mật ong
- Trộn đều 2 nguyên liệu trên, có thể nhỏ 1 chút nước để có độ sệt cần thiết
- Thoa đều hỗn hợp trên lên da mặt
- Thư giãn trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước ấm
Dùng mật ong và sữa chua không đường:
- Cần có 2 muỗng sữa chua, 1 muỗng mật ong
- Trộn đều nguyên liệu trên rồi đắp lên da mặt
- Thư giãn trong 15 phút rồi vệ sinh sạch bằng nước ấm
Biện pháp đắp mặt nạ để cải thiện làn da chỉ đáp ứng trong trường hợp bị dị ứng sữa rửa mặt ở mức độ nhẹ. Tránh áp dụng khi da mặt bị tổn thương nghiêm trọng hay có xuất hiện tình trạng bội nhiễm.
Điều trị trong các trường hợp cần thiết
Trong nhiều trường hợp, nếu bạn có làn da quá nhạy cảm kết hợp với việc dùng những loại sữa rửa mặt tẩy rửa mạnh thì rất dễ khiến cho tình trạng dị ứng xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng. Lúc này, dị ứng chỉ có thể được khắc phục khi sử dụng thuốc Tây.
Tham khảo thêm: Bị dị ứng mỹ phẩm nặng đây là điều bạn cần làm ngay
Dùng thuốc điều trị tại chỗ
Đây là nhóm thuốc phổ biến nhất được dùng trong việc khắc phục các vấn đề ngoài da, trong đó có khắc phục triệu chứng dị ứng sữa rửa mặt.
Thuốc điều trị sẽ giúp làm dịu da và giảm nhanh các vấn đề nổi mẩn hay ngứa ngáy trên da. Tùy vào mức độ tổn thương da mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp, có thể là:
- Thuốc mỡ
- Kem bôi da
- Corticoid
Khi sử dụng thuốc bôi tại chỗ trên da mặt nhạy cảm, hãy cẩn thận tránh lớp mỡ quá dày để tránh tổn thương da nghiêm trọng. Tuân thủ đúng liều lượng và tần suất bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh phản ứng phụ không mong muốn.
Thuốc kháng Histamine
Nếu triệu chứng ngứa, đau rát trên da mặt không giảm sau khi sử dụng thuốc tại chỗ, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc kháng Histamine. Nhóm thuốc này thường ức chế sản sinh Histamine của cơ thể, giúp giảm triệu chứng ngứa rát và không thoải mái trên da. Các loại thuốc được chỉ định:
- Loratadin
- Fexofenadin
- Acrivastin
- Clorpheniramin
Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vì vậy, hãy cẩn thận và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không nên thay đổi liều lượng, ngừng sử dụng hoặc tự ý mua thuốc mà không có chỉ dẫn y tế.
Tham khảo thêm: Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì? Nguy hiểm chớ bỏ qua
Chăm sóc da và ngăn ngừa tình trạng dị ứng sữa rửa mặt
Sau khi bị dị ứng, làn da của bạn sẽ trở nên xấu xí, xỉn màu. Chính vì thế cần chăm sóc tốt để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng dị ứng tái diễn. Theo đó, bạn nên chú ý đến các khuyến nghị sau:
- Khi da đang tổn thương cần tránh tiếp xúc với ánh nắng cũng như các tác nhân gây kích ứng.
- Tuyệt đối không gãi hay chà sát thậm chí là sờ tay khi da mặt đang bị kích ứng.
- Bổ sung cho cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường rau xanh, trái cây và nhóm thực phẩm giàu omega-3, vitamin và khoáng chất.
- Tránh dùng các sản phẩm chăm sóc da trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì cần tránh các loại sửa rửa mặt chứa chất tẩy mạnh hay có mùi thơm.
- Chủ động thăm khám khi da mặt có những biểu hiện bất thường nghi ngờ là kích ứng.
Dị ứng sữa rửa mặt không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến sự khỏe đẹp của làn da. Chính vì vậy, bạn cần chú ý xử lý nhanh khi xuất hiện những dấu hiệu kích ứng đầu tiên. Đồng thời chú ý đến các biện pháp chắm sóc để làn da nhanh chóng được cải thiện sau dị ứng.
Có thể bạn quan tâm:
- Dấu hiệu dị ứng kem chống nắng và cách xử lý, phòng ngừa
- Dị ứng sữa tắm – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!