Dị ứng thịt bò – Biểu hiện nhận biết và cách xử lý tại chỗ
Dị ứng thịt bò là tình trạng xuất hiện các hiện tượng như ngứa, nổi mẩn đỏ, buồn nôn, khó thở, khoang miệng khó chịu… khi ăn phải thịt bò. Không chỉ vậy, một số trường hợp dị ứng còn gây ra sốc phản vệ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, hôn mê sâu và thậm chí là tử vong.
Dấu hiệu nhận biết dị ứng thịt bò
Triệu chứng của dị ứng với loại thịt này có thể xuất hiện một hay nhiều biểu hiện. Tùy vào cơ địa mỗi người và lượng protein lạ nạp vào cơ thể mà có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể:
Với mức độ dị ứng nhẹ
Các dấu hiệu dị ứng thuộc trường hợp này thường là:
- Da ngứa ngáy, khoang miệng khó chịu là dấu hiệu đầu tiên do chất histamin được giải phóng, bạn vẫn có thể tiếp tục ăn được nếu cố gắng kiềm chế cơn ngứa.
- Các mẩn đỏ có thể biến mất sau một vài ngày.
Tham khảo thêm: Dị ứng nhộng tằm – Biểu hiện và các loại thuốc điều trị
Với mức độ trung bình
Dị ứng thịt bò còn có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Tình trạng nổi mề đay, viêm da dị ứng, có thể lan rộng ra hoặc gây sưng ở vùng mắt, môi, cổ, tay hoặc chân.
- Ngứa ở mắt, mũi, dẫn đến chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, cùng với các triệu chứng của hen suyễn như khó thở, ho kèm nặng ngực.
- Biểu hiện tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa nếu phản ứng mạnh với thức ăn như thịt bò hoặc các chất gây dị ứng khác.
Với mức độ dị ứng nặng
Sốc phản vệ là biểu hiện nghiêm trọng nhất của dị ứng, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến hôn mê sâu thậm chí là tử vong. Các biểu hiện thường gặp:
- Thường gây ra các triệu chứng như phù mạch, ngứa vùng hầu họng, khó phát âm, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức…
- Các trường hợp sốc phản vệ thường gặp ở những bệnh nhân đã mắc bệnh hen suyễn, nhất là những người bị hen suyễn mà không được kiểm soát tốt.
- Đặc biệt, những người đã bị sốc phản vệ do thịt bò, nếu tiếp tục gặp phải tình trạng này thì nguy cơ tử vong là rất cao.
Tham khảo thêm: Dị ứng đậu phộng – Biểu hiện và cách xử lý nhanh nhất
Nguyên nhân gây ra dị ứng thịt bò
Thịt bò, mặc dù là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng, nhưng cũng thuộc nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng như cá, hải sản, quả óc chó, trứng…
Đối với một số người, thịt bò có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy và ảnh hưởng đến sức khỏe của họ, mặc dù nó được xem là bổ dưỡng và cần thiết.
Dị ứng với thịt bò thường xuất phát từ hàm lượng protein cao trong nó. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong mỗi 100g thịt bò, có tới 28g protein cùng với các dạng vitamin và khoáng chất khác.
Protein trong thịt bò có thể chứa các loại protein lạ, khiến cơ thể không chỉ khó tiêu hóa mà còn kích thích phản ứng miễn dịch, gây ra các triệu chứng dị ứng.
Các protein lạ từ thịt bò khi vào cơ thể thường kích thích phản ứng miễn dịch, tạo ra một sự kết hợp với các kháng thể trên bề mặt của tế bào bạch cầu.
Quá trình này khiến tế bào bạch cầu bị vỡ nhiều, giải phóng histamin, gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ, đau bụng, buồn nôn, chóng mặt…
Tham khảo thêm: Dị ứng nghệ và cách chữa nhanh chóng ngay tại nhà
Các đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thịt bò
Mặc dù có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi, bất kỳ đối tượng nào nhưng loại dị ứng này thường gặp ở:
Những gia đình có người dị ứng
Dị ứng với thịt bò nói riêng và dị ứng thực phẩm nói chung thường có yếu tố di truyền. Mặc dù chưa thể khẳng định nhưng đa số những người có cha mẹ từng bị dị ứng thì nguy cơ dị ứng là rất cao.
Trẻ em
Đối tượng có nguy cơ bị dị ứng cao nhất hiện nay chính là trẻ em. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định đồng thời sức đề kháng khá yếu nên rất dễ bị dị ứng do các chất đạm trong thịt bò không được hấp thu hết.
Những người có bệnh lý trong người
Hiện tượng dị ứng thịt bò thường xảy ra ở người mắc viêm da cơ địa, bệnh mề đay, viêm da dị ứng… Nguyên nhân là do thịt bò làm các bệnh này phát triển mạnh gây ngứa da, mề đay, mẩn đỏ…
Tham khảo thêm: Dị ứng đạm sữa bò – Cách nhận biết và xử lý kịp thời
Cách xử lý nhanh chóng khi bị dị ứng
Căn cứ vào trình trạng, mức độ bệnh mà có những cách xử lý phù hợp. Cụ thể:
Biện pháp xử lý với trường hợp dị ứng nhẹ
Với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa nhẹ mà không xuất hiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu thì bạn có thể thực hiện bằng cách:
Chườm nóng
Có thể sử dụng một số thảo dược lành tính như kinh giới, cúc tần, lá khế, hương nhu, ngải cứu… để chườm ở các vị trí ngứa.
Bạn dùng một trong các loại lá này mang rửa sạch, đem rang nóng rồi bọc vào chiếc khăn sạch để chườm lên da để giúp các máu lưu thông thuận tiện, giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Uống trà gừng
Trà gừng vị cay, tính ấm có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng dị ứng. Không chỉ vậy, trà gừng còn có thể làm ấm bụng, xoa dịu cơn đaudị ứng do thịt bò gây ra.
Tham khảo thêm: Dị ứng sữa mẹ – Cách nhận biết, xử lý và phòng ngừa
Dùng mật ong
Mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, mật ong còn có khả năng kháng khuẩn chống viêm rất tốt.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Australia chỉ ra rằng, so với các loại thuốc kháng sinh Mupirocin, mật ong còn có tác dụng điều trị mầm bệnh đa kháng cao hơn rất nhiều.
Để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng thịt bò, đồng thời giúp cơ thể hồi phục tốt hơn, bạn có thể uống một 1 ly mật ong pha nước ấm từ 2 – 3 ngày.
Biện pháp xử lý với trường hợp dị ứng nặng
Với các triệu chứng ở mức độ trung bình và nặng như nôn mửa, tiêu chảy, da sưng phồng, hoa mắt, chóng mặt… Bạn xử lý như sau:
- Nếu chỉ nôn mửa hoặc tiêu chảy: Sử dụng dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tránh sử dụng thuốc cầm tiêu chảy hoặc dạ dày để không làm tăng độc tố.
- Nếu khó thở, mệt mỏi, hoặc sốc phản vệ: Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Có thể cần sử dụng thuốc kháng histamin, Corticoid (đối với co thắt phế quản) hoặc Epinephrin (đối với sốc phản vệ).
- Trong trường hợp sốc phản vệ: Gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Đặt bệnh nhân ở tư thế chân cao hơn đầu, thực hiện hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
Tham khảo thêm: Dị ứng nước – Chuyện thật như đùa, làm sao chữa trị?
Biện pháp phòng ngừa dị ứng
Phòng ngừa dị ứng thịt bò là cần thiết vì nếu một khi tình trạng dị ứng xảy ra sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Có thể phòng ngừa bằng cách:
- Loại bỏ thịt bò và các sản phẩm có chứa thịt bò khỏi khẩu phần ăn. Tránh tiếp xúc với thịt bò qua da hoặc hít phải chúng.
- Nhận biết các dấu hiệu lâm sàng của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu phản ứng ngày càng nặng, cần thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.
- Khi ăn ngoài, nên chọn những món đơn giản như gà, cá nước không nước sốt. Luôn kiểm tra thành phần của món ăn để ngăn ngừa dị ứng.
Có thể nói, tùy vào lượng protein lại dung nạp vào cơ thể và cơ địa của mỗi người mà ở các dấu hiệu nhận biết dị ứng thịt bò có khác biệt nhất định. Mặc dù đây là hiện tượng phổ biến và gặp ở nhiều người, tuy nhiên nếu có các triệu chứng bệnh ở mức độ trung bình và nặng, người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Dị ứng cá ngừ: Cách nhận biết và xử lý
- Dị Ứng Tôm Cua: Cách chữa nhanh nhất và lưu ý cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!