Viêm da cơ địa có tự khỏi không và giải đáp của chuyên gia

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Viêm da cơ địa có tự khỏi không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Đây là bệnh viêm da mãn tính dai dẳng, gây ra tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, khô rát vô cùng khó chịu.

Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không?
Tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi không

Giải đáp: Viêm da cơ địa có tự khỏi không?

Về vấn đề “Viêm da cơ địa có tự khỏi không?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định: Bệnh viêm da cơ địa không thể tự khỏi được.

Mặc dù không có những triệu chứng nguy hiểm, nhưng viêm da cơ địa có xu hướng phát triển thành mãn tính, kéo dài dai dẳng và tái phát liên tục nếu không được điều trị đúng cách. Nhiều trường hợp nặng có thể bị nhiễm trùng da, các mụn nước bị vỡ và tiết dịch làm lây lan bệnh sang vùng da khác.

Ở một số trường hợp khác, tình trạng viêm da cơ địa có thể tạm lắng và bùng phát thành nhiều đợt, gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng việc điều trị. Hơn nữa, không điều trị viêm da cơ địa đúng lúc có thể làm phát triển các biến chứng và tình trạng nghiêm trọng sau:

  • Hen suyễn
  • Ngứa mãn tính và hình thành vảy trên da do viêm da cơ địa mãn tính
  • Nhiễm trùng da
  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ)

Do đó, thăm khám và chăm sóc đúng lúc là cách điều hạn chế các nguy cơ và đề phòng bệnh tái phát trong tương lai. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để khám và có liệu pháp điều trị hợp lý.

Thông tin hữu ích: Viêm da cơ địa có để lại sẹo không?

Điều trị viêm da cơ địa cách nào hiệu quả nhất?

Bệnh viêm da cơ địa không thể tự khỏi. Chính vì thế các biện pháp điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh. Hiện nay để điều trị viêm da cơ địa có nhiều phương pháp, trong đó phổ biến nhất là những cách sau:

Mẹo dân gian

Cách chữa viêm da cơ địa bằng dân gian sử dụng các loại cây, lá tự nhiên để tác động trực tiếp lên vùng da bệnh. Các thảo dược có độ lành tính cao, giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Cách sử dụng tỏi điều trị các triệu chứng của viêm da cơ địa
Cách sử dụng tỏi điều trị các triệu chứng của viêm da cơ địa
  • Lá trầu không: Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không bằng cách rửa sạch và giả nát lá già. Sau đó đắp lá trầu không lên vùng da bị bệnh.
  • Lá lốt: Dùng 10 – 15 lá lốt rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt bôi lên vùng da bị bệnh.
  • Tỏi: Lấy vài nhánh tỏi tươi bóc vỏ rồi giã nát. Lấy tăm bông thấm nước cốt tỏi bôi lên vùng da bị bệnh.

BẬT MÍ: Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt hiệu quả nhanh

Điều trị viêm da cơ địa bằng Tây y

Phương pháp Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi nhằm làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm da cơ địa. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:

  • Kem bôi giảm ngứa và làm lành da: Thường là dạng kem hoặc mỡ bôi da có chữa corticoid giúp chống viêm, sát khuẩn. Kết hợp với kem dưỡng ẩm da.
  • Thuốc chống viêm dạng uống hoặc tiêm.
  • Kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng.
  • Một số trường hợp bệnh nặng có thể cần dùng đến biện pháp quang trị liệu. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như kích ứng da, phỏng da…

Khi dùng thuốc Tây trị viêm da cơ địa, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ và liệu trình do bác sĩ tư vấn để tránh các nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm như kích ứng dạ dày, viêm tuyến thượng thận…

Bệnh viêm da cơ địa kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị y tế thì người bệnh có thể lưu ý bệnh viêm da cơ địa kiêng gì để ngăn ngừa tình trạng tái phát.

  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh hoặc các chất gây dị ứng. Thay đó hãy sử dụng các loại sản phẩm trung tính hoặc có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Thận trọng trong việc sử dụng mỹ phẩm.
  • Giữ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp cho làn da nhạy cảm.
  • Chỉ tắm trong 10 đến 15 phút và sử dụng nước ấm thay vì nước nóng.
  • Sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng tắm phù hợp, dịu nhẹ cho da nhạy cảm. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn xà phòng phù hợp cho người viêm da cơ địa.
  • Tránh hoạt động ngoài trời khi thời tiết nắng nóng, nên mặc quần áo thoáng mát. Đồng thời giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
  • Thận trọng khi ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thức ăn có mùi tanh,…
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích gồm Bia, rượu, cà phê, thuốc lá,…
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách bổ sung nhiều nước, vitamin, khoáng chất, rau xanh kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Hãy tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ.

Thông tin nêu trên đã giải đáp “Viêm da cơ địa có tự khỏi không? Cách chữa?”. Tóm lại, viêm da cơ địa là bệnh không thể tự khỏi mà cần tiếp nhận sự chăm sóc và điều trị thích hợp. Vì vậy hãy sớm thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh viêm da cơ địa Viêm Da Cơ Địa Là Gì? Triệu Chứng & Cách Chữa Đơn Giản Hiệu Quả

Bệnh viêm da cơ địa trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người khi gây triệu chứng đỏ da, bong…

Cây ngải dại và công dụng chữa viêm da cơ địa ít người biết

Cây ngải dại chữa viêm da cơ địa giúp làm dịu cơn ngứa, cải thiện làn da khô và sần,…

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt được nhiều người áp dụng

Nhờ chứa các hoạt chất kháng viêm và sát khuẩn, cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt có…

Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Liệu mắc bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không? khi thực tế, các biểu hiện viêm da cơ…

Viêm da cơ địa có để lại sẹo không và giải đáp của chuyên gia

Không ít bệnh nhân thắc mắc liệu bệnh viêm da cơ địa có để lại sẹo không? Bệnh gây tổn…

Chia sẻ
Bỏ qua