Viêm da cơ địa kiêng gì để tránh bệnh “bùng phát”?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Để điều trị bệnh, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần nắm rõ viêm da cơ địa kiêng gì. Điều này sẽ giúp tránh những đợi bùng phát của bệnh và tình trạng kích ứng da. 

Chuyên gia giải đáp: “Viêm da cơ địa kiêng gì?”

 Viêm da cơ địa thường gây ngứa ngáy, khiến da khô, bong tróc, nứt nẻ và nổi mụn nước. Bệnh có khuynh hướng tái phát liên tục và rất khó để điều trị dứt điểm.

Viêm da cơ địa kiêng gì
Việc kiêng cữ đúng cách sẽ giúp bệnh viêm da cơ địa nhanh khỏi

Vì vậy bên cạnh việc dùng thuốc điều trị viêm da cơ địa, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp, tránh những thực phẩm có thể làm nặng hơn tình trạng. Vậy “Viêm da cơ địa cần kiêng gì?”. Dưới đây là những thực phẩm và hoạt động cần tránh:

Về chế độ dinh dưỡng, nên kiêng ăn:

  • Thịt bò: Đây là thực phẩm đứng đầu trong danh sách “viêm da cơ địa kiêng ăn gì”. Mặc dù là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng hàm lượng đạm cao trong thịt bò có thể khiến tình trạng viêm da trở nên nặng hơn, kích thích phản ứng dị ứng.
  • Hải sản: Các loại hải sản như tôm, ngao, mực, cua… chứa lượng lớn histamin có thể gây ra tình trạng dị ứng nghiêm trọng.
  • Dưa muối và thực phẩm lên men chua: Những món ăn này gây ảnh hưởng đến thận, làm giảm khả năng đào thải độc tố, khiến bệnh viêm da cơ địa nặng hơn.
  • Thịt gà, trứng gà: Với hầu hết các bệnh lý về da, bệnh nhân đều được khuyên nên kiêng thịt gà và trứng gà. Hai món ăn này dễ khiến vùng da viêm nhiễm xuất hiện mề đay, mưng mủ và sưng tấy.
  • Thực phẩm nhiều mỡ, cay nóng, chất kích thích: Khiến bệnh dễ tái phát và nặng hơn nên bệnh nhân viêm da cơ địa cần hạn chế tối đa.

XEM THÊM: Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng thêm?

Về sinh hoạt, cần lưu ý:

  • Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, chăn màn được thay giặt thường xuyên để đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, hạn chế các tác nhân khiến bệnh nặng hơn như bụi bẩn, khói, không khí tù đọng…
  • Chú ý giữ vệ sinh cơ thể, ăn chín, uống sôi, tắm rửa hàng ngày để giúp làn da được sạch sẽ.
  • Không tắm nước quá nóng khiến da bị khô và mất nước sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Tuyệt đối không gãi hoặc chà xát vào vùng da bị ngứa để không làm da tổn thương nặng hơn.
Viêm da cơ địa kiêng gì để mau khỏi bệnh
Rèn thói quen sinh hoạt tốt để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả

Điều trị viêm da cơ địa cần có sự kiên trì

Viêm da cơ địa là căn bệnh thể mãn tính, rất khó để điều trị dứt điểm. Bệnh thường tái phát nhiều lần khiến người mắc gặp nhiều phiền toái, khó chịu. Do đó, đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, lựa chọn đúng phương pháp mới có thể thoát khỏi căn bệnh này.

Ngay khi có các triệu chứng, người bệnh nên đến chuyên khoa Da liễu để được khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Với những thông tin nêu trên hi vọng bạn có thể nắm rõ viêm da cơ địa kiêng gì để tránh bệnh “bùng phát”. Nhìn chung việc kiêng kỵ các chất có khả năng gây bùng phát bệnh là điều cần thiết, giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng.

KHÔNG THỂ BỎ QUA:

Ngày đăng 11:30 - 26/12/2023 - Cập nhật lúc: 11:29 - 22/05/2024
Chia sẻ:
Viêm da cơ địa mùa đông và cách đối phó hiệu quả, ngăn tái phát

Viêm da cơ địa mùa đông là một tình trạng thường gặp khi thời tiết lạnh. Nhiệt độ thấp khiến…

Thuốc Diprosalic là thuốc được bào chế ở dạng kem mỡ, dùng để bôi ngoài da. Thuốc Diprosalic điều trị viêm da và lưu ý khi sử dụng

Thuốc Diprosalic là thuốc mỡ điều trị viêm da. Thuốc có khả năng điều trị các bệnh lý như vảy…

Dấu hiệu viêm da cơ địa ở mặt và cách xử lý hiệu quả từ gốc

Viêm da cơ địa ở mặt (hay chàm da mặt) là bệnh lý gây tổn thương da mặt. Bệnh có…

viêm da cơ địa khi mang thai Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn cho bà bầu

Viêm da cơ địa khi mang thai thường do cơ địa nhạy cảm và rối loạn nội tiết tố trong…

Cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa Cách Giảm Ngứa Khi Bị Viêm Da Cơ Địa Hiệu Quả Nhanh

Có nhiều cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa đơn giản, giúp thoát khỏi tình trạng ngứa ngáy…

Bình luận (1)

  1. tran thi tuyet
    tran thi tuyet says: Trả lời

    MÌnh đã dùng bài thuốc đc 3 tháng, đã đỡ khá nhiều, vậy xin hỏi khi khỏi bệnh rồi có cần kiêng cữ gì nhiều ko?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua