15 cách trị viêm da cơ địa tại nhà đơn giản – Hiệu quả

Cách trị viêm da cơ địa tại nhà phù hợp với những trường hợp nhẹ, không có dấu hiệu nhiễm trùng. Cách này giúp giảm bớt cảm giác khó chịu và các triệu chứng.
15 cách trị viêm da cơ địa tại nhà đơn giản
Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính liên quan đến tính nhạy cảm di truyền, miễn dịch và yếu tố môi trường. Bệnh khiến da đỏ ửng, ngứa ngáy và bội nhiễm vi khuẩn nếu không được điều trị tốt.
Ngoài thuốc trị viêm da cơ địa, những cách chăm sóc và điều trị tại nhà cần được áp dụng để sớm khắc phục. Dưới đây là 15 cách đơn giản:
1. Tắm nước ấm
Duy trì thói quen tắm với nước ấm mỗi ngày 1 – 2 lần. Điều này giúp làm sạch cơ thể, ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra thường xuyên tắm nước ấm còn giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giảm ngứa, kích thích lưu thông máu đến tái tạo các tế bào da bị tổn thương.

Khi tắm, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Sử dụng nước có độ ấm vừa phải. Tắm bằng nước quá nóng sẽ làm mất đi hàng rào bảo vệ tự và khiến da bị khô, bong tróc, ngứa ngáy dữ dội hơn.
- Tắm rửa bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ, chứa chiết xuất từ tự nhiên để đảm bảo an toàn cho da. Tránh dùng xà phòng chứa chất tẩy mạnh khiến da bị kích ứng.
- Thời gian tắm mỗi lần khoảng 10 phút là đủ.
- Tránh kỳ cọ quá mạnh lên vùng da bị viêm.
- Sau khi tắm xong, bạn nên dùng khăn mềm lau khô cơ thể và thoa lên da một lớp kem dưỡng ẩm phù hợp.
2. Bài thuốc trị viêm da cơ địa từ lá khế
Dùng lá khế trị viêm da cơ địa tại nhà không chỉ đơn giản mà còn mang đến nhiều lợi ích. Theo y học cổ truyền, lá khế có tính mát, giúp kháng khuẩn, tiêu độc, giảm viêm. Sử dụng đúng cách giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm hiện tượng viêm đỏ trên da, xoa dịu cơn ngứa rát khó chịu.
Bên cạnh đó, lá khế còn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp kích thích tái tạo tế bào mới. Đồng thời làm nhanh lành tổn thương trên da mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế và 2 thìa muối
- Rửa lá với vài lần nước cho sạch bụi bẩn, sau đó để ráo, vò nát
- Đun sôi 2 lít nước rồi bỏ lá khế vào nấu trong 10 phút
- Tiếp tục bỏ muối vào, khuấy tan rồi tắt bếp
- Gạn nước lá khế ra chậu, pha loãng với nước sạch cho hơi âm ấm rồi tắm
- Lấy xác lá khế chà nhẹ lên da để giảm ngứa, làm bong tróc các tế bào da bị sừng hóa
- Cuối cùng tắm lại thêm lần nữa với nước sạch
- Mỗi ngày nên tắm với nước lá khế 1 lần để bệnh nhanh khỏi.
3. Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng tỏi
Tỏi hứa thành phần Allicin – một chất kháng sinh mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm da. Trong điều trị viêm da cơ địa, tỏi giúp giảm viêm ngứa trên bề mặt da, tăng cường chức năng hoạt động của hệ miễn dịch.
Ngoài ra các vitamin và khoáng chất phong phú trong tỏi còn giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi tổn thương trên da một cách tự nhiên.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 300g tỏi, 1 lít rượu trắng và 1 bình thủy tinh dùng để ngâm rượu tỏi
- Tách từng tép tỏi và lột vỏ cho sạch, thái lát mỏng hoặc bỏ vào cối giã nát
- Cho tỏi vào hũ thủy tinh và đổ rượu vào
- Đậy kín nắp bình, ngâm trong khoảng 1 tuần là dùng được
- Lấy một ít rượu tỏi thoa lên vùng da bị tổn thương
- Để ít nhất 20 phút sau mới được rửa lại
- Thực hiện cách này 2 – 3 lần trong ngày. Tránh bôi rượu tỏi lên vùng da bị trầy xước.
4. Điều trị viêm da cơ địa tại nhà bằng lá lốt
Lá lốt được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu của dân gian. Thảo dược này có tính ấm, tác dụng kháng viêm, sát trùng trên bề mặt da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Dùng lá lốt làm thuốc đắp ngoài da còn có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh từ bên ngoài, tăng tốc độ chữa lành tổn thương trên da.

Cách sử dụng:
- Chuẩn bị: 300g lá lốt tươi, vài hạt muối ăn
- Rửa sạch lá lốt rồi ngâm với nước muối loãng để khử khuẩn
- Giã nát lá, đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh mỗi ngày 2 lần
- Trường hợp bị bệnh toàn thân có thể nấu nước lá lốt tắm để các hoạt chất trong lá tiếp xúc đều với mọi khu vực.
5. Thoa gel nha đam chữa viêm da cơ địa
Gel nha đam nổi tiếng với đặc tính sát trùng tự nhiên. Trong gel chứa các hoạt chất quý có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu kích ứng. Đồng thời giúp bề mặt tổn thương mau được chữa lành, tăng sức đề kháng cho da.
Đặc biệt, gel nha đam còn hoạt động như một chất dưỡng ẩm tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, nứt nẻ ở vùng da bị ảnh hưởng. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự hình thành của sẹo và vết thâm trên da.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, rửa sạch
- Cắt đôi lá rồi chà sát phần ruột bên trong lên vùng da cần điều trị để gel nha đam dính vào da
- Để từ 20 – 25 phút sau mới rửa lại bằng nước ấm cho sạch
- Lặp lại theo hướng dẫn mỗi ngày 2 hoặc 3 lần tùy theo tình trạng bệnh.
6. Trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả bằng giấm táo
Giấm táo giàu thành phần axit tự nhiên, có khả năng ức chế đối với nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh trên da, giảm phản ứng viêm và ngứa ngáy.
Cách dùng giấm táo thích hợp với người bị viêm da, vảy nến, á sừng hay bệnh viêm da cơ địa. Cần pha loãng giấm trước khi dùng. Bôi giấm táo nguyên chất có thể gây bỏng rát, kích ứng da.
Cách sử dụng:
- Pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ 1:1
- Dùng bông gòn tiệt trùng thấm dung dịch rồi đắp lên da
- Băng cố định lại và để ít nhất 1 tiếng sau mới gỡ ra
Đối với các trường hợp bị viêm da cơ địa toàn thân, bạn chỉ cần thêm 2 cốc giấm vào trong bồn nước ấm. Sau đó ngâm mình khoảng 15 phút rồi tắm rửa sạch sẽ trở lại.
7. Thoa dầu ô liu chữa viêm da cơ địa
Dầu ô liu chứa nhiều axit béo omega 3. Chất này có đặc tính kháng viêm, sát trùng, giảm ngứa cho da. Ngoài ra, dầu ô liu còn có tác dụng dưỡng ẩm và kích thích tái tạo tế bào da mới, đem lại cho bạn một làn da mịn màng, tươi trẻ.

Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 lọ dầu ô liu nguyên chất
- Hằng ngày, sau khi tắm rửa sạch sẽ bạn hãy lấy dầu ô liu thoa một lớp mỏng phủ kín những vùng da bị tổn thương
- Mát xa nhẹ nhàng khoảng 5 phút tinh chất thẩm thấu vào sâu trong các lớp da
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối
8. Chữa viêm da cơ địa với bài thuốc từ lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có tác dụng sát khuẩn, tiêu thũng, giảm ngứa. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, tinh dầu của thảo dược chứa nhiều hoạt chất quý như Diastase hay Estragol. Chúng hoạt động mạnh mẽ trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, chống oxy hóa, giảm ngứa và kích thích tái tạo da.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 10 lá trầu bánh tẻ và 1 thìa cà phê muối ăn
- Rửa sạch lá, vò nát và đem nấu sôi với 2 lít nước trong 10 phút
- Gạn nước lá trầu ra chậu, chờ cho nguội bớt rồi lấy ngâm rửa vùng da bị bệnh
- Lấy xác lá chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương để giảm ngứa, loại bỏ các tế bào da chết bám dính trên bề mặt da.
XEM THÊM: Mách bạn cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không chuẩn khoa học
9. Dầu cây trà chữa viêm da cơ địa
Dầu cây trà có hiệu quả tốt trong việc sát trùng, giảm viêm, dưỡng ẩm, xoa dịu cơn ngứa, chống nhiễm trùng và đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương trên da.
Cách sử dụng:
- Pha loãng dầu cây trà với một ít dầu nền như dầu dừa hay dầu ô liu
- Làm sạch vùng da bị viêm rồi bôi dầu lên da
- Dùng đầu ngón tay mát xa theo chuyển động tròn vài phút để dầu nhanh thấm vào da
- Lặp lại theo cách tương tự 2 lần trong ngày.
10. Trị viêm da cơ địa tại nhà bằng cây sài đất
Cây sài đất thường mọc hoang ở ven bờ ruộng hoặc các khu đất trống ẩm ướt. Thảo dược này có tác dụng sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm, ức chế phản ứng dị ứng trên da. Nhờ vậy mà cách chữa viêm da cơ địa từ thảo dược này có thể giúp cải thiện tình trạng.

Cách sử dụng:
- Cây sài đất tươi thu hái về rửa sạch, phơi khô, bảo quản nơi khô ráo dùng dần
- Mỗi lần lấy 50g dược liệu khô đem sắc với 1/2 lít nước đến khi cạn còn 200ml
- Gạn thuốc sắc chia 3 phần đều nhau uống ngay trong ngày.
11. Tắm bột yến mạch chữa viêm da cơ địa
Nên áp dụng cách trị viêm da cơ địa tại nhà bằng bột yến mạch mỗi ngày. Nhừ chứa nhiều saponin và avenanthramides, bột yến mạch có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm ngứa. Nó cũng bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng giúp tổn thương trên da nhanh chóng phục hồi.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị một chậu nước hay bồn nước tắm có độ ẩm vừa phải
- Bỏ 3 thìa bột yến mạch vào, khuấy đều cho bột nở
- Ngâm mình trong bồn tắm và dùng bột yến mạch mát xa cho da
- Cuối cùng lấy nước sạch tắm lại để loại bỏ sạch phần bột bám dính trên bề mặt da
- Mỗi ngày bạn nên tắm với bột yến mạch một lần cho đến khi bệnh viêm da cơ địa được chữa lành hoàn toàn.
12. Chườm khăn lạnh giảm sưng viêm, xoa dịu cơn ngứa
Chườm lạnh có thể giúp tạm thời xoa dịu cơn ngứa, giảm sưng phù trên bề mặt da.

Cách thực hiện:
- Dùng 1 cái khăn mềm nhúng vào nước đá lạnh
- Vắt cho ráo bớt nước rồi đắp trực tiếp lên chỗ da bị viêm ngứa
- Khi khăn hết lạnh, bạn lại nhúng vào trong nước đá rồi tiếp tục chườm
- Mỗi lần thực hiện khoảng 15 phút x 3- 4 lần/ngày để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
13. Trị viêm da cơ địa bằng lá chè xanh
Giàu EGCG và polyphenol, lá chè xanh có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Những chất này hoạt động bằng cách kháng viêm, giảm ngứa và bảo vệ tế bào da trước sự tấn công của gốc tự do và hại khuẩn.
Cách sử dụng:
- Dùng 1 nắm lá chè xanh tươi rửa sạch, vò nát
- Nấu sôi 2 lít nước rồi mới bỏ lá chè vào đun thêm 5 phút nữa
- Đổ nước chè ra chậu, pha thêm vào một ít nước lạnh
- Dùng tắm hoặc ngâm rửa khu vực da bị bệnh mỗi ngày 1 lần.
14. Tắm nước muối
Tắm nước muối chữa viêm da cơ địa giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chống nhiễm trùng trên vùng da bệnh. Đồng thời giảm ngứa ngáy, đau rát và giúp tổn thương lành lại nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nước muối sinh lý nồng độ 0.9% và bông gòn sạch.
- Tắm hoặc vệ sinh da bằng nước mát.
- Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý, sau đó đắp lên vùng da viêm da cơ địa trong 12 phút.
- Áp dụng cách này 2 – 3 lần mỗi tuần.

15. Đẩy lùi bệnh viêm da cơ địa thông qua chế độ ăn uống
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da để ngăn ngừa và kiểm soát triệu chứng của viêm da cơ địa. Đặc biệt nên tăng cường bổ sung những loại vitamin sau:
- Vitamin C: Cải thiện khả năng miễn dịch, giảm viêm và chữa lành tổn thương trên da. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C thường có màu sắc tươi sáng, bao gồm cam, dâu tây, cà chua, quả lựu hay quả bưởi…
- Vitamin E: Đây là một chất chống oxy hóa và dưỡng ẩm tự nhiên cho da. Bổ sung vitamin E giúp giảm viêm ngứa, da mềm mại và không bị thô ráp. Vitamin này có trong các loại hạt, dầu thực vật, bơ hay mật ong…
- Vitamin B: Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này trong các loại nấm, vừng đen, rau bina hay quả cà chua. Chất này giúp giảm khô da, xoa dịu cảm giác ngứa rát khó chịu.
Tránh dùng đồ cay, thức uống có cồn, cà phê, nước chè đặc. Bổ sung đầy đủ chất lỏng để thanh lọc da, giúp tổn thương trên da nhanh lành.
THAM KHẢO THÊM: Viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì? 8 thực phẩm tốt nhất
Chữa viêm da cơ địa tại nhà có hiệu quả không?
Cách trị viêm da cơ địa tại nhà đều sử dụng thảo dược hay mẹo tự nhiên để khắc phục bệnh nên có tác dụng chậm, không nhanh như thuốc Tây. Ngoài ra hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Nên thận trọng, tham khảo ý kiến bác sĩ Da liễu trước khi áp dụng để đảm bảo lựa chọn được phương pháp an toàn, cho hiệu quả thật sự.
Ngoài việc kiên trì áp dụng cách trị viêm da cơ địa tại nhà, người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Không để da bị ẩm ướt hoặc đổ nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, tránh để thần kinh bị căng thẳng và cố gắng duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày.
KHÔNG NÊN BỎ QUA:
- Cách điều trị viêm da cơ địa ở bàn tay, ngón tay hiệu quả nhanh
- 7 Bài thuốc điều trị viêm da cơ địa theo Đông Y
- Chữa viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả tại TT Thuốc dân tộc
