Biến chứng của á sừng và cách điều trị, phòng tránh

Biến chứng của bệnh á sừng có thể bao gồm nhiễm trùng, lở loét, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu đang mắc bệnh á sừng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Biến chứng bệnh á sừng: Hãy cảnh giác để bảo vệ sức khỏe
Á sừng là một dạng viêm da cơ địa, đặc trưng bởi tình trạng da bị khô ráp, bong tróc hoặc nứt nẻ gây đau đớn hoặc chảy máu, mất thẩm mỹ. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em và người lớn tuổi.

Bệnh á sừng không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, chẳng hạn như:
1. Bội nhiễm, hoại tử
Bệnh á sừng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có bội nhiễm. Bội nhiễm da là tình trạng da bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm. Trong trường hợp á sừng, da bị dày lên, bong tróc và nứt nẻ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Các dấu hiệu bội nhiễm:
- Vùng da bệnh á sừng trở nên sưng, đỏ, đau đớn
- Xuất hiện dịch mủ chảy ra từ vùng bị tổn thương
- Da có thể nóng hoặc sốt

Bội nhiễm do á sừng có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
- Hoại tử da: Đây là tình trạng da bị chết đi, có thể dẫn đến mất chức năng của vùng da đó.
- Mất thẩm mỹ: Vùng da bị bội nhiễm có thể bị sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của người bệnh.
- Khó điều trị: Bội nhiễm da do á sừng có thể khó điều trị dứt điểm, tái phát thường xuyên và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn nên biết: Nhiễm trùng da – Dấu hiệu bị bệnh và cách chữa trị
2. Nhiễm trùng máu do bệnh á sừng
Nhiễm trùng máu là một biến chứng bệnh á sừng phổ biến, nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Khi vùng da á sừng bị viêm nhiễm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua các vết nứt và gây ra nhiễm trùng.
Các triệu chứng nhiễm trùng máu bao gồm:
- Sốt cao
- Run rẩy
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Buồn nôn hoặc nôn
- Khó thở
- Da tái nhợt và xanh xao
Nhiễm trùng máu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
- Viêm nội tâm mạc
- Viêm tủy xương
- Viêm khớp
- Viêm phổi
3. Lichen hóa da
Nếu không được điều trị kịp thời, á sừng có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính, còn được gọi là lichen hóa. Lichen hóa là tình trạng da dày lên, đổi màu, bong tróc.
Lichen hóa gây tổn thương da và rất khó điều trị. Các triệu chứng của lichen hóa bao gồm:
- Da dày lên
- Da đổi màu thành màu nâu hoặc đỏ
- Da bong tróc
4. Hạn chế chức năng da
Lớp sừng trên da là một hàng rào bảo vệ quan trọng, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây hại từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Lớp sừng cũng giúp duy trì độ ẩm và độ đàn hồi của da.
Khi lớp sừng bị suy yếu, da sẽ trở nên khô, sần sùi và dễ bị tổn thương. Á sừng là một tình trạng da liễu phổ biến gây ra bởi lớp sừng bị dày lên và bong tróc. Á sừng có thể dẫn đến mất nước, khô da và mất cân bằng điện trên da. Điều này có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và gây ra các vấn đề sức khỏe khác.
Các triệu chứng của bệnh á sừng không chỉ gây tổn thương da, dễ để lại sẹo mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng này có thể khiến người bệnh gặp áp lực tâm lý, ám ảnh, mặc cảm, ngại tiếp xúc với người khác, đảo lộn cuộc sống và công việc.
Đặc biệt, bệnh á sừng có thể di truyền cho thế hệ sau với tỷ lệ 50 – 60%.
Để tránh các biến chứng của á sừngnguy hiểm kể trên, bạn nên nhanh chóng thăm khám và điều trị á sừng bằng giải pháp phù hợp ngay khi nhận thấy các triệu chứng.
Biện pháp điều trị á sừng hiệu quả và ngăn ngừa tái phát
Bệnh á sừng liên quan đến yếu tố cơ địa nên việc điều trị sẽ khó dứt điểm nếu như không có giải pháp phù hợp. Do đó, nguyên tắc đầu tiên cần ghi nhớ là điều trị bệnh á sừng nhằm mục đích chữa tổn thương lớp sừng và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.

Các thói quen sai lầm trong điều trị bệnh như lạm dụng thuốc bôi, thuốc uống, kem dưỡng da, tùy tiện thực áp dụng chữa á sừng tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể khiến tổn thương da nghiêm trọng hơn. Lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm ngứa trong thời gian dài tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Đông y cho rằng, căn nguyên gây bệnh á sừng do tình trạng phong nhiệt, thấp nhiệt, cơ thể nhiễm nhiệt độc, khí huyết tắc nghẽn mà sinh ra. Do đó, việc điều trị bệnh cần tập trung giải quyết căn nguyên bên trong và làm lành tổn thương bên ngoài, đánh bật gốc á sừng, ngăn ngừa tái phát.
Cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh á sừng tái phát tại nhà
Bệnh á sừng gây nhiều biến chứng nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, bạn nên có cách phòng tránh bệnh hợp lý. Các cách phòng tránh đồng thời cũng là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh dưới đây sẽ giúp bạn đẩy lùi á sừng hiệu quả:
- Tuyệt đối không nên bóc da khi da bị tổn thương. Không chà xát, kỳ cọ da quá mạnh, tránh gây tổn thương phần da bằng cách cào, gãi mạnh.
- Tránh tiếp xúc trực với hóa chất và các chất tẩy rửa cũng có thể giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh á sừng nói chung và bệnh á sừng da đầu nói riêng. Trong trường hợp phải tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu… cần đeo bao tay cao su hoặc nhựa để bảo vệ da.
- Không sử dụng xà phòng, sữa tắm, dầu gội có chất tẩy rửa mạnh để tắm rửa, gội đầu. Nên sử dụng dầu gội phù hợp sẽ giúp phòng tránh bệnh á sừng da đầu.
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây dị ứng, kích ứng với cơ thể của mình như tôm, cua, thịt bò, nhộng..
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng phù hợp với nhiều thực phẩm giàu vitamin như vitamin A, E, C, D, tăng cường rau xanh, uống nhiều nước… để bảo vệ lớp sừng trên da.
- Áp dụng lối sinh hoạt hợp lý, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường thể lực.
Nếu bạn cũng đang bị ám ảnh bởi các triệu chứng bệnh á sừng, chữa mãi không khỏi, hãy liên hệ ngay với Công ty Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được các bác sĩ YHCT đầu ngành của chúng tôi trực tiếp khám, tư vấn và gia giảm vị thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Bác sĩ Tuyết Lan – Trưởng khoa Da liễu sẽ trực tiếp tư vấn điều trị bước đầu thông qua hình ảnh tổn thương và thông tin bệnh nhân cung cấp.
Tham khảo thêm:
- 7 cách chữa bệnh á sừng bằng phương pháp dân gian tại nhà
- Bệnh á sừng có lây không và có thể chữa khỏi được không?
