Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt: Triệu chứng và cách điều trị
Dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt thường tái phát dai dẳng, khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể trở thành mãn tính với các nguy cơ biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, nhiễm trùng da.
Triệu chứng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt
Dị ứng thời tiết là tình trạng da phản ứng quá mẫn khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khi chuyển từ thời tiết nóng sang lạnh. Dị ứng thời tiết có thể biểu hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt với những dấu hiệu đặc trưng như:
- Ngứa ngáy thường luôn là triệu chứng đầu tiên. Ban đầu ngứa chỉ xuất hiện ở một vùng da nhất định sau đó lan rộng ra mặt, xuống cổ. Khi bị ngứa nên hạn chế gãi để tránh làm tổn thương đến da gây nhiễm trùng.
- Da bị sưng rộp và tấy đỏ
- Nổi mề đay cấp tính khi bệnh tiến triển nặng. Tình trạng này có thể khiến cho người bệnh bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột. Nếu không được chữa trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Dị ứng thời tiết tưởng như rất đơn giản nhưng nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khó lường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết là do sự rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các phản ứng dị ứng sẽ xuất hiện khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, khiến cơ thể sản sinh hàng loạt kháng thể, hormone chống lại kích thích từ môi trường bên ngoài. Trong quá trình này, hệ miễn dịch cũng sản sinh ra histamin là tác nhân dẫn đến các biểu hiện dị ứng.
Ngoài ra, điều kiện thời tiết thất thường, nóng lạnh đột ngột hoặc khi giao mùa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng. Do cơ thể không kịp thích ứng với những thay đổi của thời tiết, dẫn tới các phản ứng quá mẫn trên da.
Một số phương pháp điều trị da mặt khi bị dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết là một căn bệnh mà bạn có thể phòng tránh bằng cách hạn chế ra ngoài khi thời tiết có biến động đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng. Trong trường hợp bệnh đã khởi phát, có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới đây.
Cách xử lý mẩn đỏ trên da mặt bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh các phương pháp chữa trị bằng Tây y, bạn cũng có thể áp dụng một vài phương pháp dân gian giúp hỗ trợ điều trị dị ứng thời tiết trên da mặt sau đây:
- Hỗn hợp sữa chua, yến mạch: Trộn đều sữa chua và bột yến mạch tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Rửa mặt thật sạch sau đó thoa hỗn hợp lên khoảng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
- Khổ qua: Dùng 1 quả khổ qua nhỏ, gọt bỏ ruột rồi rửa sạch. Ngâm với nước muối 5-10 phút để loại bỏ các chất cặn bã ngoài vỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Rửa mặt sạch với nước ấm, thoa hỗn hợp khổ qua đã xay lên mặt, đắp khoảng 15 phút, dùng nước ấm rửa sạch.
- Rượu trắng và nghệ: Trộn đều 1 ít rượu trắng, 1 vỏ quả chanh, 1,5 thìa phèn chua, 2 củ nghệ và 1,5 thìa muối tinh. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi đun sôi, đậy kín nắp tránh bay hơi mất chất. Sau đó dùng để xông hơi mặt cho đến khi nguội rồi rửa mặt với nước sạch.
- Lá hẹ: Bạn chỉ cần làm sạch da bằng nước ấm, lấy một nắm lá hẹ tươi rửa sạch đem hơ lên than cho nóng thoa lên vùng da bị dị ứng.
Lưu ý, các phương pháp trên đây chỉ giúp giảm bớt phần nào triệu chứng khó chịu do dị ứng thời tiết gây ra, chứ không điều trị bệnh tận gốc nên nguy cơ tái phát rất cao. Bên cạnh đó, nếu da đang bị tổn thương nặng, việc bôi đắp các loại nguyên liệu tự nhiên không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra nhiễm trùng.
ĐỌC NGAY: TOP 9 Cách Giảm Ngứa Khi Bị Dị Ứng Cho Hiệu Quả Nhanh
Sử dụng thuốc tây và kem bôi
Việc sử dụng các loại thuốc Tây y có thể kiểm soát nhanh chóng triệu chứng dị ứng thời tiết. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:
- Thuốc bôi ngoài da: Các loại kem, thuốc mỡ chứa corticoid làm giảm ngứa và mẩn đỏ. Nếu bị ngứa nhiều bạn có thể dùng giấm pha với nước ấm, Mentol 1% cùng với dung dịch Calamine để thoa.
- Thuốc uống: Sử dụng thuốc kháng Histamin H1 để làm giảm các triệu chứng ngứa, giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các cơn buồn ngủ liên tục.
- Các loại Vitamin: Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn bổ sung các loại vitamin C, B để tăng cường sức đề kháng.
Dùng thuốc làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ do dị ứng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên lạm dụng hoặc tự ý dùng các loại thuốc kể trên để tránh phản ứng phụ.
Cách chữa dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt bằng Đông y
Theo Đông y, dị ứng thời tiết sinh ra là bởi sự tấn công của các yếu tố phong hàn, thấp nhiệt vào cơ thể khi thời tiết có sự biến động, quá nóng hoặc quá lạnh. Căn nguyên của bệnh này là do sự suy giảm chức năng tạng gan, thận, khí huyết lưu thông kém khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo cơ hội cho các yếu tố ngoại tà xâm nhập.
Để điều trị dứt điểm chứng dị ứng thời tiết và phòng tránh tái phát trở lại, Đông y chỉ ra rằng cần tác động từ căn nguyên gây bệnh. Nghĩa là phải tập trung bồi bổ, phục hồi chức năng của gan, thận để tăng cường công năng giải độc.
Ngoài ra cần nâng cao thể trạng và sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các yếu tố ngoại tà tấn công. Đồng thời, sử dụng các vị thuốc quý giúp thanh nhiệt, trừ phong hàn để loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ trên da.
Dị ứng thời tiết ở mặt kiêng gì?
Khi bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt nếu không được chữa trị và chăm sóc tốt sẽ để lại những ảnh hưởng không mong muốn trên da. Bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây trong quá trình điều trị, nhằm hạn chế tối đa các di chứng do dị ứng gây ra.
- Ngưng sử dụng tất cả các loại mỹ phẩm, hóa chất để tránh làm tăng tình trạng dị ứng. Bảo vệ da mặt, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, khói, bụi. Vệ sinh da mặt sạch sẽ khi trang điểm hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Không sờ tay lên da mặt và gãi ngứa, nó có thể gây tổn thương đến da và gây nhiễm trùng
- Nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh da mặt. Cách này giúp làm sạch da, giúp lỗ chân lông thông thoáng và ngăn ngừa được viêm nhiễm,…
- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể, uống nhiều nước hoa quả nó cũng sẽ có tác dụng hiệu quả đối với quá trình điều trị dị ứng của bạn. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và chứa nhiều gia vị.
- Không hút thuốc, và sử dụng đồ uống có độ cồn
Những phương pháp xử lý dị ứng thời tiết gây nổi mẩn đỏ ở mặt có thể giúp bạn khắc phục nhanh tình trạng. Nếu tình trạng của bạn nghiêm trọng, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa.
THAM KHẢO THÊM
- Bị Dị Ứng Thời Tiết Có Tắm Được Không? Lời Khuyên Của Bác Sĩ
- Da Mặt Dị Ứng Nổi Sẩn Ngứa Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!