Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt giúp giảm nhanh triệu chứng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt là một trong những mẹo hay mà nhiều người vẫn dùng. Chỉ với một nắm lá lốt, người bệnh có thể nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban,… do bệnh dị ứng thời tiết gây ra.

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt
Lá lốt – Vị thuốc dân gian giúp cải thiện triệu chứng dị ứng thời tiết

Chữa dị ứng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Dị ứng thời tiết là tình trạng cơ thể phản ứng với yếu tố thời tiết, giải phóng histamin dưới da và gây ngứa ngáy, khó chịu. Để cải thiện triệu chứng này, ngoài việc thăm khám định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, người bệnh cũng có thể kiểm soát bệnh ngay tại nhà bằng các loại thảo dược từ tự nhiên. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt.

Theo Đông y, lá lốt có vị cay và tính ấm giúp tiêu viêm và giải độc. Thường được dùng để điều trị các chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa, phong hàn thấp, tay chân lạnh, nôn mửa, dị ứng thời tiết,…

Không chỉ riêng Đông y, giới Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phát hiện các hoạt chất chứa trong lá lốt như piperin và piperidin có tính chất kháng sinh mạn mẽ, giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng dị ứng thời tiết.

Cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt

Dựa vào kinh nghiệm dân gian, chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có thể được thực hiện theo những cách sau đây:

1. Bài thuốc ngâm hoặc tắm từ lá lốt

Bài thuốc này phù hợp với những người bị dị ứng thời tiết gây ngứa khắp người.

Chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt nguyên chất

+ Nguyên liệu cần có:

  • 100 gram lá lốt tươi
  • 1 lít nước lọc
  • Muối hạt

+ Cách làm đơn giản như sau:

  • Lá lốt tươi đem rửa sạch qua nhiều nước rồi ngâm với nước muối pha loãng 5 phút
  • Vớt để ráo, vò nát và cho vào ấm đun sôi với nước và một ít muối

+ Cách dùng:

Chờ nước nguội còn khoảng 40 – 50 độc C, bệnh nhân sử dụng nước thuốc để ngâm vùng da bị dị ứng thời tiết. Hoặc cũng có thể pha loãng để tắm. Thực hiện thường xuyên giúp cải thiện bệnh đáng kể.

Điều trị dị ứng thời tiết bằng lá lốt kết hợp lá tía tô

Lá tía tô có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, giúp giảm đau và an thai. Bên cạnh đó, các thành phần dinh dưỡng có trong lá tía tô như canxi, sắt, vitamin, đặc biệt sulfur có tác dụng chống viêm, sát trùng hỗ trợ kiểm soát triệu chứng dị ứng thời tiết. Chính vì vậy, kết hợp lá tía tô và lá lốt giúp làm tăng công dụng điều trị bệnh.

+ Cách làm như sau:

  • Sử dụng lá lốt và lá tía tô với lượng bằng nhau đem rửa sạch, vò nát
  • Sau đó, cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước

+ Cách dùng:

Chờ nước nguội, dùng nước lá tắm hoặc ngâm vùng da bị dị ứng thời tiết. Đồng thời, dùng phần bã đắp lên da, giúp giảm ngứa. Kiên trì sử dụng bài thuốc chữa dị ứng bằng lá lốt và lá tía tô vài tuần, giúp xóa tan cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Điều trị dị ứng thời tiết bằng lá lốt
Bài thuốc chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt và tía tô

ĐỌC NGAY: Gợi Ý 9 Cách Giảm Ngứa Khi Bị Dị Ứng Mang Đến Hiệu Quả Nhanh

2. Bài thuốc uống từ lá lốt

Trong trường hợp dị ứng thời tiết gây chứng viêm mũi dị ứng hoặc bệnh chuyển nặng, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc uống này để khắc phục bệnh.

+ Nguyên liệu cần có

  • Lá lốt: 8 gram
  • Cam thảo nam: 8 gram
  • Kim ngân hoa: 8 gram
  • Kinh giới: 8 gram
  • Đậu ván: 12 gram
  • Đinh lăng: 12 gram
  • Bèo cái: 12 gram
  • Vỏ sầu riêng: 10 gram

+ Cách làm:

  • Nguyên liệu đã được rửa sạch cho vào nồi, thêm 750 ml nước, tiến hành đun sôi
  • Sau khi nước thuốc cạn còn 200 ml, lọc lấy thuốc, chia làm 2 phần, uống vào buổi sáng và trưa trước khi ăn 30 phút.

Với bài thuốc này, người bệnh nên kiên trì sử dụng cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng.

XEM THÊM: 10 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Lá Cây Thuốc Nam

3. Bài thuốc đắp từ lá lốt, tía tô và một số vị thuốc khác

+ Nguyên liệu

  • Lá lốt: 50 gram
  • Lá tía tô: 30 gram
  • Lá ráy: 30 gram
  • Vỏ chanh và chanh: 15 gram

+ Thực hiện như sau:

  • Tất cả các nguyên liệu đã được rửa sạch, phơi khô và tiến hành nghiền mịn
  • Mỗi ngày lấy 2 muỗng cà phê bột thuốc, đắp lên da bị dị ứng thời tiết

Bài thuốc chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt này thường áp dụng ở những trường hợp dị ứng thời tiết gây nổi mụn nhọt ngứa. Để làm dịu cơn ngứa và đẩy lùi triệu chứng sưng tấy, bệnh nhân nên đắp thuốc liên tiếp trong 3 ngày, mỗi ngày 1 lần.

Lưu ý: Trước khi đắp thuốc, người bệnh nên vệ sinh vùng da bị dị ứng sạch sẽ. Nên rửa lại da bằng nước ấm sau khi đắp khoảng 30 phút.

Lá lốt trị dị ứng thời tiết
Bài thuốc đắp chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt

4. Bài thuốc nhỏ từ lá lốt

Bài thuốc sử dụng trong trường hợp dị ứng thời tiết gây chứng viêm mũi. 

+ Các làm như sau:

  • Sử dụng một nắm lá lốt tươi, rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng
  • Giã nát hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn
  • Sau đó, vắt lấy nước cốt và nhỏ mũi

Cách làm này giúp giảm nhanh tình trạng tắc nghẽn ở mũi. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít được sử dụng bởi tính vô trùng.

5. Món ăn chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt

Bên cạnh các bài thuốc uống, đắp, người bệnh có thể cải thiện triệu chứng dị ứng bằng cách dùng lá lốt chế biến món ăn. Các món ăn chế biến từ lá lốt có thể kể tên như:

  • Bò xào lá lốt
  • Bò nướng lá lốt
  • Canh tôm lá lốt hoặc canh thịt bò lá lốt
  • Bún lươn cá lốt
  • Đậu phụ cuốn lá lốt
  • Chả lá lốt gan heo
  • Hến xào lá lốt

Một số lưu ý khi chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt

Trong quá trình điều trị dị ứng thời tiết bằng lá lốt, bệnh nhân cần chú ý những điều sau:

  • Mặc dù là nguyên liệu tự nhiên an toàn nhưng người bệnh cũng nên thận trọng khi sử dụng. Tuyệt đối không lạm dụng tránh trường hợp gây tác dụng phụ đối với sức khỏe.
  • Người bị đau dạ dày hoặc phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người mắc bệnh liên quan đến tiêu hóa,… tốt nhất không nên sử dụng lá lốt để điều trị bệnh.

Nhìn chung những cách chữa dị ứng thời tiết bằng lá lốt có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, chúng tôi xin nhấn mạnh, bài thuốc điều trị từ lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ đối với trường hợp bệnh nhẹ. Do đó, ở một số người có dấu hiệu dị ứng thời tiết trung bình và nặng, tốt nhất nên đến cơ sở y tế thăm khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Dị ứng bỉm - Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé Dị ứng bỉm – Dấu hiệu và cách khắc phục tận gốc cho bé

Dị ứng bỉm thường gây ra các triệu chứng như đỏ, ngứa và nổi mẩn da. Đây là một vấn…

mụn dị ứng có nên nặn không Mụn dị ứng có nên nặn không? Lời khuyên từ bác sĩ

Mụn dị ứng có nên nặn không là vấn đề cần được quan tâm. Bởi nặn mụn không đúng cách…

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em – Triệu chứng và cách trị

Theo các chuyên gia, bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em thường xảy ra do hệ thống miễn dịch…

Biểu hiện dị ứng phấn hoa và cách chữa trị bạn nên biết

Dị ứng phấn hoa tuy không gây đe dọa đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất…

Thuốc Fexofenadine

Thuốc Fexofenadine được bán dưới dạng thuốc kê đơn và không kê đơn, để điều trị các triệu chứng dị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua