Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Quy Trình Thế Nào? Chi Phí Sao?

Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa rất được ưa chuộng trong xã hội hiện đại vì đem lại hiệu quả thẩm mỹ tối đa. Tuy nhiên, những vấn đề về quy trình thực hiện, cảm giác sợ đau nhức và biến chứng rủi ro khiến nhiều người e ngại không biết có nên chọn lựa phương pháp này hay không. Vậy bọc răng sứ có đau không? Quy trình thực hiện và chi phí ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Bọc răng sứ là gì? Những trường hợp nào nên thực hiện bọc sứ?

Bọc răng sứ hay còn được gọi là bọc răng sứ thẩm mỹ, tên tiếng Anh là Porcelain Crowns. Đây là giải pháp phục hình răng phổ biến được nhiều người ưu tiên chọn lựa nhằm phục hình răng, giúp men răng trắng sáng, điều chỉnh vị trí răng mọc và giúp hàm răng đều đặn hơn. Phương pháp này được đánh giá là có tính thẩm mỹ cao, duy trì độ bền lâu và hiếm khi gây kích ứng cho cơ thể.

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ là kỹ thuật nha khoa rất được ưa chuộng vì đem lại tính thẩm mỹ cao

Một số trường hợp được chỉ định thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ như:

  • Răng gãy vỡ, nứt mẻ, kẽ hở gây khó khăn trong việc ăn nhai và gây mất thẩm mỹ toàn hàm răng; 
  • Men răng bong tróc, bị nhiễm màu nặng đến mức không thể tẩy trắng; 
  • Răng bị suy yếu do sâu răng kéo dài không không được điều trị; 
  • Răng mọc không đều, hình dạng không đẹp; 
  • Kết hợp bọc răng sứ với các giải pháp phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép Implant khi mất răng vĩnh viễn, tiêu xương ổ răng…; 

Phương pháp bọc răng sứ không chỉ đem lại tính thẩm mỹ cao mà còn giúp cải thiện rõ rệt các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Cụ thể một số ưu điểm của phương pháp này như sau: 

  • Tính thẩm mỹ cao: Những người có hàm răng thưa, răng mọc không đều và có khuôn răng không đều đặn… đều có thể được khắc phục bằng các mão sứ trắng tinh, màu sắc tự nhiên giống răng thật, kích thước vừa vặn giúp bạn sở hữu nụ cười rạng rỡ, tự tin. 
  • Phục hồi khả năng ăn nhai: Phương pháp bọc răng sứ giúp khắc phục 1 phần hoặc toàn bộ tình trạng sai khớp cắn do răng mọc lệch. Từ đó giúp cải thiện và lấy lại chức năng ăn nhai. 
  • Có độ bền cao: Mão răng sứ được chế tác bằng nhiều chất liệu như sứ, titan, kim loại hay các loại kim loại cứng được nung nấu ở nhiệt độ cao trong nhiều giờ liền. Kỹ thuật chế tác theo công nghệ hiện đại giúp răng sứ có độ bền rất cao, khó gãy vỡ. 
  • Tuổi thọ lâu dài: Tùy theo từng loại răng sứ mà tuổi thọ trung bình kéo dài từ 10 – 15 năm. Thậm chí có những loại răng sứ có thể tồn tại được hơn 20 năm, càng chăm sóc răng sứ kỹ lưỡng tuổi thọ của răng càng cao. 

Quy trình bọc răng sứ diễn ra như thế nào?

Quy trình thực hiện bọc răng sứ có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều đến kinh nghiệm, tay nghề và chuyên môn của bác sĩ. Với một ca bọc răng sứ thông thường, khách hàng sẽ có 2 buổi gặp trực tiếp với bác sĩ, mỗi buổi sẽ mất từ 2 – 4 tiếng với mục đích như sau:

  • Lần thứ nhất bao gồm thăm khám, tư vấn chọn chất liệu bọc sứ, mài cùi răng, lấy dấu hàm và gắn răng tạm. 
  • Lần thứ hai tiến hành lắp răng sứ thật, điều chỉnh khớp cắn, vệ sinh răng và khoang miệng. Đồng thời căn dặn các cách chăm sóc, điều cần lưu ý sau khi bọc răng sứ xong. 

Cụ thể quy trình bọc răng sứ diễn ra gồm 4 bước cơ bản sau: 

Bước 1: Khám tổng quát và tiếp nhận tư vấn từ nha sĩ

Đây là buổi đầu tiên khách hàng đến gặp nha sĩ, sau đó được thăm khám, chụp X quang răng (đối với những trường hợp viêm nhiễm, có dấu hiệu bệnh lý) để đánh giá tình trạng răng. Những yếu tố này giúp bác sĩ nhận định việc bạn có phù hợp để bọc răng sứ ngay hay không. Hoặc nếu mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu răng, chảy máu chân răng… cần phải xử lý dứt điểm viêm nhễm trước rồi mới tiến hành bọc sứ sau. 

Bước 2: Lấy dấu hàm và chế tác răng sứ

Bọc răng sứ có đau không?
Quy trình bọc răng sứ khá đơn giản và không mất nhiều thời gian
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, xử lý loại bỏ cao răng và điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng (nếu có). 
  • Dùng dụng cụ chuyên dụng thực hiện tạo nhám bề mặt răng và tính toán tỷ lệ răng cần mài một cách phù hợp. Sau đó tiến hành mài răng với kích thước phù hợp tạo khoảng trống để lắp răng sứ vào. 
  • Tiến hành lấy dấu răng dùng để chế tác răng sứ. Thời gian thực hiện răng sứ thường kéo dài từ 2 – 4 tuần. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ gắn tạm hàm giả bằng chất liệu acrylic lên phần cùi răng thật đã mài sẵn. Bước này rất quan trọng giúp bạn dễ dàng thực hiện chức năng ăn nhai và bảo vệ cùi răng thật khỏi tác động của các tác nhân gây hại từ bên ngoài. 
  • Cuối cùng, chuyên gia sẽ tiến hành thiết kế chế tác răng sứ phù hợp bằng phần mềm kỹ thuật số hiện đại. 

Bước 3: Tiến hành bọc sứ

Khi hoàn thành xong bước chế tác răng sứ, bạn sẽ đến nha khoa theo lịch hẹn để được tiến lắp răng sứ. Đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng mức độ ôm sát và màu sắc của răng đã phù hợp hay chưa, sau đó điều chỉnh lại cho chính xác, hoàn chỉnh hàm tối đa. 

Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ và hẹn lịch tái khám

Đây là bước cuối cùng trong quá trình bọc răng sứ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách vệ sinh chăm sóc khi về nhà cũng như đặt lịch hẹn tái khám để kiểm tra răng. 

Bọc răng sứ có đau không? Các biến chứng có thể mắc phải

Về cơ bản, bọc răng sứ nếu được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật nha khoa, người thực hiện là bác sĩ nha khoa có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì gần như sẽ không gây ra bất kỳ đau đớn nào. Không những vậy, trong quá trình bọc răng sứ bạn sẽ được gây tê nên hãy hoàn toàn yên tâm, bọc răng sứ sẽ không gây ra đau nhức. 

Tuy nhiên, trước khi bọc mão sứ vào răng, bác sĩ phải mài đi một lớp men răng thật để làm tăng độ bám dính cũng như mức độ đều đẹp của răng sứ. Trong quá trình thực hiện bước này, bạn có thể cảm thấy ê buốt răng và khó chịu nhẹ, tuy nhiên sẽ biến mất nhanh chóng khi hoàn tất việc mài răng. 

Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ thường không gây đau nhức nếu được thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật và chất liệu sứ hợp cơ địa

Việc thực hiện bọc răng sứ ở nơi kém chất lượng, người thực hiện yếu kém chuyên môn có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như:

  • Viêm nướu răng: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau khi bọc răng sứ. Nguyên nhân là do cấu trúc răng bị can thiệp quá sâu vào mô răng, làm lộ ngà răng, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong tủy răng. Việc bọc mão răng sứ lên cùi răng bị viêm sẽ phát sinh viêm nướu răng. Hoặc một số trường hợp cơ địa của người được bọc răng sứ nhạy cảm quá mức với chất liệu răng sứ cũng có thể gây ra biến chứng viêm nhiễm tương tự. 
  • Đau nhức kéo dài: Sau khi bọc răng sứ, một số người thường có cảm giác hơi đau nhức, ê ẩm nhẹ vài ngày tùy vào mức độ nhạy cảm của từng người nhưng sau đó sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị đau nhức kéo dài không thuyên giảm, đây được xem là một trong những biến chứng của viêm tủy răng hoặc do không xử lý triệt để các vấn đề răng miệng trước khi bọc sứ như sâu răng, viêm nha chu. 
  • Sai lệch khớp cắn: Thao tác điều chỉnh khớp cắn trong lúc bọc răng sứ không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau nhức dai dẳng. Cơn đau đặc biệt nghiêm trọng hơn khi bạn tác động lực nhiều vào vị trí bọc sứ như ăn nhai, cắn răng, chải răng… 
  • Hôi miệng: Thao tác bọc răng sứ không đúng kỹ thuật hoặc sử dụng chất liệu bọc sứ kém chất lượng là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng kém sau khi bọc sứ cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi. 

Chi phí bọc răng sứ bao nhiêu tiền?

Mỗi loại răng sứ sẽ có mức giá khác nhau tùy theo chất liệu, tình trạng răng, số lượng răng, quy trình thực hiện, công nghệ được áp dụng… Thông thường, chi phí thực hiện 1 chiếc răng sứ thường dao động trong khoảng 1.000.000 – 8.000.000đ. Và trên thực tế chi phí bọc răng sứ càng cao thì độ bền chắc, tính thẩm mỹ và thời gian bảo hành răng sứ càng lâu dài. Chẳng hạn như:

  • Chi phí răng sứ kim loại hoặc Titan: Loại răng sứ này có mức chi phí rẻ nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ bị lộ màu đen của kim loại ở viền nướu sau một thời gian sử dụng. Loại răng này thường được chỉ định bọc cho các răng cối bị hư tổn nằm sâu trong cung hàm. 
  • Chi phí răng sứ toàn sứ: Đây là loại răng sứ có giá thành cao nhất vì có tính thẩm mỹ cũng như độ bền chắc tối đa. Vì sứ là chất liệu được chế tác từ sứ nguyên khối, có màu sắc tương tự với màu răng thật. Chi phí của răng sứ thường dao động từ 6.000.000 – 10.000.000đ/ răng. 
Bọc răng sứ có đau không?
Tùy theo bọc răng sứ bằng chất liệu kim loại hay toàn sứ mà chi phí sẽ khác nhau

Bên cạnh chi phí vật liệu răng sứ, để hoàn thành một ca bọc răng sứ, khách hàng cũng có thể phải chi trả thêm một số chi phí khác như:

  • Gắn lại mão răng có giá 300.000 – 500.000đ/ răng; 
  • Đúc cùi giả toàn sứ có giá 6.000.000 – 7.000.000đ/ răng; 
  • Đúc cùi giả kim loại có giá 500.000 – 600.000đ/ răng; 
  • Nâng khớp cắn mức 1 có giá 20.000.000 – 25.000.000đ/ ca; 
  • Nâng khớp cắn mức 2 có giá 25.000.000 – 30.000.000đ/ ca; 
  • Máng Mango điều trị khớp thái dương hàm có giá 8.000.000 – 10.000.000đ/ bộ; 
  • Đánh lún răng có giá 4.000.000 – 5.000.000đ/ răng;

Tuổi thọ của răng sứ sau khi bọc là bao lâu?

Thông thường, răng bọc sứ thường có thời gian tồn tại khoảng 20 – 25 năm. Tuy nhiên, thời gian này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:

  • Loại chất liệu răng sứ: Đối với dòng răng sứ kim loại nếu được phục hình đúng kỹ thuật sẽ duy trì tuổi thọ từ 5 – 10 năm. Còn với dòng răng sứ toàn sứ sẽ có tuổi thọ từ 15 – 20 năm. 
  • Cách chăm sóc răng miệng: Việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng sau khi bọc răng sứ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ của răng sứ. Ngoài việc đánh răng, súc miệng thường xuyên, bạn cũng nên chú ý trong cách ăn uống, ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, không chứa phẩm màu… 
  • Vị trí răng: Những chiếc răng sứ nằm ở vị trí răng hàm thường khiến độ bền và tuổi thọ giảm đi vì phải thường xuyên thực hiện chức năng ăn nhai. 
  • Cơ sở nha khoa: Việc thực hiện bọc răng sứ ở cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm sẽ giúp phục hình răng sứ có tính thẩm mỹ cao với độ bền tối đa, sử dụng dài lâu. 

Hướng dẫn cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc

Để có hàm răng bọc sứ đẹp hoàn mỹ, bền chắc và sử dụng dài lâu, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp sau đây: 

Bọc răng sứ có đau không?
Chăm sóc vệ sinh kỹ lưỡng sau khi bọc sứ giúp duy trì độ bền chắc và tuổi thọ của răng

Cách giảm đau sau khi bọc răng sứ

Với những trường hợp sau khi bọc răng sứ hơi có cảm giác đau nhức, ê buốt khó chịu, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp sau đây để cải thiện triệu chứng nhanh chóng:

  • Uống thuốc giảm đau: Với những cơn đau nhức nhẹ nhưng kéo dài âm ỉ khó chịu gây khó khăn trong việc ăn uống, bạn có thể sử dụng ngay thuốc giảm đau không kê đơn để dứt điểm cơn đau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Tránh lạm dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ rủi ro khó lường cho sức khỏe. 
  • Chườm đá lạnh: Đây là giải pháp giảm đau răng bọc sứ tạm thời nhưng lại rất hiệu quả. Bạn cho 1 – 2 viên đá lạnh vào khăn và chườm vào chỗ răng bị đau nhức để gây tê tạm thời và giảm đau nhức, khó chịu. 
  • Súc miệng nước muối: Nước muối pha loãng có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và xoa dịu cơn đau nhức khó chịu sau khi bọc răng sứ. Ngoài súc miệng, bạn cũng cần kết hợp đánh răng kỹ lưỡng, sử dụng chỉ nha khoa và cạo lưỡi thường xuyên để loại bỏ các yếu tố gây viêm nhiễm.  
  • Tinh dầu bạc hà: Lá bạc hà có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên hiệu quả. Đặc biệt, sử dụng bạc hà để súc miệng còn giúp giảm nhanh cơn đau nhức khó chịu do tính gây tê tự nhiên. Bạn có thể pha loãng tinh dầu bạc hà với nước ấm để ngậm và súc miệng nhiều lần. 

Cách chăm sóc phòng ngừa biến chứng sau khi bọc răng sứ

Trong quá trình sử dụng răng bọc sứ, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây để duy trì chức năng và tuổi thọ của răng: 

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng 2 lần/ ngày, khi chải cần phải hết sức nhẹ nhàng, chải đúng kỹ thuật theo chiều dọc. 
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng có tính sát khuẩn cao, chứa flour giúp răng nướu chắc khỏe, hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe răng miệng. 
  • Giai đoạn sau khi bọc răng sứ, răng thường rất nhạy cảm nên bạn cần chú ý về việc ăn nhai. Tránh sử dụng các loại thực phẩm thô cứng, dai, chua cay, quá nóng, quá lạnh, thực phẩm chứa axit… Thay vào đó nên ưu tiên sử dụng các món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa. 
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần/ năm để kiểm tra chức năng răng sứ và tầm soát các vấn đề răng miệng bất thường, có hướng điều trị kịp thời. 

Cho đến nay bọc răng sứ có đau không vẫn còn là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, cơn đau nhức sau bọc sứ thường không quá nghiêm trọng, có thể tự biến mất sau vài tiếng hoặc vài ngày. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, tốt nhất nên theo dõi kỹ lưỡng và sớm phát hiện các bất thường để kịp thời xử lý điều trị phòng ngừa biến chứng, rủi ro nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
Đau răng khôn Bị Đau Răng Số 8 (Răng Khôn) Là Do Đâu ? Nên Nhổ Không?
Đau răng khôn được xem là cơn ác mộng đối với nhiều người và gần như không có cách nào tránh được. Bởi mọc răng khôn là một trong những…
Lá trầu không thường được dân gian sử dụng để chữa đau răng Chữa Đau Răng Bằng Lá Trầu Không Qua Các Mẹo Hay Nhất

Lá trầu không là cây thuốc quý, đa công dụng, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền…

Chưa có nghiên cứu khoa học nào có thể khẳng định hiệu quả của muối trong điều trị đau răng Đau Răng Ngậm Nước Muối Hiệu Quả Tốt Thiệt Hay Không?

Đau răng ngậm nước muối là một trong những mẹo dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng,…

các cách giảm đau răng tại nhà 10 Cách Giảm Đau Răng Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh Nhất

Áp dụng các cách giảm đau răng tại nhà là biện pháp "cứu cánh" dành cho những ai đang chịu…

Người bị đau răng nên ăn cháo gì tốt nhất Đau răng nên ăn cháo gì tốt? #11 món cháo giàu dinh dưỡng cho người bệnh

Người bị đau răng nên ăn cháo gì tốt là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay.…

Đau răng khi uống nước lạnh Đau Răng Khi Uống Nước Lạnh: Nguyên Nhân và Cách Cải Thiện

Đau răng khi uống nước lạnh là triệu chứng phổ biến bất kỳ ai cũng từng vài lần gặp phải.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua