Đau răng nổi hạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau răng nổi hạch là một trong những triệu chứng thường gặp và nó gây ra rất nhiều hệ lụy. Theo các bác sĩ, tình trạng này cần sớm tìm biện pháp điều trị nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm chân răng, hoạt tử… Chi tiết về bệnh lý răng miệng này, mời bạn đọc tham khảo thêm qua bài viết dưới đây.
Đau răng nổi hạch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng
Hạch là tổ chức tế bào Lympho với chức năng sản sinh kháng thể, bạch cầu nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Nổi hạch thực chất là một phản ứng hết sức tự nhiên của cơ thể. Khi cơ thể bị vi khuẩn, hạch sẽ nổi lên. Sờ tay vào sẽ thấy cứng và đau.
Ở khía cạnh nha khoa, các bộ phận trong khoang miệng đều kết nối với tai, mũi, họng. Nên khi bạn có vấn đề bệnh lý ở khoang miệng, hạch sẽ nổi lên ở phần cổ, báo hiệu bạn có thể bị sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi…
Đau răng, sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, từ người già, người trẻ cho đến trẻ em. Khi tình trạng răng viêm, sâu ở mức độ nặng có thể dẫn đến nổi hạch ở cổ, ở dưới hàm.
Xem thêm: Người Già Đau Răng Do Đâu? Giải Pháp Điều Trị, Ngăn Chặn
Nguyên nhân
Theo các bác sĩ, vấn đề vệ sinh răng miệng kém, lười đánh răng, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Có thể nói, thời gian ngủ buổi tối quá dài, đó cũng là lúc vi khuẩn hoạt động mạnh nhất. Nếu không đánh răng trước khi đi ngủ, các mảng bám thức ăn ở răng sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở và gây viêm răng, sâu răng, hôi miệng.
Thời gian càng lâu, vi khuẩn ở răng sẽ càng phát triển mạnh và ăn mòn men răng cũng như chân răng dẫn đến sâu. Tình trạng này không chỉ khiến bạn cảm thấy đau nhức mà đó cũng là lúc răng bạn đang bị phá hủy dần từ bên trong.
Hành động nuốt nước bọt là phản xạ tự nhiên, thường xảy ra. Nhưng ít người biết, khi nuốt nước bọt, vi khuẩn ở răng sâu sẽ đi theo xuống vùng cổ và gây ra các phản ứng ở khu vực này. Và khi đó, tình trạng nổi hạch ở cổ và dưới cằm là hiện tượng dễ nhìn thấy nhất.
Khi bị đau răng nổi hạch cổ, các hạch sẽ to dần lên, gây cảm giác nghẹn, vướng khiến người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, giao tiếp. Lúc này cần sớm có biện pháp điều trị để không chỉ loại bỏ tình trạng đau nhức mà còn giúp hạn chế răng sâu.
Ngoài ra, theo các bác sĩ, nguyên nhân bị đau răng nổi hạch còn có thể do một vài lý do khác, chẳng hạn:
- Bạn mắc phải vấn đề răng miệng như viêm nướu, viêm lợi, viêm nha chu.
- Một số người bị viêm họng, viêm amidan cũng có thể gây tình trạng nổi hạch ở cổ.
- Đau răng nổi hạch dưới hàm cũng có thể do bạn bị mọc răng khôn khiến vùng đó bị sưng tấy, nổi hạch.
Triệu chứng gây nổi hạch khi đau răng
Tình trạng đau răng nổi hạch ở phần cổ hoặc dưới cằm rất phổ biến và dễ nhận biết. Chỉ cần bằng mắt thông thường là bạn có thể nắm bắt được bệnh tình của mình. Theo các bác sĩ, triệu chứng cụ thể của hiện tượng này là:
- Cái dễ nhận biết nhất đó là bạn thấy răng bị đau nhức, kèm theo hạch nổi lên ở phần cổ (hạch có thể to, lộ ra khiến bạn nhìn thấy, hoặc cũng có khi nó nhỏ phải sờ tay vào mới thấy).
- Hiện tượng răng đau kèm đau họng, khó nuốt cũng là triệu chứng để nhận biết hiện tượng đau răng nổi hạch cổ
- Ngoài ra, người bị đau răng nổi hạch cũng có thể nhận biết khi đi khám y khoa, bằng các biện pháp nghiệp vụ, bác sĩ sẽ nhận biết tình trạng của răng một cách nhanh chóng, dễ dàng.
Nổi hạch khi đau răng ở cổ nguy hiểm không?
Thực tế, tình trạng đau răng nổi hạch chẳng phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Đây là hiện tượng thường gặp và nó có thể biến mất chỉ sau vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, với người bị sâu răng ở mức độ nặng, hạch sẽ ngày càng sưng to và kéo dài. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau và khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, đặc biệt trong vấn đề ăn uống.
Đọc thêm: Đau răng có nên ăn thịt gà? Các món ăn từ thịt gà tốt cho người bệnh
Ngoài ra, đau răng nổi hạch dưới hàm hay ở cổ cũng là dấu hiệu cho biết vấn đề răng miệng của bạn đang gặp vấn đề theo chiều hướng xấu. Khi đó, bạn cần có những biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối người bệnh không được chủ quan khi có hiện tượng đau răng nổi hạch.
Đau răng nổi hạch không phải là bệnh lý nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị nó cũng là vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Theo đó, đau răng nổi hạch không chỉ khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu mè nó còn kèm theo khá nhiều những hệ lụy như: Viêm chân răng, viêm xương hàm, hoại tử tủy răng, mất răng hoàn toàn, lây lan, nhiễm trùng sang những răng bên cạnh. Tất cả những vấn đề này đều khiến cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tình trạng nổi hạch ở cổ đôi khi không phải chỉ xuất phát từ nguyên nhân răng sâu. Rất nhiều trường hợp hạch nổi là do vấn đề bệnh lý khác trong cơ thể. Do đó, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện, trung tâm nha khoa để được thăm khám, tư vấn cách điều trị.
Điều trị đau răng nổi hạch ở cổ
Có thể nhận định, nguyên nhân lớn nhất gây tình trạng đau răng nổi hạch là do sâu răng, viêm nướu. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những biện pháp điều trị sâu răng, viêm lợi để có thể loại bỏ tình trạng bệnh.
Cách điều trị
Tùy vào từng mức độ răng sâu đến đâu mà bác sĩ áp dụng cách điều trị khác nhau. Chẳng hạn như:
- Với những người bị sâu răng nhẹ (khi răng vẫn có thể phục hồi), bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp nạo bỏ phần ổ sâu rồi hàn trám vào sau đó bọc lại phần răng hỏng.
- Trường hợp răng bị sâu nặng, các cấu trúc đã bị phá hủy, răng không thể phục hồi thì biện pháp điều trị tốt nhất đó là nhổ bỏ răng sâu và trồng răng mới.
Mỗi biện pháp chữa răng sâu sẽ có ưu điểm, nhược điểm và hiệu quả điều trị khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh cần chăm sóc răng sau điều trị, thông qua việc thăm khám định kỳ và áp dụng các biện pháp hồi phục theo chỉ định của bác sĩ.
Chữa đau răng nổi cục hạch do viêm lợi, viêm nha chu
Với những người bị đau răng nổi hạch cổ do viêm nướu, sưng lợi thì bác sĩ sẽ áp dụng những cách điều trị khác nhau tùy vào từng nguyên nhân. Việc đầu tiên bác sĩ cần làm đó là thăm khám, kiểm tra xem lý do lợi bị viêm là gì, sau đó đưa ra cách chữa phù hợp nhất.
Viêm lợi do cao răng nhiều, chân răng có nhiều mảng bám
Với những người bị viêm nướu do cao răng và mảng bám gây đau răng nổi hạch, phương pháp điều trị tốt nhất lúc này là lấy cao răng. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ các mảng bám và vôi răng. Đồng thời, nó cũng giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm lợi.
Sau khi lấy cao răng, phần nướu răng sẽ được khỏe mạnh, tình trạng viêm sẽ hết. Từ đó, hiện tượng đau răng nổi hạch dưới hàm, dưới cổ cũng sẽ biến mất.
Viêm lợi do mọc răng khôn
Một trong những nguyên nhân khiến răng lợi bị viêm đó là hiện tượng mọc răng khôn. Khi răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm thì biện pháp điều trị tốt nhất lúc này đó là nhỏ bỏ chiếc răng khôn đó đi. Việc làm này không chỉ loại bỏ tình trạng đau răng nổi hạch mà nó cũng giúp tránh ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
Tuy nhiên, nhổ răng khôn khá nguy hiểm. Do đó, bạn cần đến địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ cho chuyên môn cao. Sau khi nhổ răng, bạn cũng cần dùng thuốc giảm đau răng, thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Bị nổi hạch ở cổ nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt những người đang có vấn đề về sức khỏe. Với người bị đau răng nổi hạch, người bệnh cơ thể lựa chọn ăn và kiêng những thực phẩm sau.
Bị nổi hạch ở cổ do đau răng nên ăn gì?
Khi bị đau răng khiến hạch ở cổ nổi lên, người bệnh có thể ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt. Đồng thời, bạn cũng cần bổ sung đầy đủ các vitamin, chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Cụ thể, khi sâu răng người bệnh nên ăn những thực phẩm sau:
- Nên ăn thực phẩm, trái cây xanh có hàm lượng vitamin C, vitamin K, canxi, khoáng chất cao để giúp răng chắc khỏe, tăng sức đề kháng.
- Bạn nên ăn nhiều thịt, cá, trứng, chất béo để bảo vệ răng không bị sâu.
Bổ sung thêm sữa, chế phẩm từ sữa vì nó tốt cho răng. - Những loại đậu, rau câu, tôm chứa nhiều canxi tốt cho tủy xương và chân răng.
- Ngoài ra, các thực phẩm giàu chất xơ sẽ có công dụng làm sạch mảng bám, hỗ trợ tình trạng sâu răng rất tốt.
Đau răng nổi hạch kiêng ăn gì?
Đau răng kiêng ăn gì? Ngoài những thực phẩm tốt răng thì cũng có một số thực phẩm nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị, khiến tình trạng răng sâu trầm trọng hơn. Theo đó, các bác sĩ cho biết, khi bị sâu răng, cần hạn chế những loại sau:
- Khi bị sâu răng cần hạn chế đồ ăn có nhiều đường bị chúng dễ bị mắc ở kẽ răng, khiến tình trạng sâu răng nặng hơn.
- Thức ăn cay, nóng, những gia vị nặng mùi cũng khiến nó kích thích cơn đau răng nhiều hơn vì thế bạn nên hạn chế.
- Đồ uống lạnh, nước uống có gas, rượu bia cũng dễ làm kích ứng nướu khiến tình trạng thương tổn nghiêm trọng hơn.
- Các loại thịt đỏ, thịt có tính nóng cũng không nên ăn.
- Những thực phẩm dễ dính răng như cơm nếp, xôi, trái cây dẻo… cũng được bác sĩ khuyên không nên ăn khi bị sâu răng.
- Những đồ ăn cứng, dai, hoặc quá dẻo sẽ khiến hoạt động nhai cần lực mạnh hơn, dễ ảnh hưởng tới răng sâu.
Lưu ý khi điều trị đau răng nổi hạch ở cổ
Có thể nói, tình trạng đau răng nổi hạch cổ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cho nên, cần sớm có biện pháp chữa bệnh phù hợp. Tuy nhiên, để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chăm chỉ vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày. Nên lựa chọn loại bàn chải lông mềm cũng như chọn loại kem đánh răng dùng cho răng nhạy cảm để răng không bị tổn thương.
- Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng, thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa để không làm thưa kẽ răng và bảo vệ răng tốt nhất.
- Hàng ngày, nên sử dụng nước muối hoặc dung dịch súc miệng để giúp răng luôn chắc khỏe.
- Cần tìm biện pháp điều trị sâu răng càng sớm càng tốt để hạn chế những nguy cơ gây biến chứng gây mất răng, hoại tử răng…
- Người bệnh cũng cần chú ý lựa chọn phòng khám nha khoa, bệnh viện chuyên khoa về răng uy tín để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Có thể nói, tình trạng đau răng nổi hạch không quá nguy hiểm nhưng nó cũng gây ra nhiều vấn đề, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và cuộc sống. Cho nên, khi gặp hiện tượng này, người bệnh cần sớm tới bệnh viện, trung tâm nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- Gợi ý 11 món cháo cho người đau răng giàu dinh dưỡng và dễ nấu
- Bà bầu bị đau răng thì phải xử trí như thế nào? Cách phòng tránh hiệu quả
- Top 7 loại thuốc chữa đau răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!