Ho có đờm xanh, đặc là bị gì, khi nào cần đi khám? CHUYÊN GIA TƯ VẤN CHI TIẾT

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Trong rất nhiều trường hợp, nếu bạn nhận thấy cơn ho có đờm xanh kèm theo thì rất có thể bạn đang bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Đây cũng là những dấu hiệu cho thấy những tổn thương ở xoang hoặc đường hô hấp dưới. Nếu như không điều trị triệt để, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hệ thống hô hấp của người bệnh. 

Do có đờm xanh
Hút thuốc lá gây ra các bệnh lý liên quan đến phổi và khiến người bệnh ho ra đờm xanh đặc

Nguyên nhân gây ho có đờm xanh, đặc 

Không phải cứ có triệu chứng ho nghĩa là bệnh, thực tế những người có vấn đề về dạ dày, mắc chứng ợ nóng hay trào ngược cũng thường xuất hiện cơn ho kèm theo. Tuy nhiên, nếu cơn ho có đờm xanh đặc thì bạn cần đề phòng trước nguy cơ nhiễm bệnh liên quan đến virus, vi khuẩn tại hệ hô hấp.

Triệu chứng ho được các nhà nghiên cứu nhận định là một hiện tượng tự nhiên có lợi cho cơ thể con người. Đây là phản xạ cho thấy cơ thể đang ra sức bảo vệ bộ phận hô hấp trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Đồng thời khi ho cũng giúp những vật hóc hoặc mầm bệnh tiềm ẩn ở bên trong vòm họng của người bệnh bắn ra ngoài không khí. Ho có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó ho khan có thể do cơ thể bị cảm lạnh, và nếu ho có đờm thường do tổn thương ở hệ hô hấp.

Các thống kê tại bệnh viện Tai – Mũi – Họng TP HCM cho thấy đa số những trường hợp ho khạc ra đờm xanh phần lớn là là do virus cúm A và B, virus rhinovirus, virus denovirus gây ra. Đây là những loại virus chủ yếu cư ngụ ở hệ hô hấp, đặc biệt là phế quản, khí quản, vùng xoang và phổ. KLi nhiễm virus, lượng đờm nhầy màu xanh là kết quả của một loại protein đặc hiệu được hệ thống hô hấp sản xuất ra chống lại hiện tượng cơ thể nhiễm các vi thể này. 

Ho có đờm xanh là bệnh gì?

Lương y Tuấn cho biết những bệnh lý có biểu họ ho ra đờm xanh chủ yếu liên quan đến hệ thống hô hấp. Khác với ho khan thông thường, ho có đờm xanh đặc thường kéo dài từ 2 – 3 tuần, thậm chí là hàng tháng nếu việc điều trị không giải quyết đúng bệnh. Những bệnh lý liên quan đến triệu chứng này chủ yếu gồm có:

Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản cấp gây ra những cơn ho tăng dần, bệnh nhân ở giai đoạn đầu chỉ là ho đơn thuần, không kèm khạc ra đờm xanh hoặc chỉ ho khạc đờm loãng. Ở tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ ho theo từng cơn, tần suất ho dữ dội và liên tục, cơn ho có thể khiến bệnh nhân nặng ngực thở khò khè.

Viêm phế quản có đặc trưng là những cơn ho thiếu hơi, khạc ra đờm cục màu trong vàng hoặc đờm xanh đặc. Nếu như đờm có màu vàng, xanh hoặc đục như mủ, kèm mùi tanh thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phế quản cấp do vi khuẩn. Đối với căn bệnh này, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh trước khi bệnh tiến triển gây ra những tổn thương cho phổi.

ho ra đờm xanh đặc
Viêm phế quản là bệnh ;ý phổ biến có triệu chứng là ho kéo dài kèm theo đờm xanh đặc

Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là căn bệnh gây ra bởi các loại vi khuẩn, chủ yếu là phế cầu khuẩn, tụ cầu sinh mủ hoặc nhóm virus hô hấp gây bệnh cúm và virus hợp bào hô hấp. Bệnh có nguy cơ xảy ra khi người bệnh bị viêm đường hô hấp kéo dài, hoặc nhiễm lạnh nghiêm trọng.

Tình trạng nhiễm trùng phổi thường xảy ra ở các phế nang và mô kẽ ở một hoặc hai phổi. Khi các virus gây bệnh mắc kẹt trong phổi, chúng sẽ sinh sôi nảy nở và tạo thành những ổ nhiễm trùng. Khi bị viêm phổi, bệnh nhân thường ho ra đờm xanh hoặc vàng, màu gỉ sét, mùi tanh hôi như mủ. Khi ho kèm theo cơn đau tức ngực, biến chứng nhiễm trùng phổi có thể dẫn đến suy hô hấp, ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế viêm phổi là căn bệnh cần được điều trị khỏi triệt để phòng tránh những tổn thương mạn tính cho bệnh nhân.

Áp xe phổi

Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng tại phổi gây ho có đờm xanh đặc kéo dài lâu ngày. Người bệnh ho mạnh có thể ọc mủ, thường nhầm lẫn với đờm nhưng mủ có mùi hôi tanh và khó chịu hơn rất nhiều. Những cơn ho ọc mủ thường xuất hiện từng đợt khi bệnh nhân ho mạnh. 

Áp xe phổi có hai dạng là nguyên phát (ổ mủ hình thành từ tổn thương hay bệnh lý phổi trước đây) và áp xe thứ phát (ổ viêm hình thành ở phổi bệnh lý, phần lớn ở bệnh nhân hang lao, giãn phế quản, nang phổi). Bệnh nhân cần được phẫu thuật loại bỏ ổ áp xe tại phổi trước khi hình thành nhiễm trùng máu, tràn dịch màng phổi.

Giãn phế quản

Triệu chứng ho có đờm xanh lâu ngày còn có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh giãn phế quản. Tình trạng này xảy ra sau thời gian viêm phế quản không được điều trị triệt để hình thành biến chứng giãn phế quản.  Đặc trưng của bệnh là các cơn ho thành từng chập kéo dài, giọng nói thay đổi,… Do phế quản dần dần mất khả năng làm sạch dịch nhầy nên đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh trưởng, khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Người bệnh thường tái phát cơn ho nhiều nhất là vào ban đêm, hoặc buổi sáng sau khi thức dậy. Đờm có màu trắng xanh, đục và đóng thành khuôn. Bệnh có nguy cơ phát triển thành những đợt bội nhiễm tái phát, hình thành mủ phế quản, mủ phổi, áp xe phổi,  xơ phổi…

ho khạc ra đờm xanh
Ho ra đờm xanh do giãn phế quản kéo dài có thể gây tổn thương phổi

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh viêm đường hô hấp gây khó thở do đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn ho mãn tính, kéo dài. Ho kèm đờm xanh, hoặc vàng xám,  những cơn ho nặng còn kèm máu. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gặp nhiều nhất ở những người có thói quen hút thuốc lá, hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường hóa chất, không khí độc hại. 

Ở giai đoạn mạn tính, bệnh sẽ phát sinh biến chứng khí phế thũng gây ho có đờm kéo dài. Bệnh tiến triển ngày càng trầm trọng và gây ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp, hô hấp khó khăn. Đồng thời người bệnh sẽ có triệu chứng bị cảm lạnh thường xuyên, dễ bị cúm hoặc viêm phổi nặng do nhiễm trùng hô hấp.

Bệnh lao phổi

Đây là bệnh lý mạn tính nghiêm trọng cần được điều trị sớm. Lao phổi khiến bệnh nhân suy nhược cơ thể nghiêm trọng và ảnh hưởng lan rộng đến các cơ quan khác như tim mạch, huyết áp và não bộ. Lao phổi là một trong những nguyên nhân gây ho ra đờm xanh đặc lâu ngày không khỏi, đôi khi cơn ho kèm theo máu đỏ tươi.

Ho khạc ra đờm xanh, khi nào cần đi khám?

khi nào nên đi khám ho đờm xanh
Tình trạng ho nghiêm trọng kèm khạc ra đờm xanh cần được điều trị sớm

Người bệnh nên đến kiểm tra tại phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng khi có triệu chứng ho ra đờm xanh kèm theo tình trạng khó thở, khò khè, tức ngực. Nếu như triệu chứng ho khan kéo dài từ 2 đến 3 tuần, điều trị bằng biện pháp dân gian không đáp ứng cho thấy triệu chứng là biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng. Sau khi được bác sĩ chẩn đoán bệnh, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc và sử dụng những loại thuốc kháng sinh đặc trị cho bệnh lý đang mắc phải.

Trong đó có một số loại thuốc sẽ giúp chấm dứt tình trạng ho có đờm xanh như thuốc long đờm, thuốc chống viêm, thuốc giảm ho… Khi các chất nhầy, hoặc mủ được tống xuất ra ngoài, bạn vẫn có thể ho kèm đờm trong vài ngày nhưng cơn ho thường không nghiêm trọng như ban đầu, Đây thường là một dấu hiệu cho thấy bệnh sắp được cải thiện.

Điều trị ho có đờm xanh đặc bằng cách nào?

Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng, tình trạng ho cơ bản có thể cải thiện sau 3–7 ngày nhờ cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể để thải loại virus gây bệnh.  Ở những bệnh nhân mới bị ho nhẹ, chưa có sự xuất hiện của đờm đặc sẽ không được khuyến khích dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc ho kháng sinh đồng thời sẽ tiêu diệt đến hàng tỷ vi khuẩn có lợi đang sống tự nhiên trong cơ thể người. Vì thế việc lạm dụng kháng sinh thường xuyên sẽ gây ra phản ứng kháng thuốc.

Tuy nhiên đối với cơn ho do các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, khi đã có triệu chứng đờm xanh đặc cho thấy viêm nhiễm đã ở mức độ tương đối. Để điều trị, bắt buộc phải cải thiện từ nguyên nhân bệnh lý mới có thể khắc phục triệu chứng triệt để. Thuốc được dùng để chữa ho là các loại kháng sinh thông dụng, đối với trẻ em thường được khuyến khích sử dụng siro chữa ho.

 Một số loại thuốc có thành phần chống sưng có tác dụng giảm ho, long đờm, cắt dần các cơn ho thường hay được bác sĩ chỉ định cho những cơn ho có đờm xanh kéo dài gồm:

  • Nhóm thuốc trị hen dạng xịt có tác dụng làm giảm viêm và giãn đường thở ở bệnh nhân hen phế quản.
  • Thuốc kháng sinh cho nhóm bệnh nhân ho nhiễm khuẩn
  • Nhóm thuốc kháng histamin có tác dụng chống sung huyết do ho kích ứng kèm chảy nước mũi.
  • Nhóm thuốc giảm ho cho trường hợp ho biến chứng cảm cúm, nếu cơn ho ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Thuốc long đờm, hỗ trợ bài xuất đờm ra ngoài dễ dàng khi người bệnh ho.
  • Thuốc ức chế tiết dịch vị dạ dày cho nhóm bệnh nhân bị trào ngược dạ dày – thực quản
  • Kết hợp rửa họng và mũi bằng nước muối biển để loại bỏ dịch đờm.
  • Sử dụng khí dung tại chỗ bằng thuốc kháng sinh, chống viêm phụ thuộc vào nguyên nhân.

Cần lưu ý, nhóm kháng sinh chữa ho ra đờm xanh đặc chỉ có tác dụng giảm cơn ho chứ không phải thuốc trị tận gốc nguyên căn bệnh lý gây ra ho. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ, đảm bảo thời gian uống thuốc quy định. Lưu ý khi sử dụng nếu không thấy hiệu quả sau 3 ngày, không được quá lạm dụng mà bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ để đổi loại thuốc khác.

Phương pháp dân giam giúp giảm ho, tiêu đờm

cách chữa ho có đờm xanh
Uống nước mật ong có thể cải thiện cơn ho và làm tiêu đờm hiệu quả

Song song với việc dùng thuốc trị ho, người bệnh có thể áp dụng kèm các phương thức giảm do theo dân gian hiệu quả. Một số nguyên liệu như mật ong, chanh, muối hay gừng, tỏi,… đều cung cấp các chất bảo vệ đường hô hấp, từ đó giảm viêm và đẩy lùi cơn ho nhanh chóng hơn. Những phương pháp này cũng rất an toàn với trẻ nhỏ, phụ huynh có thể áp dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến bé:

  • Mật ong: Nguyên liệu được sử dụng cho những cơn ho có đờm lâu ngày, đặc biệt nếu ho gây đau họng, triệu chứng có thể giảm đi đáng kể. Chỉ cần uống khoảng 50ml mật ong pha với nước ấm 2 lần/ngày, trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ buổi tối, kiên trì áp dụng trong 2 – 3 ngày bạn sẽ thấy tình trạng đau họng, ho, đờm biến mất chóng.
  • Gừng, tỏi cùng đường nâu: Gừng và tỏi là những nguyên liệu có chứa chất kháng viêm tự nhiên, đồng thời tăng cường đề kháng cho cơ thể. Sử dụng khoảng 2 – 3 nhánh tỏi, cùng ít gừng đã cắt lát đem ép lấy nước, sau đó chưng cách thủy cùng đường nâu 10 phút. Bạn đợi hỗn hợp nguội rồi dùng uống mỗi sáng và tối ngày 2 lần.
  • Chanh và muối: Sử dụng chanh và muối chữa ho, chữa viêm họng đem đến hiệu quả nhất định nếu bạn kiên trì áp dụng hàng ngày. Trong đó muối có tác dụng chống sưng viêm, kháng khuẩn và tính axit trong chanh có hiệu quả long đờm, giảm cơn ho nhanh và chống lại sự phát triển của vi khuẩn.

Phòng tránh ho có đờm xanh bằng cách nào?

Bệnh lý về đường hô hấp nói chung và tình trạng ho có đờm xanh nói riêng có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Triệu chứng hình thành từ nhiều nguyên nhân, do môi trường sống không được đảm bảo, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi nảy nở hoặc do thói quen ăn uống thiếu chất, từ đó cơ thể dễ nhiễm bệnh. Để phòng bệnh tái phát, những nguyên tắc mà bạn cần tuân thủ giúp bảo vệ hệ thống hô hấp là:

  • Bạn nên giữ ấm cổ họng trong mùa lạnh, không nên uống nước lạnh thường xuyên.
  • Đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi có sức đề kháng kém, lưu ý giữ ấm cơ thể tránh để cảm lạnh, viêm phổi.
  • Giữ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vòm họng. 
  • Thường xuyên vệ sinh nhà ở, tránh tình trạng không gian sống thiếu không khí và ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch bằng cách ăn uống đủ chất, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin.
  • Nếu mắc phải các bệnh lý hô hấp mạn tính, bạn nên thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được tình trạng ho khạc ra đờm xanh nếu chú ý chăm sóc sức khỏe hợp lý. Nếu nhận thấy dấu hiệu ho, bạn nên áp dụng những cách chữa ho bằng nguyên liệu tự nhiên nên không gây tác dụng phụ như thuốc kháng sinh. Sau đó nếu triệu chứng vẫn không có biểu hiện cải thiện tốt thì việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ sẽ được áp dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 02:07 - 02/07/2022 - Cập nhật lúc: 14:50 - 22/05/2024
Chia sẻ:
05 lưu ý khi tự điều trị ho tại nhà bạn cần biết

Điều trị ho gà tại nhà là một trong những cách chữa bệnh được nhiều người áp dụng. Phù hợp…

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ – Hướng dẫn A-Z [BỐ MẸ THAM KHẢO]

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ là biện pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian.…

Bà bầu ho có đờm đặc – Cách trị an toàn, hiệu quả

Bà bầu bị ho có đờm đặc kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng không tốt…

Dùng hoa đu đủ đực chữa ho liệu có hiệu quả không? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Dùng hoa đu đủ đực chữa ho là mẹo dân gian có từ ngày xưa. Cách này khá hiệu quả…

Ho nhiều về đêm có đờm – Nguyên nhân và cách trị

Tình trạng ho nhiều về đêm có đờm thường gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của…

Bình luận (2)

  1. Thành Tùng
    Thành Tùng says: Trả lời

    Họ ra đờm đặc xanh do gĩn phế quản điều trị ra sao

  2. Thành Tùng
    Thành Tùng says: Trả lời

    hướng dẫn tôi chữa giãn phế quản

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua