09 loại thuốc long đờm cho người lớn TỐT NHẤT HIỆN NAY [Tham khảo thêm]

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Hiện nay có nhiều loại thuốc long đờm cho tác dụng nhanh và tốt được chỉ định cho người lớn như Acetylcystein, Bromhexin hay thuốc Bisolvon… Thuốc có tác dụng làm loãng và tiêu hủy chất nhầy trong các trường hợp bị ho có đờm do viêm đường hô hấp. 

05 thuốc ho long đờm dạng uống cho người lớn

Thuốc long đờm là loại thuốc được sử dụng để chống lại hiện tượng tăng tiết đờm trong các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng, viêm khí phế quản, viêm tiểu phế quản hay viêm phổi

thuốc long đờm
Thuốc long đờm có tác dụng làm loãng và tiêu trừ dịch nhầy

1. Thuốc Carbocisteine

Carbocistein là thuốc long đờm, làm tiêu dịch nhầy thường được chỉ định cho các trường hợp bị bệnh đường hô hấp mãn tính, chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn kéo dài ở mức độ vừa và nặng. 

Thuốc được điều chế dạng viên nang hoặc dung dịch uống. Liều dùng cho người lớn mỗi lần là 2 viên nang 375 mg x 3 lần/ngày. Giảm liều còn một nửa khi các triệu chứng đã thuyên giảm bớt.

2. Thuốc long đờm Acetylcystein

Acetylcystein chứa thành phần chính là N – acetylcystein có tác dụng làm giảm độ đặc quánh của đờm trong các trường hợp bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi có mủ hoặc bệnh khí phế thũng mãn tính.

Thuốc long đờm Acetylcystein có các dạng :

  • Viên nang
  • Thuốc cốm
  • Thuốc bột
  • Viên nén sủi bọt
  • Thuốc bột pha dung dịch uống

Liều dùng Acetylcystein được khuyến cáo cho người lớn là 200mg/ lần x 3 lần mỗi ngày theo đường uống. 

=> BẬT MÍ: Thuốc Acemuc trị ho tiêu đờm – Giá bán, cách dùng và lưu ý

3. Thuốc long đờm Eprazinon

Eprazinon chứa eprazinon dihydrochloride – một loại hoạt chất có khả năng long đờm, làm loãng dịch tiết ở đường hô hấp. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén bao phim hoặc viên nang mền.

Với những tác dụng trên, thuốc long đờm Eprazinon được chỉ định cho người lớn cho các trường hợp sau:

  • Viêm phế quản cấp
  • Nghẹt mũi do viêm mũi
  • Viêm họng có đờm đặc
  • Hen phế quản
  • Suy hô hấp mãn tính

Liều dùng được khuyến cáo là 1 – 2 viên (50mg) mỗi lần x 3 lần/ngày. Thời gian điều trị không quá 5 ngày. 

4. Thuốc long đờm Bromhexin

Loại thuốc này chứa thành phần bromhexin hydrochloride có tác dụng long đờm, làm giảm độ nhầy dính bằng cách thay đổi cấu trúc của chất nhầy, hỗ trợ loại bỏ chất đờm thông qua phản xạ ho, khạc.

Thuốc long đờm Bromhexin
Bromhexin là loại thuốc long đờm thường được chỉ định cho người lớn

Thuốc Bromhexin có nhiều dạng gồm viên nén, siro, viên bao đường hay thuốc tiêm. Liều dùng khuyến cáo khoảng 8 – 16mg/ lần x 3 lần mỗi ngày.

5. Thuốc long đờm Ambroxol

Là một chất chuyển hóa của Bromhexin, Ambroxol cũng có công dụng long đờm, làm tiêu dịch nhầy trong phế quản, phổi, cải thiện tần suất ho và tạo sự thoải mái cho người bệnh.

Liều dùng thuốc long đờm Ambroxol theo đường uống ở người lớn là 30mg/lần x 3 lần/ngày. Uống thuốc với nhiều nước ngay sau bữa ăn. 

04 loại thuốc long đờm cho người lớn dạng siro

Ưu điểm của nhóm thuốc long đờm này là số loại thuốc long đờm được bào chế dưới dạng siro ngọt nên khá dễ uống và tiện lợi khi sử dụng. 

1. Siro long đờm Bisolvon

Thuốc chứa thành phần chính là Bromhexine HCL ( 4mg/5ml dung dịch). Dùng được cho bệnh nhân bị nhiễm trùng phế quản, viêm phổi cấp và mãn tính có biểu hiện tăng tiết đàm nhầy bất thường.

Liều dùng trung bình ở người lớn là 3 lần mỗi ngày, mỗi lần uống 10ml trong bữa ăn. Thuốc không được chỉ định cho phụ nữ mang thai và các trường hợp đang trong giai đoạn cho con bú.

2. Siro long đờm giảm ho Prospan

Prospan là siro giảm ho, long đờm, làm tiêu nhầy cho người lớn và trẻ em được nhập khẩu từ Đức. Sản phẩm này chứa chiết xuất từ cao khô lá trường xuân phối hợp cùng một số loại tá dược khác.

thuốc long đờm Prospan
Si rô long đờm Prospan có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ

Chỉ định điều trị:

  • Bị viêm họng có kèm ho đờm;
  • Bị viêm phế quản mãn tính;

Liều dùng khuyến cáo: Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 5 – 7.5ml. 

3. Thuốc long đờm trị ho cho người lớn OPC

Siro long đờm OPC được bào chế từ nhiều loại thảo dược như tỳ bà lá, cát cánh, bách bộ, tang bạch bì, phục linh, cam thảo, hoàng kỳ phối hợp với hoạt chất Methol, Cineol và một số loại tá dược. Thuốc do công ty CP Dược Phẩm OPC sản xuất. 

Ngoài tác dụng long đờm, tiêu chất nhầy, thuốc còn được chỉ định để điều trị cho các trường hợp sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Ho do cảm
  • Ho gió
  • Đau họng

Liều dùng khuyến cáo 15ml/lần x 3 lần/ngày. Chống chỉ định cho trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, người có tỳ vị hư hàn, đối tượng quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

4. Thuốc long đờm, bổ phế, trừ ho Bảo Thanh

Siro long đờm trị ho Bảo Thanh do Dược Phẩm Hoa Linh sản xuất. Thuốc có tác dụng bổ phế, làm loãng đờm và cải thiện các chứng ho như ho gió, ho khan, ho có nhiều đờm đặc, ho do cảm lạnh hoặc do bị dị ứng thời tiết. Ngoài ra, các trường hợp bị viêm họng hạt, khan tiếng, viêm phế quản có hiện tượng tăng tiết đàm nhầy gây khó chịu cũng có thể sử dụng.

Thuốc được chỉ định cho người lớn. Phụ nữ có thai trên 3 tháng và những trường hợp đang cho con bú đều có thể dùng được. Liều lượng điều trị là 15ml/lần x 3 lần uống mỗi ngày.

Trên đây là 9 loại thuốc long đờm cho người lớn được sử dụng phổ biến trên thị trường. Việc sử dụng loại nào phù hợp để trị ho tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi là bị gì? Xử lý ra sao? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi liên quan đến rất nhiều vấn đề, từ cách sử dụng thuốc…

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tỏi có an toàn, hiệu quả? Bố mẹ hãy tham khảo

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng tỏi là mẹo dân gian được người xưa áp dụng phổ biến. Nhưng…

9 loại cây trị ho hiệu quả và dễ kiếm quanh nhà

Trong dân gian ghi nhận nhiều loại cây trị ho hiệu quả như cây tía tô, cây dành dành, cây…

Cách trị ho bằng lá hẹ tại nhà giúp khỏi bệnh nhanh chóng

Có nhiều cách để trị ho bằng lá hẹ ngay tại nhà. Đây là mẹo dân gian giúp giảm hiệu…

Bệnh ho là gì? Các loại thường gặp, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh ho là gì? Ho là một bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp dễ gặp ở…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua