Các Loại Bệnh Ho Thường Gặp và Cách Phân Biệt, Xử Lý

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ho là một trong những dấu hiệu bệnh lý cho thấy sức khỏe người bệnh đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, tùy theo từng triệu chứng cụ thể mới có thể nhận biết được loại bệnh ho mà người bệnh đang gặp phải. Vậy có các loại bệnh ho nào? Cách phân biệt và xử lý ra sao? 

Phân biệt các loại bệnh ho thường gặp hiện nay

Ho là cơ chế phản xạ tự nhiên của hệ thống hô hấp nhằm đẩy không khí, tống dị vật ra bên ngoài để bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Các loại bệnh ho
Có rất nhiều loại bệnh ho xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau từ đơn giản đến phức tạp

Có một số loại bệnh ho thường gặp nhất hiện nay gồm: 

1. Ho cấp tính

Cơn ho cấp tính là tình trạng ho đột ngột do tiếp xúc với các chất dị ứng gây kích thích hoặc do hít phải khói bụi.

Ngoài ra, một số trường hợp ho cấp cũng có thể do mắc các bệnh lý gồm:

  • Bệnh viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang, viêm phổi, nhiễm khuẩn, tràn dịch màng phổi hoặc hen suyễn;
  • Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu ứ máu trong phổi gây bệnh phù phổi, phù tim hoặc có tiền sử gây các bệnh huyết áp, tim mạch…;

Đặc tính của cơn ho cấp là xuất hiện đột ngột, có thể điều trị khỏi dưới 3 tuần. Nếu chủ quan không điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển thành mãn tính rất khó trị. 

2. Ho mãn tính

Ho mãn tính là tình trạng ho dai dẳng, tái đi tái lại thường xuyên và kéo dài trên 2 tháng. Hầu hết các trường hợp ho mãn tính đều được phát triển từ ho cấp tính, có mức độ nghiêm trọng và khó có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn vì bệnh rất dễ tái phát. 

3. Ho khan kéo dài 

Ho khan kéo dài (hay còn gọi là ho gió) là tình trạng ho liên tục nhưng lại không khạc ra đờm.  Lương y Tuấn cho rằng, tình trạng ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như viêm xoang, viêm thanh quản, viêm xương chũm mạn tính…

Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm cao, cảm cúm… hoặc ung thư phế quản đối với những người hút thuốc lá, thuốc lào trên 10 năm. 

Các loại bệnh ho
Ho khan kéo dài là tình trạng ho liên tục không kiểm soát được nhưng không kèm theo đờm dịch nhầy phổ biến ở trẻ nhỏ

Một số nguyên nhân khác gồm:

  • Các bệnh tổ chức kẽ của phổi như phù phổi bán cấp, xơ phổi, ung thư phổi, tràn dịch mạn tính màng phổi hoặc lao kê;
  • Nhiễm một số chất độc gây kích thích trực tiếp đến cơ chế hệ miễn dịch dị ứng (hen suyễn);
  • Rối loạn tinh thần, không có tổn thương trên đường hô hấp;
  • Do tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc coversyl dùng trong điều trị tăng huyết áp;

=> ĐỌC THÊM: Ho có đờm vàng là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị HIỆU QUẢ NHẤT hiện nay

4. Ho có đờm

Ho có đờm là những cơn ho kéo dài và khạc ra đờm, chất nhầy. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như cảm giác khó thở, nghẹt thở, mệt lả người…. Đa số các trường hợp ho có đờm là do viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc viêm phế quản mạn tính… 

Những người hút thuốc lá, thuốc lào thâm niên cũng có thể gây ra hiện tượng ho này. Tính chất cơn ho có thể thay đổi, ho vang, khạc ra nhiều đờm kèm theo bội nhiễm có thể là dấu hiệu của ung thư thực quản, phế quản, khí quản, ung thư họng – thanh quản… 

5. Ho dị ứng

Ho dị ứng là tình trạng ho đột ngột khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, lông động vật… Các tác nhân này gây kích ứng niêm mạc họng, kích thích gây cơn ho để tống các dị vật này ra khỏi đường hô hấp.

Theo lương y Tuấn, dạng bệnh ho này không nguy hiểm và có thể khắc phục phòng ngừa được. 

6. Ho lâu ngày

Đây là những cơn ho dai dẳng, kéo dài trên 3 tuần và không dứt. Ban đầu, tình trạng này có thể xảy ra do các tác nhân dị ứng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác. 

7. Ho sổ mũi

Đây là một trong các loại bệnh ho phổ biến xảy ra ở đường hô hấp trên, nhất là ở những người đang mắc bệnh cảm cúm. Cơn ho kéo dài kèm theo sổ mũi, chảy nước mũi không dứt khiến người bệnh bị suy giảm sức khỏe và suy giảm thể chất, khả năng sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Các loại bệnh ho
Ho sổ mũi kéo dài có thể là dấu hiệu của cảm cúm, nhiễm vi khuẩn đường hô hấp khiến người bệnh mệt mỏi, suy giảm sức khỏe

8. Ho gà

Ho gà là một trong các loại bệnh ho khá phổ biến xảy ra do nhiễm vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ với các đặc điểm như ho kéo dài, chia làm từng đợt liên tiếp nhau khó kiểm soát. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng như ho dữ dội, khó thở, đau tức ngực khi ho, khi thở có tiếng rít dài… 

9. Ho lưỡng thanh

Ho lưỡng thanh hay còn được gọi là hai âm. Cơn ho này đan xen giữa hai âm trầm và cao kèm theo đau rát cổ họng. Lương y Tuấn cho hay, phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh này là do sự tổn thương dây thần kinh quặt ngược. 

10. Ho khàn tiếng, mất giọng

Đây là tình trạng dây thanh quản bị tổn thương do ho quá nhiều dẫn đến khàn tiếng, mất giọng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra dạng bệnh ho này là do hạt xơ thanh quản, viêm thanh quản… 

11. Ho nhiều về đêm đến sáng

Những cơn ho dai dẳng vào ban đêm và lúc sáng sớm thường xảy ra do dịch nhầy, đờm tích tụ quá mức trong cổ họng, gây kích thích cơ thể phát sinh phản xạ ho. Có rất nhiều bệnh lý gây ra hiện tượng này như viêm xoang, viêm mũi, trào ngược dạ dày thực quản… 

12. Ho ra máu

Ho ra máu là tình trạng ho nhiều, khi khạc ra thấy máu tươi hoặc máu lẫn trong dịch nhầy. Có nhiều mức độ ho ra máu từ nhẹ đến nặng, có thể xảy ra đột ngột trong khi người bệnh vẫn đang khỏe hoặc sau khi hoạt động mạnh, dấu hiệu của viêm phổi cấp, mạn tính, ung thư phổi… 

Các loại bệnh ho
Ho ra máu tươi hoặc lẫn máu trong dịch nhầy là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm phổi cấp, ung thư phổi…

Theo lương y Tuấn, có đến 90% trường hợp bị ho ra máu là do bệnh lao đang phát triển. Các triệu chứng nhận biết ho lao như: ho dai dẳng, kéo dài, sốt nhẹ, sụt cân đột ngột, lẫn đờm chất nhầy trong máu… Một số thủ thuật hoặc xét nghiệm như nội soi phế quản, thanh quản, phẫu thuật mũi, cắt amidan, sinh thiết hơi thở… cũng có thể gây ho ra máu. 

Nguyên nhân gây ho

Lương y Tuấn cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ho, điển hình như:

Các loại bệnh ho
Viêm phế quản, các bệnh về phổi, hen suyễn… là những căn bệnh đặc trưng với tình trạng ho dai dẳng, kéo dài
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Các trường hợp nhiễm khuẩn, virus tại đường hô hấp trên thường gây ra ho dai dẳng, ho khan hoặc ho có đờm. Hầu hết các trường hợp này có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày chăm sóc điều trị. 
  • Các bệnh về phổi: Một số bệnh lý về phổi như bụi phổi, viêm phổi, lao phổi, áp xe phổi… đều là nguyên nhân dẫn đến ho. 
  • Viêm phế quản: Bệnh xảy ra do sự tổn thương của các tế bào tại đây và gây ra những đợt ho tiếp, dữ dội và khó kiểm soát, kèm theo đó là tình trạng hụt hơi, thở khò khè và có nhiều dịch đờm. 
  • Hen suyễn: Bệnh lý này xảy ra do khí quản bị viêm nhiễm, dẫn đến phù nề và tiết ra nhiều dịch nhầy gây cản trở quá trình lưu thông không khí vào phổi. 
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Tình trạng tắc nghẽn phổi gây cản trở quá trình lưu thông không khí, dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các tế bào, gây khó thở. Lúc này, cơ thể sẽ kích thích tạo ra cơn ho để làm làm thông thoáng, giảm tắc nghẽn đường thở, giúp duy trì hệ hô hấp hoạt động ổn định trở lại. 
  • Bệnh giãn phế quản: Lớp niêm mạc phế quản bị nhiễm trùng khiến phế quản giãn nở bất thường và sản sinh quá mức dịch nhầy, chất đờm, từ đó gây ra ho. 
  • Do dị ứng: Cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, nước hoa hoặc các tác nhân từ môi trường như hóa chất, bụi bẩn, khói thuốc lá… gây kích ứng tại khu vực niêm mạc mũi – họng, kích thích phản xạ ho để tống dị vật ra khỏi đường thở.

Trên đây là những thông tin về các loại bệnh ho thường gặp hiện nay. Nếu nghi ngờ bản thân bị ho nghiêm trọng, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị kịp thời. 

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Ho có ăn thịt gà được không? Ho Có Ăn Thịt Gà Được Không? Thông Tin Cần Biết

Ho có ăn thịt gà được không là thắc mắc của không ít người. Vì trong không biết có đúng…

Bị ho gà có tự hết không, bao lâu thì khỏi?

Ho gà là bệnh hô hấp phổ biến do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh ho…

Thuốc ho Prospan có mấy loại, giá bao nhiêu, có tốt không?

Thuốc ho Prospan được bào chế dưới dạng siro có tác dụng trị ho, làm loãng đờm và giảm đau…

Siro Ho Cảm Ích Nhi – Đối tượng sử dụng, giá bán & cách dùng

Siro ho Cảm Ích Nhi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Nam Dược. Sản phẩm…

Không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt trị ho Cách bấm huyệt trị ho hiệu quả – DỨT NGAY CƠN HO khó chịu

Bấm huyệt trị ho được xem là một giải pháp hiệu quả giúp hạn chế cơn ho tức thời, khá…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua