Bệnh viêm thanh quản

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm thanh quản là một trong những vấn đề xảy ra tại đường hô hấp trên. Nguyên nhân có liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là do virus tấn công gây viêm nhiễm. Bệnh nhân gặp phải các triệu chứng khó chịu, kéo dài vài ngày hoặc có thể tái phát gây biến chứng nguy hại sức khỏe.

Tổng quan

Thanh quản có vai trò quan trọng đối với hệ hô hấp. Cơ quan này đảm nhận nhiệm vụ nuốt, thở và nói, giúp người bệnh phát ra âm thanh khi giao tiếp, la hét hoặc thì thầm. Bệnh viêm thanh quản là một trong những vấn đề viêm nhiễm tại đường hô hấp trên mà nhiều người đang gặp phải.

Bệnh viêm thanh quản
Bệnh viêm thanh quản là một trong các vấn đề hô hấp nhiều người đang gặp phải

Viêm thanh quản liên quan đến tình trạng cảm lạnh khi virus xâm nhập vào đường hô hấp. Người bệnh gặp phải các triệu chứng bất thường kéo dài trong 5-7 ngày hoặc hơn. Để điều trị, bệnh nhân cần sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phân loại

Viêm thanh quản được phân thành 2 dạng dựa vào mức độ tiến triển của bệnh. Bao gồm:

  • Viêm thanh quản cấp tính: Bệnh xuất hiện sau đó thuyên giảm, được đánh giá là vấn đề xuất khỏe tạm thời.
  • Viêm thanh quản mãn tính: Triệu chứng kéo dài do hệ hô hấp tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng trong thời gian dài. Nếu không điều trị, bệnh có thể để lại nhiều ảnh hưởng cho hệ hô hấp và sức khỏe.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân gây viêm thanh quản đa dạng. Theo đó bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Tùy vào độ tuổi, tình trạng thể chất của mỗi người. Đối với người trưởng thành, nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố như công việc, lối sống, viêm nhiễm do khí độc, khó thuốc lá,...

Đối với trường hợp trẻ nhỏ, viêm thanh quản có thể bắt nguồn từ bệnh viêm mũi họng không được điều trị, thói la hét, hát hoặc nói nhiều làm dây thanh quản bị phù nề. Một số trường hợp trẻ em mắc bệnh do bị nhiễm cúm khiến viêm thanh quản.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm thanh quản

Ngoài ra, dựa trên tình trạng viêm nhiễm cấp và mãn tính, người ta còn nhận diện các yêu tố rủi ro gây viêm thanh quản kể đến như:

  • Viêm thanh quản cấp do virus, nhiễm khuẩn, viêm đường hô hấp, do gắng sức nói quá nhiều, la to, hét lớn, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá.
  • Viêm thanh quản mãn tính do người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây hại trong thời gian dài. Chẳng hạn hóa chất độc hại, do trào ngược dạ dày, do viêm mũi xoang, thói quen hút thuốc lá, nói quá nhiều, sử dụng thuốc hít,...

Triệu chứng và chẩn đoán

Triệu chứng viêm thanh quản:

Bệnh viêm thanh quản gây ra các triệu chứng bất thường. Cụ thể:

  • Người bệnh bị ho, đau họng dai dẳng.
  • Khàn giọng, mất giọng, nói không thành tiếng.
  • Thường xuyên phải hắng giọng lấy hơi.
  • Một số trường hợp bị sốt nhẹ kèm theo.

Thông thường các triệu chứng viêm thanh quản xuất hiện một cách đột ngột. Nếu không kiểm soát, tình trạng viêm nhiễm có chiều hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Viêm nhiễm cấp tính chuyển thành mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị.

Trường hợp viêm thanh quản có liên quan đến các bệnh đường hô hấp khác, người bệnh còn kèm theo các triệu chứng của các bệnh lý này. Chẳng hạn:

  • Chảy nước mũi
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau nhức đầu
  • Đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt, thức ăn.

Trường hợp viêm thanh quản ở trẻ em, trẻ thường bị khàn tiếng, thở rít, ho phát ra âm thanh ong ong. Tình trạng thường nặng hơn vào ban đêm, ho khiến trẻ khó thở, kèm sốt cao trên 39 độ, chảy nước dãi, thở phát ra tiếng rít to.

Triệu chứng
Đến gặp bác sĩ khi phát hiện triệu chứng kéo dài dai dẳng

Chẩn đoán bệnh viêm thanh quản:

Khám lâm sàng:

  • Kiểm tra và đánh giá độ thông thoáng đường thở, đo thân nhiệt của người bệnh.
  • Đánh giá hiện tượng mất nước của cơ thể người bệnh.
  • Kiểm tra vùng tai-mũi-họng và vùng đầu của bệnh nhân.
  • Khám hạch ở cổ, kiểm tra chỉ số tim mạch, phổi, khám bụng và da.

Khám cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm kháng nguyên
  • Lấy bệnh phẩm vùng hầu họng, thanh quản
  • Phương pháp phết tế bào máu ngoại vi
  • Nuôi cấy vi khuẩn lậu
  • Kiểm tra độ nhạy điểm đơn sắc
  • Chụp X quang, CT vùng cổ

Sau khi thu được chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ chỉ định phương án điều trị cho người bệnh.

Biến chứng và tiên lượng

Đối với người trưởng thành mắc viêm thanh quản thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu nhận thấy các triệu chứng kéo dài bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị. Nhất là tình trạng ho, khàn tiếng kéo dài.

Trường hợp trẻ em bị viêm thanh quản thường có diễn biến phức tạp hơn. Đặc biệt là khi bé bị sốt cao kèm theo, cần được bác sĩ theo dõi và điều trị khi cần thiết. Trường hợp trẻ bệnh viêm thanh quản nặng nề không được kiểm soát có thể gây ra các biến chứng như:

  • Hẹp đường thở
  • Viêm phế quản phổi
  • Suy hô hấp
  • Liệt dây thanh âm
  • Ung thư vòm họng
  • Và nhiều biến chứng khác

Không nên chủ quan khi mắc viêm thanh quản. Người bệnh cần sớm thăm khám bác sĩ nếu phát hiện các biểu hiện bất thường kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm.

Xem thêm: Viêm thanh quản ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Điều trị

Để điều trị bệnh viêm thanh quản, người bệnh được khuyến khích hạn chế nói giúp dây thanh quản có thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho phù hợp hơn. Trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc các biện pháp chuyên môn khác.

Điều trị
Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị cho bệnh nhân

Dưới đây là các cách can thiệp thường được áp dụng:

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc Corticoid: Thuốc kháng viêm có công dụng kiểm soát viêm nhiễm, sưng tấy hầu họng.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ định cho đối tượng viêm thanh quản do vi khuẩn gây ra.
  • Thuốc giảm đau: Loại được dùng phổ biến là Acetaminophen, Ibuprofen. Công dụng giảm đau, giảm triệu chứng viêm nhiễm.
  • Thuốc xịt họng thanh quản: Có tác dụng tại chỗ, hỗ trợ điều trị viêm thanh quản.

Người bệnh sử dụng thuốc theo hướng dẫn, tránh lạm dụng để phòng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.

Chăm sóc tại nhà

  • Chủ động bổ sung nước cho cơ thể, không dùng thức uống chứa cồn, chất kích thích, nên bổ sung nước lọc hoặc nước ép trái cây tươi.
  • Dùng nước súc miệng sát khuẩn, làm sạch khoang miệng, hầu họng.
  • Có thể sử dụng thêm thuốc ngậm theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hạn chế nói to, cười lớn, dành thời gian để thanh quản được nghỉ ngơi.
  • Sử dụng thêm máy tạo độ ẩm tại nhà để tránh làm khô hầu họng, hạn chế đến những nơi có không khí ô nhiễm, khói bụi, hanh khô.

Phòng ngừa

Viêm thanh quản là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp hiện nay. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải chứng bệnh này. Nếu chủ quan, để bệnh kéo dài không chữa trị có thể gây ra nhiều hệ lụy cho đời sống và sức khỏe.

Phòng bệnh
Đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, chăm sóc bảo vệ cơ thể phòng ngừa viêm thanh quản

Do đó, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện các biểu hiện bất thường dai dẳng không thuyên giảm. Đồng thời nên chủ động phòng tránh bệnh theo một số lưu ý như:

  • Điều chỉnh thói quen ăn uống cho phù hợp, hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống chứa cồn, hạn uống nước đá, nước ngọt đóng chai, thức uống chứa cafein và các chất kích thích khác.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên ăn hoa quả tươi, rau củ. Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn quá béo, ngọt hoặc quá mặn.
  • Bổ sung nước cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng giọng nói liên tục, nói quá nhiều, hoặc la hét ảnh hưởng đến chức năng của dây thanh quản.
  • Hạn chế đến nơi có môi trường ô nhiễm, nguồn nước bẩn, không khí nhiều bụi, hóa chất độc hại. Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh đường hô hấp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, thăm khám sớm nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Viêm thanh quản có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và có các điều chỉnh, xử lý phù hợp. Tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan, bệnh diễn biến nặng gây ra các biến chứng không mong muốn. Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ sớm nếu triệu chứng không thuyên giảm, chủ động điều trị phòng ngừa các rủi ro ảnh hưởng đời sống và sức khỏe.

Những câu hỏi quan trọng khi gặp bác sĩ

1. Viêm thanh quản cấp tính có điều trị dứt điểm được không?

2. Bệnh viêm thanh quản nên kiêng gì để mau khỏi?

3. Uống thuốc gì khi bị bệnh viêm thanh quản?

4. Viêm thanh quản không dùng thuốc có được không?

5. Bệnh viêm thanh quản có lây không?

6. Viêm thanh quản cấp và mãn tính ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

7. Viêm thanh quản có phải là dấu hiệu cảnh báo Covid-19?

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh Lao Thanh Quản
Lao thanh quản là dạng lao ngoài phổi thứ phát thường xảy ra sau khi điều trị lao phổi hoặc lao hạch bạch huyết. Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là…
Bệnh Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một trong những dạng ung…
Mất Thính Lực (điếc tai)
Mất thính lực hay điếc tai có thể xảy ra…
Bệnh Viêm Màng Nhĩ Bọng Nước
Viêm màng nhĩ bọng nước là một dạng nhiễm trùng…
Bệnh Rubella

Rubella là bệnh truyền nhiễm gây sốt phát ban lành tính do virus RuV gây ra, rất dễ lây từ…

Bệnh Zona Tai

Zona tai là một dạng tổn thương thần kinh do virus herpes zoster gây ra. Bệnh khởi phát từ nhiễm…

Bệnh Bạch Hầu Thanh Quản

Bạch hầu thanh quản có thể xảy ra do nhiễm vi khuẩn bạch hầu tại thanh quản hoặc thông qua…

Bệnh ho Bệnh Ho

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng ho quá nhiều có thể là dấu hiệu của cảm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

[ads_sidebar]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua