Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ho khan kéo dài gây đau rát cổ họng, gây khó khăn cho việc nói, nuốt thức ăn… Tình trạng này kéo dài còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Những điều cần biết về tình trạng ho khan kéo dài

Ho khan là tình trạng ho kéo dài, không khạc ra đờm, thường liên quan đến bệnh lý. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp nuốt đờm, không muốn khạc hoặc không biết khạc đờm. 

Ho khan kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý
Ho khan kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Tình trạng này thường xuất phát từ những nguyên nhân như:

  • Đường hô hấp bị kích thích vì hít phải khói bụi, chất gây dị ứng hoặc hóa chất;
  • Tác dụng phụ của thuốc đặc biệt là thuốc hạ huyết áp;
  • Nhiễm lạnh, nhiễm virus, cảm cúm…; 
  • Do bệnh lý gây ra như suy tim, viêm tai, trào ngược dạ dày thực quản, hen phế quản…;

=> ĐỌC NGAY: Ho nhiều về đêm có đờm – Nguyên nhân và cách trị

Ho khan kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?

Trường hợp ho khan kéo dài trên 2 tuần rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau: 

Ho khan là dấu hiệu bệnh gì?
Ho khan có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp như như viêm phế quản, viêm họng…

1. Viêm phế quản

Nguyên nhân gây viêm phế quản là do các kích thích bên ngoài như ô nhiễm không khí, khí độc, bụi, hút thuốc lá, nhiễm virus. Đây là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc ống phế quản khá nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. 

Triệu chứng:

  • Ho kéo dài
  • Ho có lẫn máu hoặc chất nhầy
  • Người mệt mỏi, khó thở
  • Tức ngực, sốt.

2. Viêm họng

Viêm họng là tình trạng tổn thương ở niêm mạc họng làm cổ họng bị kích thích, trầy xước, gây khó khăn khi nuốt hoặc nói chuyện. Các tác nhân gây viêm họng như nhiễm virus, vi khuẩn, nấm, không khí hanh khô, chấn thương hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm…

Triệu chứng:

  • Tăng nhiệt độ dẫn đến sốt nhiệt
  • Ho khan, đau họng, vòm họng ngứa rát
  • Khó nuốt, ăn mất ngon
  • Đau đầu, nhức mỏi cơ thể
  • Buồn nôn, nôn, hắt xì nhiều

=> XEM NGAY: Viêm họng có lây không? Giải đáp từ bác sĩ

3. Viêm phổi

Viêm phổi là tình trạng nhiễm khuẩn và viêm ở ống phế nang, tiểu phế quản, các tổ chức kẽ, túi phế nang. Tổn thương viêm có khả năng lây nhiễm trong không khí, qua những cơ quan lân cận, đường máu hoặc hít phải chất dịch.

Nguyên nhân gây bệnh như nhiễm trùng, virus, ký sinh trùng, nấm hoặc biến chứng của các bệnh viêm phế quản, hen phế quản, bệnh sởi, cúm, ho gà, viêm xoang, viêm amidan…

Triệu chứng:

  • Ho khan kéo dài sau chuyển thành ho có đờm có thể có màu gỉ sắt
  • Rét run khoảng 30 phút, sốt cao từ 39 – 40 độ, mặt đỏ, mạch nhanh
  • Khó thở người toát mồ hôi môi tím tái
  • Đau ngực ở vùng phổi bị tổn thương
  • Nôn mửa, chướng bụng

4. Tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD)

Đây là một dạng rối loạn dẫn đến tắc nghẽn đường dẫn khí trong phổi do liên quan đến tình trạng viêm bất thường. Nguyên nhân gây bệnh thường là do hút thuốc lá, bụi và hóa chất nghề nghiệp hoặc do môi trường ô nhiễm.

Triệu chứng

  • Ho khan, ho khạc đờm kéo dài, số lượng đờm nhỏ dính sau nhiều đợt ho.
  • Khó thở dai dẳng, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như chạy lên cầu thang, mang xách đồ nặng. 
  • Đau ngực, thở khò khè, da xanh, mệt mỏi.

5. Hen phế quản

Hen phế quản là một dạng viêm phế quản mãn tính gây sưng phù, sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus cúm, virus hợp bào hô hấp, nấm, di truyền, thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết, nhiễm trùng đường hô hấp…

Ho khan về đêm hoặc sáng sớm là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen suyễn
Ho khan về đêm hoặc sáng sớm là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen suyễn

Triệu chứng:

  • Ho kéo dài đặc biệt là sáng sớm và ban đêm
  • Thở khò khè, nhịp thở lúc nhanh lúc chậm
  • Co nặng ngực, khó nói, khó thở
  • Khó thở từng cơn, khi gần hết, ho tăng dần, khạc đờm trắng, dính quánh
  • Nếu bội nhiễm thì đờm nhầy, có mủ màu vàng hoặc xanh

6. Ung thư phổi

Ung thư phổi là loại ung thư ác tính nguyên phát bắt nguồn từ lớp da trên niêm mạc của phế quản. Bệnh liên quan đến các nguyên nhân như hút thuốc, tiếp xúc với các chất phóng xạ như radium, thạch tín, crom niken, urani hoặc các bệnh mãn tính ở phổi hoặc do di truyền…

Triệu chứng:

  • Ho khan, kéo dài dai dẳng 
  • Sốt nhẹ
  • Đau ngực
  • Đờm có máu

7. Ho lao

Nếu tình trạng ho trên 3 tuần nhưng không liên quan đến các bệnh viêm phế quản, giãn phế quản, viêm phổi hoặc ung thư phổi. Đồng thời, dù đã sử dụng kháng sinh nhưng tình trạng ho vẫn không giảm có thể là do ho lao. Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, có thể phát tán ra ngoài khi người mắc lao ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói… 

Triệu chứng:

  • Ho kéo dài hơn 3 tuần có thể là ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu
  • Đau ngực, tức ngực thỉnh thoảng kèm theo khó thở
  • Người mệt mỏi, dễ đổ mồ hôi trộm về đêm
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều, người gầy sút chán ăn

8. Ho gà

Ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ sơ sinh. Bệnh do vi khuẩn ho gà Bordetella pertussis gây ra. Thời gian ủ bệnh thường từ 7 – 10 ngày, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt của người nhiễm bệnh khi nói chuyện hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp của người bệnh.

Ho gà là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Ho gà là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng:

  • Khởi đầu là sốt nhẹ hoặc không sốt
  • Ho càng ngày càng nặng, kéo dài 1 – 2 tháng hoặc lâu hơn
  • Ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau cơn ho có lúc ngừng thở, tím tái
  • Thở rít, nôn sau cơn ho, đầu tiên là nôn thức ăn sau đó đến nước dãi
  • Kết thúc cơn ho, trẻ thường bơ phờ, thở gấp, mình đẫm mồ hôi

=> ĐỪNG BỎ QUA: Bị ho gà có tự hết không, bao lâu thì khỏi? – Chuyên gia giải đáp

9. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày như acid, dịch mật, pepsin lẫn thức ăn trào ngược lên thực quản gây tổn thương ở hầu, cổ họng, thực quản. Bệnh Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây các biến chứng khó lường như viêm loét, barrett thực quản, hẹp ống thực quản, ung thư thực quản… 

Triệu chứng:

  • Ho khan về đêm do tư thế nằm dễ gây trào ngược dịch vị dạ dày
  • Khó nuốt, trớ, ợ nóng, ợ chua
  • Đau tức ngực, đắng miệng, nước bọt tiết nhiều
  • Nóng rát vùng ngực

Làm gì khi bị ho khan kéo dài?

Nếu tình trạng ho khan dưới 3 ngày mà không kèm theo sốt hoặc đờm thì không cần lo lắng. Nếu tình trạng này kéo dài, cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Chăm sóc sức khỏe tích cực

Khi tình trạng ho kéo dài, cách tốt nhất để giảm ho là phải có biện pháp chăm sóc cơ thể phù hợp. Cụ thể:

  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết hanh khô, trời chuyển lạnh nhất là mùa mưa hoặc mùa đông
  • Tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi phấn, khói bụi, phấn hoa, lông động vật, mùi hóa chất…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường rèn luyện thân thể để nâng cao hệ miễn dịch
  • Không sử dụng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng ho khan kéo dài, nghi ngờ mắc phải các triệu chứng của những bệnh đã được đề cập hoặc có các triệu chứng dưới đây thì nên nhanh chóng thăm khám sĩ.

Các triệu chứng cần điều trị ngay lập tức là:

  • Ho khan kéo dài, chóng mặt, thay đổi giọng nói
  • Nhiệt độ cơ thể tăng quá cao
  • Đau tức ngực khi thở ra hoặc hít vào
  • Khó thở, đánh trống ngực
  • Đi tiểu thường xuyên

Cách điều trị ho khan kéo dài tại nhà

Có thể chữa ho khan tại nhà bằng các cách sau:

Gừng tươi
Gừng tươi thường được sử dụng để hỗ trợ trị ho khan kéo dài
  • Xông hơi: Lấy 1 nắm lá bạc hà rửa sạch, đun sôi 5 – 10 phút rồi dùng khăn to trùm kín đầu để xông hơi. Cần giữ nhiệt độ ở mức phù hợp tránh nhiệt độ quá nóng gây bỏng.
  • Gừng: Lấy 1 củ gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng nhai nuốt trực tiếp vài lát gừng sau khi lên cơn ho hoặc dùng gừng tươi hãm với nước nóng, thêm chút mật ong nuốt từ từ từng ngụm.
  • Rau má: Lấy 20g rau máu, 16g vỏ rễ dâu tằm, 14g lá tre, 10g lá chanh, 10g cam thảo, 6g quả dành dành sắc với 500ml nước, thấy còn 200ml thì chắt lấy nước, uống mỗi ngày. 
  • Tỏi: Lấy 1 củ tỏi, bóc vỏ, thái thành lát mỏng, đắp lên lòng bàn chân đã rửa sạch, dùng gạc y tế quấn chặt để qua đêm, rửa sạch bằng nước ấm.

Tóm lại ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi xuất phát từ nhiều nguyên nhân đồng thời cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý như viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi… Khi tình trạng ho khan kéo dài nhiều ngày hoặc có kèm theo nhiều triệu chứng khác thì nên nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm

Chia sẻ:
Các loại bệnh ho Các Loại Bệnh Ho Thường Gặp và Cách Phân Biệt, Xử Lý

Ho là một trong những dấu hiệu bệnh lý cho thấy sức khỏe người bệnh đang gặp vấn đề. Tuy…

Kháng sinh trị ho chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ Thuốc kháng sinh trị ho – Khi nào nên dùng và có các loại nào?

Dùng thuốc kháng sinh trị ho là một trong những biện pháp trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, theo khuyến…

Ích phế Nam – Giải pháp vàng chữa bệnh ho cho bé

Bệnh ho ở trẻ nhỏ thường diễn biến phức tạp, dai dẳng và khó chữa dứt điểm hơn người lớn.…

Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi là bị gì? Xử lý ra sao? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Ho lâu ngày uống kháng sinh không khỏi liên quan đến rất nhiều vấn đề, từ cách sử dụng thuốc…

Cách vỗ rung long đờm cho trẻ Cách Vỗ Rung Long Đờm Cho Trẻ Và Lưu Ý Khi Thực Hiện

Cách vỗ rung long đờm cho trẻ là kỹ thuật có khả năng làm giảm ho cho trẻ bị long…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua