Ho có đờm đặc, lâu ngày làm sao điều trị?
Ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi là tình trạng sức khỏe khá nguy hiểm. Bệnh nhân có thể khó thở, tắc thở, thậm chí tử vong do đờm tích tụ quá nhiều trong đường hô hấp.
Ho có đờm đặc lâu ngày là triệu chứng của bệnh gì?
Theo các chuyên gia khoa Tai – Mũi – Họng cho biết, ho được xem là một trong những phản xạ tự nhiên của cơ thể, nhằm nhằm tống xuất dị vật, chất bẩn như bụi hoặc các tác nhân xâm nhập vào đường hô hấp.
Khác với ho thông thường, ho có đờm xảy ra khi đường thở có chất xuất tiết quyện lẫn với tạp chất. Lúc này, ho là cách giúp đẩy chất đờm, dịch tiết và dị vật, làm sạch phổi và thông thoáng đường thở.
=> ĐỌC THÊM: Ho Có Đờm Khó Thở Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục
Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến triệu chứng ho có đờm đặc như:
1. Bệnh cấp tính
Thông thường, ho có đờm đặc thường gặp nhiều ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Một số bệnh cấp tính có thể gây ra tình trạng này như:
- Viêm họng mũi cấp
- Viêm amidan
- Cảm lạnh
- Viêm thanh khí quản cấp
- Viêm xoang cấp
2. Viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp dưới có thể gây ho kèm theo đờm kéo dài. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển từ cấp sang mạn tính. Thời gian phát bệnh thường kéo dài từng đợt hoặc liên tiếp trong thời gian dài. Thời gian ho kéo dài ít nhất là 90 ngày trong 1 năm hoặc 2 năm liên tiếp.
3. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm đặc lâu ngày. Bệnh thường xuất hiện ở những người sống hoặc làm việc trong môi trường độc hại. Hoặc phổ biến nhất là những người hút thuốc lá lâu năm.
Bệnh lý này và bệnh hen suyễn có triệu chứng nhận biết thường khá giống nhau. Do đó, khi thấy những biểu hiện bệnh đầu tiên, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bằng phương pháp phù hợp.
4. Bệnh giãn phế quản
Bệnh giãn phế quản. một trong những biến chứng của bệnh viêm phế quản cấp và mạn tính.
Bênh nhân mắc bệnh này thường ho nhiều và xuất tiết nhiều vào ban đêm. Giãn phế quản nếu không phát hiện và chạy chữa sớm có thể lan rộng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe phổi
- Mủ màng phổi
- Mủ phế quản
- Khí phế thũng
- Xơ phổi
5. Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi gây ho có đờm đặc kéo dài. Đờm do bệnh này gây ra thường có màu như sữa hoặc nước vo gạo, có thể kèm theo máu tươi hoặc không. Ngoài biểu hiện này, người bệnh có thể còn gặp phải các triệu chứng khác như:
- Đau ngực, đôi khi khó thở
- Cơ thể mệt mọi lúc mọi nơi
- Thường xuyên đổ mồ hôi trộm về đêm
- Hay bị ớn lạnh và sốt nhẹ về chiều
- Cơ thể gầy sút, chán ăn
=> ĐỪNG BỎ QUA: Ho có đờm vàng là bị bệnh gì? Phương pháp điều trị HIỆU QUẢ NHẤT hiện nay
Điều trị ho có đờm đặc kéo dài
Dưới đây là các biện pháp chữa ho có đờm đặc kéo dài:
1. Dùng thuốc Tây
- Terpin hydrat: Thuốc có tác dụng làm loãng dịch nhầy phế quản, giúp long đờm. Chỉ định dùng trong khoảng 3 – 5 ngày.
- Acetylcystein: Thuốc có tác dụng làm giảm ho, đồng thời giúp làm loãng đờm để đẩy dịch tiết ra ngoài dễ dàng hơn.
- Bromhexin hydroclorid: Loại thuốc này có tác dụng điều hòa đường hô hấp và giúp làm tiêu đờm. Thời gian sử dụng không kéo dài quá 8 – 10 ngày để tránh tác dụng phụ.
Chú ý dùng thuốc đúng cách, liều lượng để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
2. Mẹo dân gian chữa ho có đờm đặc
Người bị ho có đờm đặc lâu ngày cũng có thể kết hợp các mẹo dân gian sau để cải thiện tình trạng ho.
- Húng chanh: Húng chanh có mùi thơm và tính ấm, vị hơi chua, cay, không chứa độc. Có tác dụng giải cảm, lợi phế, trừ đờm, giải độc và làm thông hơi.
- Gừng: Là một trong những vị thuốc Đông y được lựa chọn để điều trị ho có đờm đặc kéo dài. Nhờ tính ấm, vị cay và khả năng chống viêm, sát khuẩn, gừng giúp tiêu đờm và cải thiện tình trạng ho.
- Mật ong: Mật ong có tính bình và vị ngọt, có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, giúp làm tiêu đờm và giảm ngứa rát ở cổ họng. Đồng thời, mật ong còn có đặc tính sát trùng, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch cơ thể.
=> ĐỌC NGAY: 6 cách chữa bệnh ho gió tại nhà hiệu quả, an toàn nhất [ĐỪNG BỎ QUA]
Phòng ngừa ho có đờm đặc tái phát
- Nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày nâng cao sức đề kháng.
- Nên tập hít thở sâu đều đặn hàng ngày.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường, không khí ô nhiễm bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Tốt nhất nên ăn những loại thực phẩm có tính chất chống viêm như việt quất, rau xanh,…
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa chất kích thích hoặc đồ ăn chế biến sẵn
- Không uống rượu bia, nước ngọt có gas,… đồng thời nên tránh hút thuốc lá
Ho có đờm đặc kéo dài luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên lơ là, chủ quan trong việc điều trị. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh chuyển nặng và gây biến chứng là bệnh nhân nên điều trị đúng theo hướng dẫn bác sĩ chỉ định.
Có thể bạn quan tâm
- Ho khan là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng với các mẹo đơn giản
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!