Cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng với mẹo đơn giản

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ho ngứa cổ họng là một tình trạng thường gặp do thời tiết thay đổi thường xuyên ở nước ta. Thay vì vội vàng sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể thử áp dụng các mẹo cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng an toàn nhanh chóng đồng thời hạn chế các tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc.

Cơn ho ngứa cổ họng
Cơn ho ngứa cổ họng có thể được cải thiện bởi nhiều cách

Nguyên nhân gây ho ngứa cổ họng

Ho ngứa cổ họng là tình trạng có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi kể cả trẻ nhỏ lẫn người già. Thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là:

  • Do thường xuyên sử dụng giọng nói: Những người thường phải dùng đến giọng nói nhiều như ca sĩ, MC, giáo viên… là những người dễ bị ho do vùng họng thường xuyên bị kích thích. Với trường hợp này, cần điều chỉnh lại thời gian sử dụng giọng nói và xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
  • Do thường xuyên tiếp xúc với không khí hanh khô: Người làm việc trong môi trường lạnh, hay ngồi phòng kín, điều hòa, khói bụi, hóa chất dễ gặp các vấn đề về hô hấp do phổi phải trải qua điều kiện thời tiết hanh khô, khí hậu nóng lạnh thay đổi đột ngột.
  • Do thói quen sống không tốt: Ăn uống không khoa học, dùng nhiều đồ ăn kích thích cổ họng, thức ăn cay nóng hoặc lạnh quá mức; thường hút thuốc lá, uống rượu bia cũng dễ gây ho và ngứa cổ họng.
  • Do mắc bệnh lý: Thường là viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang, nhiễm virus cảm cúm, trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi dị ứng…
  • Nguyên nhân khác: Dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm, mất nước…

Mẹo cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng

Thực tế, có nhiều mẹo cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng nhanh chóng giảm bớt cảm giác ngứa rát, khó chịu ở vùng cổ họng. Có thể kể đến như:

1. Súc họng bằng nước muối

Muối có khả năng diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn gây ho, giảm ngứa họng, xoa dịu tình trạng ngứa rát khó chịu ở cổ họng. Súc miệng bằng nước muối là phương pháp giảm ho đơn giản, hiệu quả ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và hạn chế nhiễm trùng. 

Cách thực hiện: 

  • Mua một lọ nước muối sinh lý 0,9% hoặc pha nước muối loãng theo tỷ lệ 0.9g muối 100ml nước. 
  • Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày đặc biệt là khi ho, sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy trong 30 giây, súc lại bằng nước lọc.
  • Thực hiện liên tục nhiều ngày sẽ giúp giảm ngứa rát cổ họng và hạn chế ho hiệu quả. 

2. Gãi tai giảm ngứa cổ họng

Có thể nói, đây là một biện pháp khá mới lạ và nghe có vẻ không mấy khả thi. Tuy nhiên, gãi tay lại là một trong những phương pháp cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng nhanh chóng. Việc gãi tai nhằm kích thích các dây thần kinh ở tai từ đó tạo nên một cơn co thắt ở cổ họng, làm giảm ho và ngứa cổ họng nhanh chóng. 

Gãi tai là một trong những mẹo cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng thường được áp dụng
Gãi tai là một trong những mẹo cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng thường được áp dụng

3. Thoa dầu nóng

Nếu tình trạng ho và ngứa cổ họng do nhiễm lạnh thì có thể áp dụng mẹo thoa dầu nóng vào lòng bàn chân, cổ họng để giảm ho. Nhằm thu được hiệu quả tốt, việc thoa dầu nóng cần kết hợp với nghỉ ngơi thư giãn, xoa bóp bàn chân 15 phút trước khi đi ngủ để cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ chữa ho, đau đầu, hạ đường huyết. 

Cách thực hiện:

  • Thoa dầu nóng ở lòng bàn chân và cổ họng, nhẹ nhàng massage chân, có thể mang vớ giữ ấm chân khi trời lạnh
  • Chỉ áp dụng cho trường hợp ho, ngứa cổ do nhiễm lạnh, không áp dụng cho người mắc viêm phổi, ho lao, ho lâu ngày không khỏi. 
  • Không áp dụng với trẻ dưới 1 tuổi dù bị ho do bất cứ nguyên nhân nào.

4. Bấm huyệt cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng

Một trong những mẹo cắt đứt cơn ho, giảm ngứa cổ họng do nhiễm lạnh là bấm huyệt. Muốn bấm huyệt cần kết hợp các phương pháp tác động chính xác vào huyệt đạo có liên quan để kích thích và phục hồi chức năng tạng phủ. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1:  Trước khi đi ngủ, thoa dầu gan bàn chân sau đó dán một miếng Salonpas vào huyệt dũng tuyền, mang tất vào để giữ ấm chân khi đi ngủ. Thực hiện 3 – 5 ngày sẽ thấy triệu chứng ho ngứa rát cổ cải thiện. Chỉ áp dụng với trường hợp ho do nhiễm lạnh, không áp dụng cho trẻ nhỏ kể cả trường hợp chắc chắn bé ho do nhiễm lạnh.
  • Cách 2: Bấm huyệt xích trạch (duỗi khuỷu tay ra, huyệt nằm ở chính giữa khớp xương và khuỷu tay) bằng cách duỗi tay trái ra, 4 ngón tay của tay phải ôm lấy khuỷu tay trái, đặt ngón cái tay phải lên huyệt xích trạch, dùng lực day ấm trong 1 phút đến khi huyệt nóng lên. 

Mẹo cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng bằng thảo dược

Ngoài áp dụng các phương pháp trên, bạn có thể cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng bằng các thảo dược có tác dụng giảm ngứa họng, giảm ho tại nhà. Thường sử dụng là:

1. Tỏi sống

Tỏi không chỉ là gia vị thường được sử dụng để tăng mùi vị cho các món ăn thường ngày mà còn là một vị thuốc trong Đông y. Tỏi vị hăng, tính ấm có tác dụng làm ấm cơ thể, đào thải độc tố, kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ho hiệu quả.

Tỏi có tác dụng giảm ho, làm sạch cổ họng hiệu quả
Tỏi có tác dụng giảm ho, làm sạch cổ họng hiệu quả

 Theo nghiên cứu khoa học, tỏi còn chứa nhiều hoạt chất như allicin, ajoene, diallyl sulfide có tác dụng giảm đau rát cổ họng, nâng cao sức đề kháng, có tác dụng như một chất kháng viêm tự nhiên. 

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Lấy vài tép tỏi, đập dập, bóc vỏ, ngậm trong 5 -10 phút sẽ giúp làm dịu cổ họng, cắt đứt cơn ho ngứa cổ.
  • Cách 2: Lấy 1 cốc sữa nóng, tỏi đập dập cho vào sữa, chờ đến khi còn hơi ấm, nước tỏi hòa lẫn với sữa thì uống từ từng từng ngụm để làm sạch vùng họng. 
  • Cách 3: Lấy 1 củ tỏi, bóc vỏ, thái lát mỏng, đắp lên lòng bàn chân, dùng gạc y tế quấn chặt để qua đêm. Rửa sạch bằng nước ấm vào sáng hôm sau.

2. Mật ong

Mật ong chứa nhiều vitamin và dưỡng chất giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch, giảm ngứa cổ họng hiệu quả. Sử dụng mật ong kết hợp với chanh là một trong những biện pháp giúp giảm ho thường được dân gian áp dụng. 

Cách thực hiện:

  • Lấy một ít mật ong pha với một cốc nước ấm
  • Vắt thêm một ít chanh để làm co chất nhầy trong cổ họng, cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng kịp thời. 

3. Gừng tươi

Gừng vị cay, tính ấm, được sử dụng để giảm ho, ngứa rát cổ do cảm lạnh, cảm cúm. Không áp dụng cho trường hợp cảm mạo, cảm do trúng nắng, phong nhiệt, âm hư nội nhiệt sinh ho.

Gừng hỗ trợ cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng
Gừng còn được gọi là khương có tác dụng hỗ trợ cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Lấy 60g gừng già tươi, rửa sạch, giã nhuyễn đun với 500ml nước
  • Sau 30 phút thì tắt bếp, lọc bỏ bã lấy nước
  • Thêm ít mật ong vào khuấy đều 
  • Uống 2 lần/ngày, mỗi lần 50ml đều đặn vào hai buổi sáng tối.

4. Cam thảo

Trong Đông y, cam thảo vị ngọt, tính bình, có tác dụng ích khí, giải độc, hóa đàm, nhuận phế, hỗ trợ điều trị co thắt cơ trơn và giảm ho hiệu quả. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng trà cam thảo để giúp long đờm, giảm dịch nhầy trong đường hô hấp, hạn chế co thắt cơ trơn, làm dịu và ấm cổ họng nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 4 – 20g bột cam thảo pha với nước ấm
  • Có thể thêm ít chanh để gia tăng tác dụng
  • Uống 2 lần/ngày cho đến khi cổ họng hết đau rát

Các biện pháp hỗ trợ giảm cơn ho ngứa cổ họng 

Ngoài việc sử dụng các mẹo và bài thuốc chữa ho ngứa rát cổ họng, người bệnh cũng cần tiến hành chăm sóc cơ thể để giảm và phòng tránh tình trạng ho tái phát. Các biện pháp chăm sóc cơ thể bao gồm: 

  • Uống nhiều nước ấm, tắm bằng nước ấm
  • Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ họng, ngực, bàn tay bàn chân vào mùa lạnh.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường bị ô nhiễm
  • Nhiệt độ điều hòa trong nhà nên ở mức 25 – 27 độ C, không nên tăng quá cao hoặc quá thấp.
  • Trước khi đi ngủ, nên ngâm chân với nước muối pha loãng, rửa sạch, lau khô và đi tất chân để giữ ấm cho bàn chân. 
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya, làm việc quá độ
  • Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, quá nóng hoặc quá lạnh để tránh kích thích cổ họng gây ho. 
  • Rèn luyện thân thể bằng những bài tập phù hợp, nên dành 30 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội…

Khi nào nên thăm khám bác sĩ?

Trên thực tế, khi bị ho, ngứa rát cổ họng, bạn có thể tự chăm sóc bằng cách áp dụng các biện pháp mà chúng tôi đã đề cập.

Nếu bị ho kéo dài nhất là trẻ nhỏ thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ
Nếu bị ho kéo dài đặc biệt là trẻ nhỏ thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ

Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc có các triệu chứng dưới đây thì nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được điều trị:

  • Ho ngứa cổ trên 4 tuần
  • Khó thở, thở khò khè
  • Phát ban
  • Sưng mặt, đau họng nghiêm trọng
  • Khó nuốt, ngực sau khi ho
  • Khó nuốt
  • Ho ra máu

Ho ngứa cổ họng là tình trạng thường gặp, trước khi sử dụng kháng sinh để điều trị, bạn có thể áp dụng các mẹo giảm ho, làm dịu cổ họng tại nhà an toàn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng khác thì không nên chủ quan mà cần nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Có nên dùng thuốc tây để chữa ho có đờm? Lời khuyên từ bác sĩ
Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh ho có đờm được đánh giá là giải pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên trước những biến chứng khôn lường từ việc…
Tỏi có tác dụng giảm ho, làm sạch cổ họng hiệu quả Cắt đứt cơn ho ngứa cổ họng với mẹo đơn giản

Ho ngứa cổ họng là một tình trạng thường gặp do thời tiết thay đổi thường xuyên ở nước ta.…

Ho ra máu – Lao, Ung thư hay bị bệnh gì?

Ho ra máu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như giãn phế quản,…

Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và cần lưu ý những gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Bé bị ho sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý ở đường hô hấp như…

Cách dùng rau diếp cá trị ho đơn giản HIỆU QUẢ NHANH

Rau diếp cá vừa là thực phẩm vừa là thảo dược lành tính có công dụng chữa nhiều bệnh, trong…

7 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi (có đờm, sổ mũi) CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Phụ huynh có thể áp dụng 8 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi dưới đây để giúp con…

Chia sẻ
Bỏ qua