Ung thư bàng quang nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Khi bị ung thư bàng quang, người bệnh cần được chăm sóc bằng một chế độ ăn uống hợp lý để chống lại bệnh tật tốt hơn và kéo dài sự sống. Chính vì vậy, việc hiểu rõ ung thư bàng quang nên ăn gì và kiêng gì có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại ung thư của mỗi bệnh nhân.

Chế độ ăn uống cho người bị ung thư bàng quang

Bệnh ung thư bàng quang ảnh hưởng đến cơ quan chứa nước tiểu được đào thải ra từ thận. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định một cách chính xác nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng sự xuất hiện của các tế bào ác tính trong bài quang có liên quan đến nhiều yếu tố như hút thuốc lá, thường xuyên tiếp xúc với tia bức xạ hay hóa chất, nhiễm ký sinh trùng…

Căn bệnh này không chỉ gây ra nhiều thay đổi bất thường trong hoạt động tiểu tiện mà còn khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, cơ thể gầy sút. Chính vì vậy, chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang cần phải đặc biệt được chú trọng. Người bệnh cần có một thực đơn ăn uống hợp lý để nâng cao sức khỏe và có khả năng chống đỡ tốt hơn với bệnh tật.

Ung thư bàng quang nên ăn gì
Ung thư bàng quang nên cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để bồi bổ sức khỏe và kéo dài thời gian sống

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cần lưu ý:

  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có khả năng ức chế sự phát triển của khối u vào trong thực đơn.
  • Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo không có dư lượng chất bảo vệ thực vật hay hóa chất bảo quản độc hại.
  • Ăn nhiều bữa trong ngày để giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cứ khoảng 2 – 3 tiếng, bệnh nhân có thể ăn một bữa với lượng thức ăn nhỏ.
  • Thay đổi thực đơn thường xuyên để kích thích vị giác của bệnh nhân, mang đến cảm giác ăn uống ngon miệng hơn cho người bệnh.

Ung thư bàng quang nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Bệnh nhân bị ung thư bàng quang nên ăn các thực phẩm dưới đây để cải thiện sức khỏe và ức chế sự phát triển của khối u:

Các thực phẩm giàu vitamin E phòng chống ung thư bàng quang

Một số nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin E có thể giúp giảm thiểu được đến 42% nguy cơ mắc ung thư bị ung thư bàng quang. Đặc tính chống oxy hóa tự nhiên của loại vitamin này chính là vũ khí để chống lại sự phân chia tế bào của khối u ác tính trong bàng quang.

Các thực phẩm dồi dào vitamin E nhất bao gồm:

  • Ngũ cốc
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt vừng, óc chó, hạt lanh, hướng dương…
  • Dầu ô liu
  • Bí đỏ
  • Măng tây
  • Súp lơ xanh

Các sản phẩm từ trà xanh

Uống nước trà xanh hay sử dụng các sản phẩm từ trà xanh đều có lợi cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Giàu EGCG, nhóm thực phẩm này có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp loại bỏ các gốc tự do có hại, làm chậm quá trình di căn.

Ngoài ra, nước trà xanh còn có tác dụng lợi tiểu tự nhiên. Tính chất này giúp người bệnh có thể cải thiện được tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt hay bí tiểu.

Để tận dụng được những lợi ích tuyệt vời của trà xanh trong cuộc chiến chống lại ung thư bàng quang, mỗi ngày người bệnh nên duy trì uống từ 2 – 3 tách trà xanh. Kết hợp sử dụng các sản phẩm khác, chẳng hạn như bánh trà xanh để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Sữa chua tốt cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang

Sữa chua cũng nằm trong danh sách các câu trả lời cho thắc mắc bị ung thư bàng quang nên ăn gì. Thực phẩm này cung cấp một lượng lớn vi khuẩn lactobacillus không chỉ có lợi cho tiêu hóa mà còn đặc biệt hữu ích trong việc phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh ung thư bàng quang gây ra cho bệnh nhân.

Ung thư bàng quang nên ăn sữa chua
Sữa chua giúp kích thích tiêu hóa, mang đến cảm giác ăn uống ngon miệng hơn cho người bị ung thư bàng quang

Một số bằng chứng cũng cho thấy thường xuyên sử dụng sữa chua và các thực phẩm lên men tự nhiên khác cũng giúp một cá nhân có thể giảm đến 38% nguy cơ mắc ung thư bàng quang so với những đối tượng không ăn.

Thực phẩm chứa nhiều folate

Chẳng hạn như:

  • Hạt ngô
  • Bông cải 
  • Cà chua
  • Dứa
  • Chuối
  • Gan…

Theo một nghiên cứu tại Mỹ được công bố vào năm 2003, việc thiếu hụt folate có thể khiến một cá nhân có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao gấp 3 lần. Chất này có tác dụng bảo vệ ADN của các tế bào khỏe mạnh, ngăn chặn không cho chúng biến đổi thành ác tính.

Bông cải xanh ức chế sự phát triển của khối u 

Giàu chất chống oxy hóa, bông cải xanh là một trong những sự lựa chọn tốt nhất cho thực đơn của bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Thực phẩm này giúp tiêu diệt các gốc tự do, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh, làm chậm quá trình lan rộng của ung thư.

Đặc biệt, thành phần glucosinolate được tìm thấy trong thực phẩm này còn giúp ức chế sự phát triển của khối u ác tính trong bàng quang. Thường xuyên ăn bông cải xanh còn bổ sung cho người bệnh nguồn chất xơ dồi dào giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng, làm tăng bị giác, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Củ tỏi

Tỏi chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc bị ung thư bàng quang nên ăn gì. Sở dĩ thực phẩm này được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của bệnh nhân là nhờ chứa nhiều allicin. Đây là một chất có tác dụng kháng sinh mạnh. Nó giúp ức chế vi khuẩn E.coli và các tác nhân tổn hại đến bàng quang.

Có nhiều cách sử dụng tỏi tốt cho người bệnh như:

  • Ăn trực tiếp 2 – 3 tép tỏi tươi mỗi ngày
  • Giã nát tỏi làm nước chấm
  • Dùng tỏi tẩm ướp hay chế biến món ăn

Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như dâu tây, nho, dưa hấu, nam việt quất… đều chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa. Chúng giúp làm suy yếu hoạt động của các gốc tự do, qua đó làm chậm sự phát triển của khối u ác tính trong bàng quang. 

Ngoài ra, nhóm trái cây này cũng cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Điều này giúp người bệnh bớt mệt mỏi và đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh.

Ung thư bàng quang nên ăn gì? – Lá tầm gửi

Khi xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày, bệnh nhân bị ung thư bàng quang không nên bỏ qua lá tầm gửi. Thực phẩm này đã được khoa học công nhận là mang lại nhiều tác dụng hữu ích trong việc ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của các tế bào ác tính ở bàng quang. 

Ung thư bàng quang nên ăn lá tầm gửi
Lá tầm gửi giúp ức chế sự phát triển của khối u ác tính trong bàng quang

Lý do được đưa ra là bởi trong lá tầm gửi chứa nhiều hoạt chất lectin. Khi được cơ thể hấp thu, chất này sẽ phát huy tác dụng bằng cách tạo ra lớp màng bảo vệ các tế bào khỏe mạnh trong bàng quang trước tác hại của khối u ác tính và gốc tự do gây ung thư.

Bị ung thư bàng quang nên kiêng gì?

Nhiều loại thực phẩm có thể làm tăng nặng các triệu chứng của ung thư bàng quang hoặc thúc đẩy bệnh phát triển nghiêm trọng hơn. Người bệnh nên hạn chế các thức ăn dưới đây:

Thịt đỏ: Thịt bò, thịt trâu, thịt cừu, thịt dê, thịt đà điểu… Sử dụng nhóm thực phẩm này chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiều căn bệnh ung thư nguy hiểm. Chúng cũng thúc đẩy sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong bàng quang. Vì vậy, người bệnh nên cắt giảm lượng thịt đỏ dung nạp trong bữa ăn.

Thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn

Bao gồm:

  • Thịt cá hay rau củ quả đóng hộp
  • Hamburger
  • Thịt xông khói
  •  Thịt nguội
  •  Xúc xích,…

Chúng không chỉ có giá trị dinh dưỡng nghèo nàn mà còn chứa các chất bảo quản, chất điều vị có hại cho sức khỏe người bệnh.

Đồ uống có cồn

Lạm dụng bia rượu và các thức uống có cồn khác chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư bàng quang và nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe. Ngoài ra, sử dụng bia rượu trong thời gian điều trị cũng có thể gây tương tác, làm giảm hiệu quả của thuốc chống ung thư. Chính vì vậy, người bệnh nên tuyệt đối tránh xa các thức uống này. 

Một số loại thủy hải sản

  • Lươn
  • Trạch
  • Trai
  • Ốc

Những động vật này sống dưới bùn nên mang nhiều ký sinh trùng và chứa hàm lượng chì cao nên không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Ngoài ra, khi ăn các loại cá, người bệnh cũng nên tránh ăn đầu.

Bị ung thư bàng quang nên kiêng ăn đồ ngọt

Tất cả những thứ có vị ngọt, chẳng hạn như nước ngọt, đường, sữa hay bánh kẹo… đều có thể thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tế bào ung thư ở bàng quang. Khi có nhu cầu uống sữa hay sử dụng các sản phẩm khác, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm không chứa đường để giữ ổn định bệnh.

Cam, quýt

Những loại trái cây này bình thường rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang. 

 Thực phẩm muối mặn không tốt cho người bị ung thư bàng quang

Nhiều cuộc thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra, các thực phẩm muối mặn như dưa cải muối chua, cà muối, thịt ngâm hay cá muối… đều có thể gây nguy cơ ung thư bàng quang cao nếu thường xuyên sử dụng chúng trong thời gian dài.

Bị ung thư bàng quang nên kiêng gì
Các món ăn chứa nhiều muối không tốt cho người bị ung thư bàng quang

Các món nướng

Trong quá trình nướng ở nhiệt độ cao, thực phẩm có thể sản sinh ra chất formol – một tác nhân gây ung thư phổ biến. Người mắc bệnh ung thư bàng quang không nên ăn các món nướng nếu không muốn bệnh tình phát triển ngày càng nghiêm trọng.

Cà phê

Đây cũng là nhóm thức uống không có lợi cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang. Ngoài cà phê, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các thức uống khác chứa nhiều caffein.

Món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư bàng quang

Những thực phẩm có lợi ở trên khi được chế biến đúng cách sẽ tạo ra các món ăn có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh, ức chế sự phát triển của ung thư bàng quang.

Món ăn số 1: Cá diếc nướng tỏi

  • Nguyên liệu: 1 con cá diếc, 3-4 tép tỏi
  • Cách chế biến: Cá diếc giữ nguyên vảy, rửa với muối cho sạch nhớt rồi mổ bỏ nội tạng. Tỏi lột vỏ, đập dập, nhét vào trong bụng cá. Gói cá trong tờ giấy trắng sạch rồi rưới nước vào cho ướt. Đem nướng bằng cám trấu cho chín. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 con, ăn hết cả thịt cá và tỏi.

Món ăn số 2: Gà hầm đậu đỏ

  • Nguyên liệu: 100g đậu đỏ hạt nhỏ, gà mái 1 con trọng lượng khoảng nửa kg, gia vị đủ dùng..
  • Cách chế biến: Gà nhúng nước sôi làm sạch lông, mổ bụng lấy bỏ nội tạng. Đậu đỏ sau khi rửa sạch thì nhét vào trong bụng gà. Bỏ vào nồi, đổ lượng nước vừa phải hầm cho đến khi cả gà và đậu chín mềm. Nêm nếm các loại gia vị và dọn ăn 1 – 2 lần cho hết. Lưu ý không ăn đầu gà.

Món ăn số 3: Thận dê nấu với đảng sâm, hoàng kỳ và khiếm thực

  • Nguyên liệu: 1 cái thận dê, 15 gram đảng sâm, 15 gram hoàng kỳ và 15 gram khiếm thực
  • Cách chế biến: Thận dê rửa sạch, bổ đôi, loại bỏ màng rồi thái miếng mỏng. Đem thận đã sơ chế nấu chung với các vị thuốc bắc. Sau khoảng 30 phút, thêm vào ít gừng xắt sợi, rượu vang, hành và một ít muối. Đun sôi trở lại rồi tắt bếp, dọn ra ăn thận khi còn ấm, uống cả nước.

Món ăn số 4: Cháo thỏ ty tử

  • Nguyên liệu: Gạo tẻ 100 gram, thỏ ty tử 60 gram, đường trắng 50 gram
  • Cách chế biến: Gạo vo sạch. Thỏ ty tử sắc kỹ lấy nước dùng để nấu với gạo thành cháo. Khi cháo chín cho thêm đường trắng vào là có thể ăn được. Món ăn này giúp bồi bổ cơ thể, tăng năng lượng, cường tráng ôn hòa.

Món ăn số 5: Cá chép nấu mướp

  • Nguyên liệu: 1 con cá chép có trọng lượng khoảng 1kg, 100 gram mướp, 25 gram hành trắng
  • Cách chế biến: Mướp gọt vỏ, thái mỏng. Hành trắng đập dập. Cá chép đem đánh vảy, mổ bỏ nội tạng rồi rửa sạch. Bỏ cá vào nồi , đổ lượng nước vừa đủ nấu chung với mướp và hành cho chín. Nêm thêm các loại gia vị cho vừa miệng là có thể ăn được.

Nhìn chung, chế độ ăn uống của người bệnh sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng đối tượng, giai đoạn bệnh, sở thích ăn uống cũng như thể trạng của bệnh nhân. Điều quan trọng là bản thân người bệnh cũng như thân nhân cần nắm được ung thư bàng quang nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng được một thực đơn hợp lý, có lợi cho quá trình điều trị bệnh cũng như phục hồi sức khỏe.

Chia sẻ:
Các giai đoạn ung thư bàng quang và thông tin cần biết
Các giai đoạn của ung thư bàng quang thường có những triệu chứng, mức độ ảnh hưởng và cách điều trị khác nhau. Càng được phát hiện ở giai đoạn…
Ung thư bàng quang nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Khi bị ung thư bàng quang, người bệnh cần được chăm sóc bằng một chế độ ăn uống hợp lý…

Viêm bàng quang ở trẻ em Viêm bàng quang ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Bệnh viêm bàng quang ở trẻ em không hiếm gặp, bởi nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề…

bàng quang tăng hoạt Bàng quang tăng hoạt: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bàng quang tăng hoạt có liên quan đến các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm... Tình trạng…

U bàng quang: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Bệnh u bàng quang thường khiến người bệnh bị tiểu tiện ra máu và nhiều dấu hiệu bất thường khác.…

U bàng quang lành tính là gì? Thông tin cần biết

U bàng quang lành tính phát triển do sự tăng sinh bất thường của các tế bào trong bàng quang…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua