Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh tràn dịch khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt. Phổ biến nhất là tình trạng sưng đau kéo dài làm hạn chế vận động, gây teo cơ và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Bị bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?

Trong khớp gối luôn chứa một lượng chất dịch nhất định có tác dụng nuôi dưỡng sụn khớp, bôi trơn và làm giảm lượng ma sát giữa các khớp. Khi lượng dịch khớp này tăng lên một cách bất thường sẽ gây ra hiện tượng tràn dịch khớp gối.

Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như chấn thương, các bệnh lý về khớp, nhiễm khuẩn… Ngoài ra các yếu tố như tuổi tác, thừa cân, chơi thể thao… cùng làm cho bệnh dễ xuất hiện hơn. 

Bị bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh

Ở mức độ nhẹ, bệnh tràn dịch khớp gối không nguy hiểm và có thể được điều trị dễ dàng bằng các phương pháp nội khoa. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không có biến pháp khắc phục từ sớm, tình trạng tràn dịch khớp sẽ ngày càng tiến triển nặng nề hơn gây tổn thương nặng nề cho khớp và dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. 

Tìm hiểu chi tiết: Bệnh tràn dịch khớp gối là gì? Những thông tin cần biết

Các biến chứng của bệnh tràn dịch khớp gối

Như đã đề cập ở trên, bệnh tràn dịch khớp gối không được điều trị tốt có thể tiềm ẩn nhiều tác hại và biến chứng nguy hiểm như:

  • Sưng và đau khớp nghiêm trọng: Dịch tích tụ quá mức trong khớp gối gây áp lực, dẫn đến sưng và đau khớp nghiêm trọng kéo dài. Cơn đau xuất hiện cả ngày lẫn đêm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc lẫn chất lượng giấc ngủ của người bệnh.
  • Hạn chế vận động: Sự tích tụ dịch sưng chỉ gây sưng đau và còn khiến cho khớp bị cứng. Từ đó làm hạn chế phạm vi chuyển động của khớp gối, giảm khả năng co duỗi và di chuyển.
  • Viêm khớp: Tràn dịch khớp kéo dài có thể kích thích phản ứng viêm, gây đau nhức và sưng nề, làm tổn thương mô khớp.
biến chứng của bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không
Bệnh tràn dịch khớp gối có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt
  • Nhiễm trùng (viêm khớp nhiễm khuẩn): Trong một số trường hợp, dịch tích tụ lâu ngày có thể bị nhiễm khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, đòi hỏi phải điều trị y tế khẩn cấp.
  • Tổn thương sụn khớp: Sự tích tụ dịch kéo dài và áp lực lên khớp gối có thể gây tổn thương cho sụn khớp, dẫn đến đau khớp, hạn chế vận động, thậm chí hư hỏng khớp.
  • Thoái hóa khớp: Trong thời gian dài, sự tổn thương liên tục của khớp do tràn dịch có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối, một tình trạng mãn tính gây đau đớn và hạn chế vận động.
  • Teo cơ, liệt chi: Khớp gối bị tổn thương, sưng đau dẫn đến ít vận động, làm cho việc lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến teo cơ, tàn phế suốt đời.

7 Cách phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của tràn dịch khớp gối

Để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tràn dịch khớp gối, có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Chăm sóc khớp gối đúng cách: Tránh hoạt động quá sức hoặc lặp lại các động tác gây áp lực lên khớp gối. Dùng các phương pháp hỗ trợ như băng quấn hoặc nẹp khớp gối khi cần thiết để giảm áp lực lên khớp.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì để giảm áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp gối.
  • Tập luyện thường xuyên: Tập thể dục đều đặn với các bài tập như bơi lội, đi bộ, hoặc đạp xe để tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt của cơ bắp xung quanh khớp gối, giúp giảm áp lực lên khớp.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn: Nếu bạn đã được kê đơn thuốc điều trị tràn dịch khớp gối, hãy tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình mà bác sĩ đề xuất.
cách giảm mức độ nguy hiểm của bệnh tràn dịch khớp gối
Người bị tràn dịch khớp gối nên tái khám thường xuyên và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
  • Vận động cẩn thận: Hạn chế các hoạt động mạnh làm tăng nặng cơn đau khớp gối. Chẳng hạn như nhảy cao, chạy trên các bề mặt gồ ghề, mang vác đồ nặng…
  • Chữa trị kịp thời: Khi gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến khớp gối, bạn nên thăm bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng tiến triển nặng gây tràn dịch khớp nghiêm trọng hơn.
  • Thăm khám định kỳ: Đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi kết quả và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần thiết. Việc tái khám thường xuyên cũng giúp bạn sớm phát hiện và xử lý biến chứng bệnh nếu có, tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Hy vọng thông qua lời giải đáp bài viết vừa đưa ra cho thắc mắc bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không, bạn sẽ có những nhận thức đúng đắn hơn về căn bệnh này. Để hạn chế tối đa các biến chứng, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp thăm khám và điều trị ngay khi thấy dấu hiệu nghi ngờ.

THÔNG TIN LIÊN QUAN

Ngày đăng 11:12 - 16/03/2024 - Cập nhật lúc: 08:23 - 18/03/2024
Chia sẻ:
tràn dịch khớp gối ở trẻ em Tràn dịch khớp gối ở trẻ em và cách điều trị
Bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ em nếu không sớm phát hiện và điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực…
Tràn dịch khớp cổ tay: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Tràn dịch khớp cổ tay gây ra cơn đau nhức nhối, khiến người bệnh khó vận động bàn tay, gây…

Người bệnh tràn dịch khớp gối nên kiêng những gì?

Người bệnh tràn dịch khớp gối nên kiêng ăn đồ béo, thực phẩm chứa nhiều omega 6, cà phê... Ngoài…

Bệnh tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn dịch khớp gối khiến bệnh nhân bị sưng, đau và gặp không ít hạn chế trong vận động cũng…

Siêu âm tràn dịch khớp gối ở bệnh viện nào chính xác nhất

Kết quả siêu âm tràn dịch khớp gối có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.…

Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn được đánh giá khá hiệu quả với trường hợp có nguyên nhân từ bệnh lý Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn có hiệu quả?

Chữa tràn dịch khớp gối bằng diện chẩn đang trở thành một phương pháp được nhiều người quan tâm và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua